Sen Tài Thu: Từ thương hiệu uy tín thành trùm lừ.a đả.o
Từng là cơ sở tiên phong trong lĩnh vực trị liệu Y học cổ truyền Việt Nam, với sự cố vấn của cố Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Sen Tài Thu trở thành cơ sở chăm sóc sức khỏe nổi tiếng ở Hà Nội.
Thế nhưng lợi dụng tên tuổ.i, hình ảnh, thương hiệu của mình, trong quá trình mở rộng đầu tư hệ thống cơ sở, bà Phạm Thị Hòa (sinh năm 1958, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn Sen Tài Thu), Nguyễn Thị Thùy Linh (cựu Phó Tổng giám đốc, con gái bà Hòa) và Nguyễn Thị Lan Hương (cựu Tổng giám đốc) đã huy động vốn trái pháp luật dưới dạng ký kết các hợp đồng mua bán cổ phần công ty rồi trả lãi cao nhưng thực chất là lấy tiề.n cho người trước trả cho người sau. Số tiề.n thu được không phục vụ cho đầu tư kinh doanh mà phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân của một số cá nhân lãnh đạo công ty.
Vẫn chiêu bài lãi cao và đán.h bóng tên tuổ.i
Mới đây, Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần Sen Tài Thu, bắt khẩn cấp bà Phạm Thị Hòa – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sen Tài Thu và con gái là Nguyễn Thị Thùy Linh. Ngoài ra, một người khác liên quan cũng bị bắt về tội danh trên là Nguyễn Thị Lan Hương.
Kết quả điều tra bước đầu xác định, từ đầu năm 2020, bà Phạm Thị Hòa và Nguyễn Thị Thùy Linh đầu tư vào việc mở rộng các cơ sở của hệ thống Sen Tài Thu trong thời gian dài nên đã vay nợ số tiề.n lớn khoảng hơn 300 tỷ (trong đó tiề.n gốc khoảng 100 tỷ đồng, số còn lại là tiề.n lãi 200 tỷ). Để thu hút được các nhà đầu tư, Công ty cổ phần Sen Tài Thu vẫn sử dụng chiêu bài lãi suất cao, đán.h bóng tên tuổ.i, huy động vốn bằng hình thức ponzi (lấy tiề.n người vào trước trả cho người vào sau).
Cựu Chủ tịch Sen Tài Thu tại cơ quan Công an
Theo tìm hiểu của phóng viên, Sen Tài Thu được thành lập từ ngày 16/04/1992 với tiề.n thân là Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sen Tài Thu – Bệnh viện Châm cứu Trung ương, là cơ sở tiên phong trong lĩnh vực trị liệu Y học cổ truyền Việt Nam.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam (tên ban đầu là Công ty cổ phần Sengroup Wellness Việt Nam) mới được thành lập từ 5/12/2018 với số vốn điều lệ ban đầu là 31,98 tỷ đồng, trong đó, bà Lê Thị Hồng sở hữu 19,325% vốn góp, bà Phạm Thị Hòa sở hữu 62,289% vốn góp và ông Ngô Quang Vinh sở hữu 18,386% vốn góp còn lại. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty khi đó là bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh.
Đến tháng 12/2020, Sengroup Wellness Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam, đồng thời vốn điều lệ cũng tăng từ 31,98 tỷ đồng lên 160,35 tỷ đồng.
Bà Phạm Thị Hòa – Chủ tịch HĐQT của Sen Tài Thu từng là người đại diện pháp luật của công ty từ 15/3/2021 đến 30/12/2022, sau khi vai trò người đại diện pháp luật chuyển cho ông Nguyễn Tuấn Anh – Tổng giám đốc Sen Tài Thu.
Nếu nói về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không phủ nhận Sen Tài Thu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Hà Nội, bà Phạm Thị Hòa chính là người có công lớn trong quá trình gây dựng và phát triển thương hiệu Sen Tài Thu.
Nhiều người dân trắng tay vì hợp đồng ký kết với Sen Tài thu
Một bài viết đăng tải trên website Sen Tài Thu đã kể lại chuyện những ngày đầu tiên lập nghiệp, bà Hòa nhiều lần tìm gặp GS.TS Nguyễn Tài Thu – vị thầy đầu ngành về châm cứu chữa bệnh để trình bày về định hướng nghề chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên đều bị từ chối.
Liên tục những ngày sau, bà Hòa kiên trì tìm gặp giáo sư. Đến lần thứ 4, giáo sư Nguyễn Tài Thu mới gật đầu nói: “Trong 3 tháng, nếu cơ sở hoạt động không đúng tính chất của viện thì tôi sẽ phế bỏ hợp tác, những tài sản của cơ sở sẽ thuộc về bệnh viện”.
Về sau, Sen Tài Thu càng ngày càng khẳng định được tên tuổ.i, thương hiệu. 31 năm thành lập, Sen Tài Thu cũng nhận được nhiều danh hiệu cao quý như Đơn vị thực hiện tốt pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân, được Giám đốc sở Y tế thành phố Hà Nội chứng nhận (1999), Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc được Bệnh viện Châm cứu Trung ương trao tặng (2011), Đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác y tế, được Bộ Y tế trao bằng khen (2013), Chứng nhận Top 10 thương hiệu uy tín vì sức khỏe do Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam trao tặng (2015), …
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Hòa cũng được chứng nhận là Nghệ nhân Quốc gia về chăm sóc sức khỏe cộng đồng được Ban chấp hành Trung ương, Hội nghiên cứu khoa học về Đông Nam Á, Việt Nam trao tặng vào năm 2020. Trên website của mình, Sen Tài Thu hô hào rất nhiều khẩu hiệu như sứ mệnh được doanh nghiệp nêu ra là, “Đào tạo nghề trị liệu chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp cho nguồn lao động phổ thông tại địa phương là nữ giới, mang tới thu nhập ổn định, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, cung ứng cho ngành spa trị liệu, chăm sóc sức khỏe nhiều tiềm năng tại Việt Nam”, “Hành trình 29 năm xây dựng và phát triển, Sen Tài Thu kiên trì với mục tiêu lành mạnh, lấy chất lượng đặt lên hàng đầu, lấy đạo đức để đối đãi với khách hàng, dùng đạo đức để cạnh tranh, dùng đạo đức để nghĩ về nghề nghiệp”…
Thế nhưng chỉ vì tiề.n, cuối cùng bà Hòa đã đán.h mất tất cả mọi thứ mình đã gây dựng trong bao năm qua, ảnh hưởng đến tên tuổ.i, uy tín của cố Giáo sư Nguyễn Tài Thu. Lợi dụng tên tuổ.i, thương hiệu, uy tín, bà Hòa cùng các đồng phạm đã tự ý nâng khống vốn điều lệ công ty, tự đưa ra doanh thu lợi nhuận của hệ thống không đúng thực tế để huy động vốn trái pháp luật.
Theo đó, năm 2022, Nguyễn Thị Thùy Linh bàn bạc với Nguyễn Thị Lan Hương (khi đó là Tổng giám đốc) nâng khống vốn điều lệ của công ty từ 31 tỷ lên 160 tỷ đồng để phát hành cổ phần; đưa ra các thông tin gian dối về tình hình hoạt động của công ty, lợi nhuận của công ty, mức lãi suất hấp dẫn để các nhà đầu tư chuyển tiề.n ký kết hợp đồng; chuyển nhượng cổ phần và hợp đồng cam kết mua lại cổ phần; đồng thời sử dụng cổ phần cá nhân của bà Phạm Thị Hòa để huy động vốn, ký hợp đồng bán cổ phần cho các nhà đầu tư. Để thu hút nhiều người đầu tư, Nguyễn Thị Lan Hương đã xây dựng đội ngũ sale (nhân viên tư vấn, bán hàng, kêu gọi đầu tư) và chính sách trả thưởng hoa hồng % rất cao trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được ký. Sau khi nhận tiề.n, công ty cắt từ 7-30% cho các sale. Chưa kể lãi suất công ty đưa ra là trên 12%, cộng với thương hiệu nổi tiếng nhiều năm nay nên nhiều người tin tưởng ném tiề.n và.o các hợp đồng đầu tư và cứ người vào trước kéo người vào sau.
Ban đầu, nhà đầu tư gửi tiề.n và.o được trả đầy đủ cả lãi và gốc. Tuy nhiên, đến đầu năm 2023, nhiều người đã không còn nhận được cả gốc và lãi.
Theo kết quả điều tra sơ bộ xác định, từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2023, có hơn 400 nhà đầu tư đã ký kết mua bán cổ phần với Phạm Thị Hòa thông qua khoảng hơn 1.000 hợp đồng, chuyển số tiề.n khoảng hơn 1.000 tỷ đồng (giá trị trên hợp đồng) đến Công ty CP Tập đoàn Sen Tài Thu.
Tại buổi làm việc của lãnh đạo Sen Tài Thu với khách hàng vào tháng 7/2023, ông Trần Tuấn Anh, tân Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Sen Tài Thu cho biết, số tiề.n 1.021 tỷ đồng không được kê khai vào doanh nghiệp và đã thất thoát ngoài sổ sách.
Trắng tay vì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Cách đây nửa năm, câu chuyện Sen Tài Thu huy động vốn đa cấp đã được các nạ.n nhâ.n chia sẻ rầm rộ trên các hội nhóm. Nhiều người dân còn kéo đến trụ sở tại phố Thái Thịnh, Hà Nội căng băng rôn biểu tình đòi lại tiề.n.
Một bị can tại cơ quan điều tra
Trong số những cá nhân đầu tư vào Sen Tài Thu, có những trường hợp dốc hết tài sản tiết kiệm cả đời, giờ phải đi vay nợ trả lãi, trong khi gia đình khánh kiệt, bố mẹ người thân ốm đau đang phải chạy vạy từng đồng để chạy chữa. Như trường hợp chị N.T.T (Hà Nội), dù chỉ là nhân viên quán ăn, lương vài triệu đồng, nhưng vì bùi tai nghe lời nhân viên ngân hàng tư vấn mà chị đã rút toàn bộ 2 tỷ tiề.n tiết kiệm để mua 17.000 cổ phần của Sen Tài Thu. Theo lời quảng cáo của nhân viên ngân hàng thì chuyển sang đầu tư bên Tập đoàn Sen Tài Thu lãi hàng năm sẽ là 12%, cao hơn nhiều lần so với gửi tiết kiệm, mà không phải ai cũng có cơ hội vì Tập đoàn chỉ huy động số vốn rất ít.
Cuối cùng giờ chị T chỉ còn lại hai bàn tay trắng, trong khi cả bố cả mẹ đều đang bị tai biến. Số tiề.n tiết kiệm 2 tỷ kia vốn hàng tháng được rút lãi để trả viện phí cho bố mẹ thì giờ đây đã mất tất cả. Nhiều lần chị đã có ý định t.ự t.ử nhưng vì bố mẹ, chị vẫn phải tiếp tục cố gắng, vẫn phải đi vay lãi ngoài để lấy tiề.n chữa bệnh cho bố mẹ.
Hay như trường hợp bà P.H.Y (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trước tháng 4/2021, vợ chồng bà có khoản gửi tiết kiệm hơn 1,3 tỷ đồng tại một ngân hàng ở Nguyễn Du, Hà Nội. Tuy nhiên sau đó, Giám đốc Trung tâm Khách hàng cá nhân của ngân hàng này đã tư vấn cho bà chuyển khoản số tiề.n hơn 1,3 tỷ đồng này sang Sen Tài Thu với mục đích “gửi tiết kiệm” để nhận lãi suất là 12%/năm, thời gian gửi là 1 năm.
Hay như trường hợp bà N.M.H (Cầu Giấy, Hà Nội) có gửi một khoản tiết kiệm tại một ngân hàng ở Nam Trung Yên, Hà Nội. Đầu năm 2021, bà được một nhân viên ngân hàng cũng tiếp cận mời chào đầu tư sang Sen Tài Thu với lãi suất 12%/năm.
Bà Phạm Thị Hòa là người sáng lập ra thương hiệu Sen Tài Thu nhưng cũng là người làm tiêu tan thương hiệu này
Bà T.T.H, 75 tuổ.i, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, cũng đã trở thành nhà đầu tư với 6 hợp đồng mua cổ phần trị giá 1,75 tỷ đồng tại Tập đoàn Sen Tài Thu. Khoản tiề.n đầu tư của bà H. vốn trước đây cũng là tiề.n tiết kiệm gửi tại một ngân hàng để dưỡng già, sau đó được nhân viên ngân hàng mời chào giới thiệu chuyển qua mua cổ phần tại Tập đoàn Sen Tài Thu.
Một nạ.n nhâ.n 73 tuổ.i ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đã đầu tư số tiề.n lên đến hơn 16 tỷ đồng vào Tập đoàn Sen Tài Thu. Ban đầu bà H. chỉ đầu tư số tiề.n nhỏ, thấy nhận được lãi đầy đủ, bà dồn cả gốc, lãi cộng thêm tiề.n bán nhà và huy động từ các con số tiề.n 16 tỷ đồng để mua cổ phần của Tập đoàn Sen Tài Thu.
Hiện nay bà đứng tên 10 hợp đồng mua cổ phần của công ty này với 16 tỷ đồng huy động toàn bộ tài sản của gia đình. Đau lòng hơn, hiện nạ.n nhâ.n đang điều trị ung thư giai đoạn 4, việc điều trị rất tốn kém nhưng không còn tiề.n, tiề.n đầu tư thì không lấy lại được nên bà không dám xin con cái.
Theo tìm hiểu, số lượng hợp đồng nhà đầu tư ký kết với Sen Tài Thuthông qua môi giới là các cựu nhân viên ngân hàng, công ty chứng khoán là rất lớn. Có hơn 400 nạ.n nhâ.n của Sen Tài Thu bị các nhân viên ngân hàng, nhân viên các công ty tài chính, chứng khoán… môi giới rút tiề.n kiết kiệm đầu tư sang Sen Tài Thu. Và khi mỗi một nạ.n nhâ.n được lừa vào tròng, họ hưởng có khi tới 30% giá trị “đầu tư”.
Thủ đoạn huy động vốn bằng các hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh như Sen Tài Thu không phải là hiếm, dù đã được báo chí cảnh báo nhưng vẫn nhiều người mắc phải. Đành rằng lỗi phần nhiều thuộc về nhà đầu tư khi ham lãi suất cao, thế nhưng trước sự tiếp tay của nhiều nhân viên ngân hàng, công ty chứng khoán thì hầu hết các nạ.n nhâ.n khó lòng thoát khỏi chiêu trò lừ.a đả.o của các đối tượng phạm tội.
Nhiều người trắng tay vì đầu tư vào dự án sâm Ngọc Linh "trên giấy"
Bằng chiêu bài đán.h bóng hình ảnh, sử dụng tiề.n huy động được để trả lãi suất khủng cho nhà đầu tư, chỉ trong một thời gian ngắn "dự án" Sâm Ngọc Linh của Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh đã huy động vốn của 1.000 cá nhân với số tiề.n lên tới 1.264 tỷ đồng.
Sau khi Mỹ Hạnh bị bắt, nhiều nhà đầu tư mới "té ngửa", hóa ra lâu nay mình đã đầu tư vào những chiếc "bánh vẽ".
Vẫn là chiêu bài lãi cao và đán.h bóng hình ảnh
Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa khởi tố bị can đối với bà Phạm Mỹ Hạnh (sinh năm 1980, trú tại Cầu Giấy) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" với số tiề.n huy động hơn 1.200 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc này, MHG vẫn sử dụng một chiêu thức quen thuộc đó là đán.h bóng hình ảnh, đán.h bóng thương hiệu để kêu gọi đầu tư. MHG từng lập một trang web để quảng bá với những ngôn từ hào nhoáng, giới thiệu Dự án MHG - khu du lịch sinh thái Măng Cành được chủ đầu tư và xây dựng tại Km 18, tỉnh lộ 676 (xã Măng Cành, huyện Kon Plông, Kon Tum) từ năm 2019 với đăng ký pháp quyền là Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông.
Cơ quan Công an thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Mỹ Hạnh.
MHG giới thiệu họ sở hữu một đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... luôn đồng hành. MHG luôn tự tin sẽ triển khai dự án thành công ngoài mong đợi. "Nổi bật tại MHG Farm là khu vực trồng vườn sâm Ngọc Linh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với quy trình quản lý khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế" - doanh nghiệp này giới thiệu. Bên cạnh đó, họ còn rao bán các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh trên 10 năm tuổ.i như rượu, lương khô, trà... giá từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng.
Không những vậy, MHG còn "nổ": Nghiên cứu, trồng sâm Ngọc Linh, sản xuất, phân phối sản phẩm sâm Ngọc Linh là sứ mệnh, chiến lược mũi nhọn của doanh nghiệp. Công ty mang trong mình sứ mệnh bảo tồn giá trị quý báu của loại dược liệu quý này, đồng thời mang Sâm Ngọc Linh đến gần hơn với người Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi có thông tin công an điều tra làm rõ dấu hiệu lừ.a đả.o góp vốn của MHG, mạo danh trồng sâm Ngọc Linh thì trang web này đã không thể truy cập.
Để thuyết phục nhà đầu tư, HMG còn tổ chức cho những "khách hàng tiềm năng" tham quan các vườn sâm Ngọc Linh của các doanh nghiệp, đơn vị khác tại Quảng Nam. Song, lại "nổ" rằng đây là vườn sâm của MHG. Thông qua các phương tiện truyền thông, công ty sau đó đã dùng những hình ảnh này để quảng bá thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, MHG còn tổ chức talk show (chương trình trò chuyện) với chủ đề bảo vệ sâm Ngọc Linh "quốc bảo Việt Nam". Đặc biệt, vào tháng 7/2022, MHG còn thực hiện lễ ký kết hợp tác truyền thông và phân phối sản phẩm Ngọc Linh sang thị trường Úc.
Trang web của MHG đăng tải các sản phẩm về sâm Ngọc Linh.
Nói về điều này, ông L.V.H (quận Cầu Giấy, Hà Nội) một nhà đầu tư vào dự án sâm Ngọc Linh cho hay: "Chúng tôi không tin không được..., họ mời chúng tôi đến công ty rồi cho nhân viên thuyết trình về dự án này. Bao nhiêu hình ảnh vườn sâm, rồi các sản phẩm làm từ sâm được bày bán. Không những vậy, họ còn tổ chức cho một số nhà đầu tư đi thăm vườn sâm có quy mô rất hoành tráng. Khi nghe giới thiệu rồi thực tế tại các vườn sâm quy mô, đa số chúng tôi đều tin tưởng. 10 người tham gia thì cả 10 người muốn đầu tư tiề.n cho dự án này. Bản thân tôi là cán bộ về hưu, bao năm tích cóp được mấy tỷ cũng đầu tư cả vào đó rồi. Mãi sau này mới biết đó là vườn sâm của đơn vị khác, họ chỉ đưa người đến để tham quan mà thôi. Bây giờ tôi muốn Cơ quan công an sớm điều tra chân tướng sự việc, buộc họ trả lại số tiề.n mà chúng tôi đã đầu tư vào đó, nếu không tôi chẳng còn gì cả".
Trước những thông tin mà MHG đăng tải, trả lời truyền thông, ông Đặng Quang Hà - Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho hay, huyện không cấp chủ trương trồng sâm Ngọc Linh cho MHG hay Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông. Hơn nữa, huyện có nhiều dự án đầu tư về nông nghiệp, dược liệu nhưng chưa dự án đầu tư nào được cấp chủ trương trồng sâm Ngọc Linh, bởi lẽ Kon Plông không nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý cũng như vùng quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh. "Tỉnh Kon Tum hiện chỉ có chỉ dẫn địa lý trồng sâm Ngọc Linh thuộc hai huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei. Riêng huyện Kon Plông chưa triển khai trồng sâm Ngọc Linh", ông Hà khẳng định.
Theo ông, MHG có dự án nông trại hữu cơ do Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn thực hiện trên địa bàn chủ yếu trồng sâm đương quy, sâm dây. Ông cũng khẳng định dự án này không có nội dung đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, MHG giới thiệu doanh nghiệp có trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Kon Plông là không đúng.
Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cũng khẳng định, đối với Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn, qua thanh tra, kiểm tra và xác minh của các cơ quan chức năng, tôi khẳng định trong khu vực dự án không có cây dược liệu là cây sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, đặc điểm phân bổ và quy hoạch vùng cũng như đặc điểm sinh thái, khu vực trồng của Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông không thể đầu tư phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Dự án trồng sâm Ngọc Linh được quảng cáo bằng những lời "có cánh" trên trang web của MHG.
Hứa hẹn trả lãi suất cao
Từ năm 2020-2022, là thời điểm hút vốn đầu tư mạnh nhất của MHG, Hạnh với vai trò là Chủ tịch HĐQT đã đứng ra cam kết, hứa hẹn với đối tác về việc trả lãi suất từ 24% đến 48% một năm. Mức lãi suất không tưởng này đủ để khiến nhiều người nhẹ dạ, đem tiề.n đến góp vào công ty của Hạnh. Để mọi việc "bài bản", khi làm việc với nhà đầu tư, Công ty Mỹ Hạnh đưa ra 3 loại hợp đồng: Hợp đồng góp vốn trồng sâm Ngọc Linh, hợp đồng vay vốn và hợp đồng bán cổ phần của Hạnh trong công ty. Khách hàng có thể lựa chọn 1 hoặc cả 3.
Theo Cơ quan công an, với những chiêu thức "mật ngọt chế.t ruồi", trong một thời gian ngắn, đã có hơn 1.000 nhà đầu tư nộp tiề.n cho MHG với số tiề.n lên tới 1.264 tỷ đồng. Số tiề.n này không được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, không hạch toán tài chính của doanh nghiệp mà chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân của Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch HĐQT MHG. Cụ thể, Hạnh dùng khoảng 1% cho sản xuất, kinh doanh. Số còn lại, Hạnh dùng để trả lãi theo hình thức "mỡ nó rán nó", một phần tiề.n Hạnh chi tiêu cá nhân, mua các bất động sản mang tên mình. Cho tới thời điểm hiện tại, có những dòng tiề.n mà Hạnh và công ty đã sử dụng nhưng chưa giải trình được với Cơ quan công an, chưa rõ mục đích sử dụng.
Khoảng đầu năm 2022 Bà Đào Thị S. ký hợp đồng đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với MHG tổng số tiề.n 500 triệu đồng.
Bản thân Hạnh, để lôi kéo nhà đầu tư đã cùng công ty thổi phồng, cung cấp những thông tin gian dối, không chính xác về giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh sâm Ngọc Linh. Thậm chí, MHG còn tự ý nâng giá trị doanh nghiệp để đưa ra mức lãi suất "đáng mơ ước nhưng phi thực tế" như trên. Với chiêu "lấy chính tiề.n của nhà đầu tư để trả lãi cho nhà đầu tư", những người được nhận lãi đều "tin tưởng" Công ty Mỹ Hạnh. Chỉ đến khi Cơ quan công an tiến hành điều tra, công ty mất khả năng thanh toán, nhiều người mới "té ngửa".
Với chiêu thức đán.h bóng hình ảnh, trả lãi cao mà nhiều người đã phải trắng tay khi đầu tư vào dự án "trên mây" này. Ông Nguyễn Văn M. (khu dịch vụ Cây Quýt, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, ông đã ký hợp đồng "góp vốn hợp tác đầu tư trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam" với HMG, trong đó có hợp đồng lên tới 2 tỷ đồng.
Sau khi ký hợp đồng hợp tác đầu tư sâm Ngọc Linh (có thời gian 1 năm), trong vòng 11 tháng, MHG tạm ứng cho người góp vốn 2%, đến tháng 12 cam kết mua lại vườn sâm, hoàn trả tiề.n gốc đã góp ban đầu. Theo ông M., toàn bộ hợp đồng ông ký trực tiếp với bà Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch HĐQT MHG. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022 có những hợp đồng hết hạn, tập đoàn đã không trả lãi cho người góp vốn. "Chúng tôi đã bị họ lừa khi tin vào dự án trồng sâm Ngọc Linh của Mỹ Hạnh ở Quảng Nam, Kon Tum. Khi các nhà đầu tư đến trụ sở, họ bảo công ty nhận được nhiều giả.i thưởn.g lớn nhỏ... Thế nhưng, mãi sau này mới biết họ không có một dự án trồng sâm Ngọc Linh nào cả" - ông M. cho hay.
Bà Phạm Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị MHG bị khởi tố về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản".
Hay trường hợp của bà Đào Thị S. (quận Thanh Xuân, Hà Nội), khoảng đầu năm 2022 bà S. ký hợp đồng đầu tư trồng sâm Ngọc Linh với HMG tổng số tiề.n 500 triệu đồng. Bà S. kể: "Tự nhiên một nhân viên đến nhà tôi quảng cáo MHG đại diện cho Chính phủ Việt Nam phát triển ngành sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới. Đặc biệt, dự án này được Nhà nước hỗ trợ gói vay 16.000 tỷ đồng, tương ứng với 70%, còn 30% phải có vốn tự có của doanh nghiệp nên doanh nghiệp đi huy động vốn từ người dân".
Để tiếp tục tạo lòng tin, MHG còn mời những "con mồi" đến tận trụ sở để giới thiệu về dự án trồng sâm. Tại đây họ dùng mọi chiêu trò đán.h bóng hình ảnh của mình khiến người nghe thực sự tin tưởng. "Chúng tôi đa số là những người có tuổ.i, cũng thiếu hiểu biết, họ nói gì là nghe. Thật không thể ngờ hoàn toàn không có dự án trồng sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam hay Kon Tum như giới thiệu. Chúng tôi đã gửi đơn t.ố cá.o bà Mỹ Hạnh, phía Công an quận Cầu Giấy cũng đã mời người dân lên làm việc, ghi lờ.i kha.i" - bà S. bức xúc.
Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt chi hơn 106 tỷ hối lộ và đán.h bóng tên tuổ.i Cáo buộc cho rằng Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã bỏ ra hơn 106 tỷ đồng để hối lộ, đán.h bóng tên tuổ.i nhằm thu lợi bất chính. VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19. Theo cáo buộc, Chủ tịch Việt Á...