Siêu bão Yagi quần thảo, dân chung cư ở Hà Nội hứng 40 chậu nước một ngày
Siêu bão Yagi đổ bộ gây thiệt hại lớn. Gió mạnh kèm mưa to khiến nhiều gia đình hoang mang, lo sợ, đặc biệt là các hộ ở chung cư tầng cao.
Mưa lớn kéo dài kèm dông lốc đã khiến nhiều hộ chung cư ở Hà Đông ( Hà Nội) lo lắng vì cửa kính rung lắc, nước hắt vào nhà. Các gia đình không cho trẻ nhỏ ngồi gần cửa sổ để đảm bảo an toàn. Nhiều gia đình nghĩ ra các phương án tạm thời để tránh nguy hiểm.
Chị Ngọc Lan sống tại căn góc một chung cư ở Hà Đông nên chịu ảnh hưởng lớn hơn các căn bên cạnh. Từ lúc bắt đầu có gió mạnh, gia đình chị đã dùng bàn, ghế và các đồ dùng có sức nặng để chèn cửa. Chị còn kéo rèm che toàn bộ cửa phòng khách, tránh kính vỡ văng ra nhà.
Nhà chị Lan ở căn góc nên phải chèn cửa từ sớm. Ảnh: NVCC
Nhiều gia đình cũng dùng cách tương tự để ngăn gió gây vỡ, bung cửa. Người dán băng dính giữ cửa, người lo lắng ngồi canh cả ngày, không dám lơ là dù chỉ một phút.
Nhưng nỗi lo này chưa qua, nỗi lo khác đã đến. Mưa lớn, gió mạnh khiến nước hắt vào bên trong nhà, tràn ra sàn, làm hỏng sàn gỗ.
“Từ chiều đến giờ, tôi và mẹ phải thay nhau lau dọn sàn. Mỗi lần lau được cả chậu nước đầy. Nước tràn vào khiến sàn gỗ có dấu hiệu bong tróc”, chị Hoài Thu – cư dân tầng 24 căn hộ chung cư thuộc khu vực An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ.
Mẹ chị Thu ở An Khánh đang lau nhà do nước hắt vào. Ảnh: NVCC
Trưa 7/9, nước bắt đầu hắt vào trong nhà theo hướng cửa kính ban công. Vì vậy, chị Thu và mẹ phải lấy túi quần áo chèn cửa, kéo rèm đề phòng kính vỡ bắ.n vào trong nhà. Cứ 5 phút một lần, nước lại lênh láng, phải lau dọn liên tục.
Tuy nhiên, đây là tình trạng chung của nhiều hộ dân sống ở chung cư.
Từ 9h sáng 7/9, chị Lê Thị Thoa – cư dân ở một khu đô thị thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã trưng dụng tất cả thau chậu, giẻ lau để thấm nước chảy từ các đường cửa sổ vào nhà.
Trong đoạn video chị quay lại có thể thấy rất nhiều giẻ lau được đặt trên bậu cửa sổ. Chị Thoa cho biết: “Từ sáng tới tối, tôi vắt nước mỏi cả tay. Tối ăn cơm cầm đũa không nổi”.
Với những trận mưa bình thường trước đây, nhà chị đã bị ngấm nước qua cửa sổ và các bức tường. Lần này, bão lớn, mức độ ngấm nước nhiều hơn.
“Tường bị nứt và ngấm nước nhiều quá, trông loang lổ, ẩm mốc. Nhìn vào không ai nghĩ là mình đang ở chung cư mới được sử dụng vài năm”, chị Thoa chia sẻ và cho biết thêm, đêm chắc chị không ngủ nổi vì sợ ngủ quên, nước tràn hết ra nhà.
Chị Trịnh Phượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng gặp trường hợp tương tự. Trong ngày 7/9, nhà chị hứng được khoảng 40 chậu nước ngấm vào nhà từ các đường cửa sổ, ban công. Cả gia đình huy động mọi xô chậu, khăn, giẻ và sức người để chống bão.
“Cả nhà gồm có bà, bố, mẹ, con đều được phân công nhiệm vụ. Người phụ trách cửa sổ, người níu cửa kính. Từ sáng tới tối, cả nhà tôi không ngơi tay, chưa bao giờ chống bão vất vả như thế này. Gió rít cửa chính như có ai khoan nhà, cứ ù ù từ sáng”, chị nói.
|
Nhà chị Phượng cùng nhau chống bão. Ảnh: NVCC
Chị Hà ở chung cư Xuân Mai Complex, khu vực Yên Nghĩa (Hà Đông) cũng gặp tình trạng tương tự. Nước không chỉ hắt vào nhà mà hành lang cũng lênh láng, gây nguy hiểm. Chị và các hộ gia đình cùng chung sức lau dọn để đảm bảo an toàn cho cư dân.
|
Hành lang chung cư nhà chị Hà ở khu vực Yên Nghĩa. Ảnh: NVCC
“Cái khó ló cái khôn”
Lau nước từ chiều đến tối khiến gia đình anh Hùng ở chung cư thuộc khu vực Hà Đông mệt mỏi. Lo sợ đêm ngủ, nước sẽ ướt hết sàn gỗ, anh Hùng vào hội nhóm chung cư nhờ mọi người hỗ trợ cách giải quyết. Nhiều người đưa ra giải pháp tạm thời tránh phải lau dọn liên tục.
Anh Hùng xé túi bóng, dùng băng dính dán chặt rồi tạo dòng chảy cho nước xuống chậu, để nước khỏi tràn ra sàn. Cách làm này thực sự có hiệu quả. Rất nhiều hộ gia đình đã làm theo và cảm thấy bớt được phần sức lao động và yên tâm hơn.
Cả ngày 7/9, gia đình anh Nguyễn Ngọc Giá (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng chật vật chống nước tràn vào nhà. Anh tận dụng một vật dụng đặc biệt để “be bờ dồn nước vào hứng”.
Anh Giá cho biết, anh dùng một chiếc túi nilon đặt lên bậu cửa sổ, sau đó lấy đất nặn của các con chèn lên trên túi nilon để bịt kín các khe hở. Ở các phần khác của bậu cửa sổ, anh dùng giẻ để thấm nước, dẫn nước chảy xuống cùng một chỗ với phần túi nilon.
“Cứ 1 tiếng, tôi lại hứng được một chậu nước” – ông bố 2 con chia sẻ.
Hàng xóm của anh Giá là anh Bùi Văn Hiếu cũng sử dụng “công nghệ” chống tràn nước vào nhà khá độc lạ bằng cách tận dụng mọi vật dụng trong nhà.
Giống như anh Giá, chị Nguyễn Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, chị lấy đất nặn của con để dán vào khe hở trên bậu cửa sổ và thấy rất hiệu quả. Trước đó, nhà chị cũng bị nước hắt vào, tràn qua khe cửa, ướt hết sàn.
Cách này được chị chia sẻ cho bạn bè và ai làm cũng thành công. Một số gia đình thấy vậy, đang tính tìm mua đất nặn ở các cửa hàng tạp hóa dưới nhà.
Chị Hằng chia sẻ cách làm hiệu quả. Ảnh: NVCC
Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?
Sau khi đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng, bão Yagi (bão số 3) vẫn duy trì cường độ cấp gió cấp cao, cấp 11 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 16 trong thời gian dài.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 18 giờ ngày 7.9, tâm bão Yagi (bão số 3) nằm trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương. Bão mạnh cấp 11 - cấp 12 (103 - 133 km/giờ), giật cấp 15. Trong 3 giờ tới, bão Yagi di chuyển theo hướng tây, tốc độ khoảng 15 km/giờ, đi sâu vào đất liền khu vực Đông Bắc bộ.
Quảng Ninh tan hoang sau bão Yagi (bão số 3). ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU
Như vậy, sau khi đổ bộ đất liền lúc 13 giờ chiều nay, bão Yagi dường như không suy yếu nhiều mà chỉ giảm đi 1 cấp. Trong khoảng 5 tiếng, với cấp 12 - cấp 13, cơn bão đã tàn phá, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương...
Bão số 3 (Yagi) đổ bộ khiến 4 người chế.t, 78 người bị thương
Theo dự báo, sau khi đi vào sâu đất liền khu vực Đông Bắc bộ, đến 4 sáng 8.9, bão Yagi không suy yếu nhanh mà vẫn giữ cấp độ của một cơn bão khi mạnh với cấp 8, giật cấp 10. Đây là một cơn bão hiếm gặp, khác nhiều so với những cơn bão trước đây khi vào đất liền được một thời gian ngắn rồi suy yếu.
Giải thích về hiện tượng này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho rằng sau khi đổ bộ, bão vẫn giữ cường độ cao do 2 khả năng. Một là từ hình ảnh vệ tinh có thể thấy từ sáng nay, hệ thống mây của bão Yagi đối xứng và có tính chất bao trùm rất rộng lên Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Với tính chất tốt như vậy, bão sẽ hội tụ, duy trì được năng lượng khi càn quét đất liền dẫn đến việc giảm cấp nhanh rất khó. Bão cần có thời gian nhất định trước khi tác động với địa hình và đi sâu vào đất liền để tiêu tán năng lượng.
Hai là, trong thời gian qua, miền Bắc đã trải qua những ngày nắng nóng. Đây là điều kiện giúp bão có nguồn năng lượng duy trì được cường độ mạnh.
Cũng theo ông Khiêm, một điểm bất thường khác của cơn bão là gây ra gió giật. Khác với những cơn bão khác, cơn bão Yagi gây ra nhiều gió giật ở Hà Nội và các địa phương lân cận.
"Nguyên nhân chính có thể là do hoàn lưu bão rộng, có tính chất, hệ thống đối xứng. Sau đợt oi nóng, ẩm ở miền Bắc, bão đi vào đã kết hợp với yếu tố khác. Khi dòng gió xoáy của bão có bối cản.h nón.g ẩm, gặp mặt đệm, vật cản như ở khu đô thị thì tạo ra dòng gió thứ cấp, hút gió tạo ra gió giật rất mạnh", ông Khiêm nói và cho hay, tại Hà Nội đã quan trắc được gió mạnh cấp 4 - cấp 5 gió giật 8 - cấp 9.
"Tối và đêm nay, Hà Nội vẫn chịu tác động gió cấp 6 - cấp 7, đặc biệt là tác động của gió giật mạnh cấp 10 - cấp 11, rất nguy hiểm", ông Khiêm cảnh báo.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lưu ý thêm, sau khi gió bão kết thúc, người dân vẫn phải cảnh giác cao độ khi hiểm họa về lũ quét và sạt lở đất vẫn duy trì.
Theo dự báo, hiện nay, bão số 3 gây ra mưa lớn diện rộng. Từ đêm 6 - 7.9, bão đã khiến nhiều nơi có lượng mưa trên 100 mm. Hết ngày 8.9, nhiều nơi vẫn có mưa lớn, do đó nguy cơ về lũ quét và sạt lở đất vẫn có thể xảy ra.
Vợ chồng Hà Nội dùng căn hộ 100m2 cho người lạ tránh siêu bão Yagi Không chỉ dùng nhà riêng giúp đỡ người cần tránh siêu bão Yagi, vợ chồng ở Hà Nội còn sẵn sàng bỏ tiề.n thuê taxi cho mọi người đến trú tại nhà mình. Dùng nhà riêng cho người cần tránh bão "Mình làm việc thiện xuất phát từ cái tâm", Phương Anh (sinh năm 1994, Hà Nội) - người phụ nữ dùng nhà...