Siêu máy bay của Hải quân Mỹ suýt bị “hạ gục” bởi… một con chim
Có biệt danh “Ngày tận thế” ( Doomsday), thế nhưng chiếc siêu máy bay E-6B Mercury của Hải quân Mỹ suýt bị “hạ gục” khi động cơ bị phá hủy do… hút phải một con chim.
Chiếc phi cơ E-6B Mercury đã buộc phải hạ cánh sau khi một con chim bị hút vào đường nạp khí cho động cơ và phá hủy nó. Được biết, E-6B Mercury được thiết kế để hoạt động như một trạm liên lạc trong chiến tranh hạt nhân, đảm bảo rằng Tổng thống Mỹ có thể gửi lệnh cho bộ ba hạt nhân, bao gồm cả các lệnh phóng.
E-6B Mercury trên đường cất/hạ cánh.
Tuy vụ việc xảy ra từ đầu tháng 10 tại Trạm Không quân Hải quân Patuxent River ở Virginia thế nhưng đến nay thông tin này mới được tiết lộ.
Theo Navy Times, chiếc E-6B Mercury thực hiện nhiệm vụ liên lạc trên không và đang hạ cánh thì 1 trong 4 động cơ của nó “nuốt chửng” một con chim và bị phá hủy. Chiếc siêu máy bay cùng toàn bộ phi hành đoàn sau đó đã hạ cánh khẩn cấp an toàn xuống trạm không quân.
Video đang HOT
Vụ “tai nạn” này được xếp loại là sự cố mức A, mà Hải quân Mỹ định nghĩa là một sự cố gây thiệt hại từ 2 triệu đô la trở lên hoặc một chiếc máy bay bị phá hủy. Nó cũng được định nghĩa là một sự cố liên quan đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Trong trường hợp này, tai nạn được xếp loại ở mức A do do chi phí sửa chữa và chi phí cho động cơ thay thế.
Mẫu E-6B Mercury được chỉ định là trạm liên lạc trong Hệ thống kiểm soát phóng trên không, hỗ trợ lực lượng hạt nhân của Mỹ trên toàn cầu. Dựa trên mẫu máy bay dân dụng Boeing 707, E-6B được thiết kế để phục vụ như một kênh liên lạc dự phòng giữa Bộ Chỉ huy tối cao (Tổng thống Mỹ hoặc người kế nhiệm) và máy bay ném bom của lực lượng Không quân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa hạt nhân chiến lược từ các tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Siêu máy bay E-6B Mercury của Mỹ.
Biệt danh của E-6B là TACAMO, có nhiệm vụ tối quan trọng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, chiếc E-6B Mercury sẽ cất cánh và bay vòng vòng, các anten trên máy bay sẽ phát một loạt sóng tần số thấp trong phạm vi hàng trăm dặm. Máy bay có thể nhận tín hiệu từ NCA và chuyển tiếp nó tới các lực lượng hạt nhân hay các máy bay chiến đấu.
Khả năng vượt qua các tên hạt nhân của E-6B Mercury đã khiến nó trở thành chiếc máy bay nguy hiểm nhất trên bầu trời, mặc dù không có vũ khí. Chiếc máy bay này thường bay với một phi hành đoàn hỗn hợp gồm 13-18 nhân viên của Hải quân và Không quân.
Hồi tháng 2, một chiếc E-6B khác đã bị hỏng khi va vào nhà chứa máy bay. Vụ tai nạn đó cũng được xếp vào mức A. Còn hồi tháng 3, một chiếc E-6B khác đã phải hạ cánh khẩn cấp sau một vụ hỏa hoạn. Hải quân Mỹ hiện đã bắt đầu đặt nền móng để thay thế mẫu máy bay này bằng một máy bay phản lực mới bắt đầu từ năm 2038.
V.Cường (theo popularmechanics)
Theo cand.com.vn
Máy bay Mỹ thiệt hại 2 triệu USD vì đâm phải chim trời
Máy bay E-6B Mercury được mệnh danh là "ngày tận thế" có thể điều khiển tất cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ để phóng sau khi nhận lệnh từ tổng thống.
Một máy bay "Ngày tận thế" của Hải quân Mỹ đã phải thay một trong 4 động cơ sau khi đâm trúng một con chim hồi đầu tháng này, các quan chức Hải quân Mỹ cho biết.
Máy bay E-6B Mercury, hay còn được gọi là máy bay "ngày tận thế" được bàn giao cho đội kiểm tra và đánh giá có trụ sở tại Maryland. E-6B Mercury được cho là đã hút một con chim vào trong động cơ của nó. Trung tâm An toàn hải quân Mỹ phân sự cố này là tai nạn Loại A, có nghĩa thiệt hại đối với E-6B Mercury ước tính ít nhất 2 triệu USD (hơn 46 tỉ đồng).
Máy bay E-6B Mercury, trung tâm chỉ huy tác chiến hạt nhân trên không của hải quân Mỹ. Ảnh: US AIRFORCE
Sự cố xảy ra vào ngày 2-10, khi E-6B Mercury đang hạ cánh trên đường băng trong lúc diễn tập cất/hạ cánh liên tục. Sau cú va chạm, chiếc E-6B Mercury đã hạ cánh an toàn lúc 15 giờ 12 phút. Không ai trên máy bay bị thương, cũng không rõ loài chim nào đã đụng độ với "ngày tận thế" và để lại hậu quả nặng nề.
"Động cơ đã được thay và máy bay đã hoạt động trở lại", ông Tim Boulay, phát ngôn viên của Đơn vị máy bay thuộc Trung tâm tác chiến không hải quân cho hay.
E-6B Mercury trị giá 141 triệu USD này được biết là máy bay kiểm soát và chỉ huy hạt nhân, đóng vai trò liên lạc quan trọng trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân. E-6B Mercury có bảng điều khiển tất cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ để phóng sau khi nhận lệnh từ tổng thống.
"Trong trường hợp cơ sở dưới mặt đất bị vô hiệu hóa, chúng tôi có thể phát lệnh khai hỏa trực tiếp từ máy bay", tướng Gregory Bowen, Phó giám đốc phụ trách chiến dịch toàn cầu của Bộ Tư lệnh chiến lược (STRATCOM) cho hay.
Theo dữ liệu của Trung tâm an toàn, sự cố ngày 2-10 là một trong năm tai nạn hạng A liên quan đến một cuộc tấn công bởi chim trong thập kỷ qua, bao gồm một chiếc E-6B khác vào năm 2018. Các máy bay khác có liên quan bao gồm một chiếc F-35B, máy bay huấn luyện T-45C Goshawk và máy bay trực thăng tấn công Marine AH-1W.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Mỹ tiết lộ sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân mới nhất, mang 12 tên lửa hành trình Tomahawk USS Oregon được trang bị dàn vũ khí gồm 12 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công chính xác mọi mục tiêu, ở mọi thời điểm. USS Oregon (SSN 793), tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ. Ảnh: defence-blog.com Hải quân Mỹ đã đặt tên cho loại tàu ngầm tấn công mới nhất thuộc lớp Virginia là...