Sảy thai vì mắc bệnh hiếm, lần đầu phát hiện ở Việt Nam
Hai lần mang thai nhưng đến giữa thai kỳ, chị Loan bị sảy không rõ nguyên nhân. Bác sĩ phát hiện chị rối loạn đông máu, là bệnh hiếm, lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam.
Ngày 30/3, bác sĩ CK.II Bùi Lê Cường, Phó khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết theo y văn đây là trường hợp bệnh nhân đầu tiên ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, và cũng có thể xem là bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam mắc chứng bệnh lạ do rối loạn đông máu.
Theo bác sĩ Cường, đây là căn bệnh rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở nữ giới. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, thậm chí bệnh nhân cũng không hề biết mình bị bệnh.
Chị Loan (30 tuổi, ở Cần Thơ) bị hỏng thai 2 lần vì căn bệnh rối loạn đông máu “lạ” cực kỳ hiếm gặp. Trước đó, năm 2015, khi thai được 24 tuần tuổi, chị bị sảy thai không rõ nguyên nhân. Tháng 12/2016, chị tiếp tục mang thai lần hai. Khi thai được 25,5 tuần tuổi, chị phát hiện mình bị tăng huyết áp nên đã đến Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) thăm khám.
Bác sĩ Cường và bệnh nhân mắc bệnh hiếm gây sảy thai liên tục. Ảnh: Khánh Trung.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị rối loạn đông máu, chỉ số APTT đông máu kéo dài. Sau đó, chị Loan được mổ lấy thai tại Bệnh viện Hùng Vương, nhưng bé gái nặng 800 gram tử vong sau sinh 10 ngày.
Do nghi ngờ bệnh nhân có liên quan đến yếu tố đông máu, Bệnh viện Hùng Vương đã chuyển chị Loan sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, các bác sĩ đã cho thai phụ này xét nghiệm, phát hiện người bệnh mắc chứng bệnh rối loạn đông máu hiếm gặp (thiếu yếu tố 12 bẩm sinh). “Theo y văn thế giới thì cứ một triệu người mới có một người mắc bệnh này”, bác sĩ Cường thông tin.
Bệnh này chỉ xuất hiện ở nữ giới. Người mắc bệnh bình thường sức khỏe luôn ổn định, có thể làm việc, hoạt động tay chân không khác người có đủ sức khỏe. Tuy nhiên, khi có thai, bệnh nhân sẽ bị hư thai mà không chảy máu như những trường hợp thông thường. Cụ thể như khi mổ bắt con, bệnh nhân không hề bị chảy máu như các sản phụ khác.
Video đang HOT
Bác sĩ Cường cho biết, căn bệnh mà bệnh nhân Loan mắc phải có tên khoa học là Hageman (bệnh lý thiếu yếu tố đông máu 12). Đây là căn bệnh hiếm gặp, không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, thậm chí bệnh nhân không biết mình bệnh. Bên cạnh đó, do chỉ số APTT đông máu kéo dài, bác sĩ hay nhầm lẫn đến rối loạn đông máu nội sinh gây ra nguy cơ huyết khối và gây sảy thai nhiều lần với phụ nữ mang thai.
“Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng khiến bệnh nhân khó đậu thai. Người bệnh rất muốn có con vì tuổi đời còn trẻ”, bác sĩ Cường nói.
Bác sĩ chuyên khoa Huyết học khuyến cáo các bệnh viện phụ sản nên tầm soát rối loạn đông máu cho thai phụ. Khi chỉ số APTT đông máu kéo dài, nên nghĩ đến bệnh lý này để điều trị, theo dõi kịp thời, cố gắng giữ thai cho người bệnh. Hiện bệnh nhân sẽ được điều trị bằng aspirin và thuốc kháng đông.
Theo Zing.vn
Ăn trứng vịt lộn như thế nào để tăng cường sinh lực?
Trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc giúp tăng sinh lực, tăng khả năng sinh lý. Tuy nhiên, việc ăn bao nhiêu và trong thời điểm nào thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là một số lời khuyên của BS CKI Đông y Bùi Văn Phao - nguyên Giám đốc BV Đông Y Nam Định - về cách ăn trứng vịt lộn sao cho có lợi đối với sức khỏe.
Không nên ăn vào buổi tối
Trong Đông y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein, 12,4 g lipid, 82 mg canxi, 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt...
Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng dễ dẫn tới sảy thai.
Tuy nhiên, trứng vịt lộn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Lương y khuyến cáo nên tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng song không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.
Nên ăn với liều lượng như thế nào
Trẻ dưới năm tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ năm tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ một tới hai lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện".
Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn hai quả trứng vịt lộn mỗi tuần.
Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?
Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5 g gừng tươi thái chỉ, 5 g rau răm tươi.
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5 g gừng tươi thái chỉ, 5 g rau răm tươi.
Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.
Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm... hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000 UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
Theo SKĐS
Lầm tưởng phổ biến về "chuyện ấy" khi mang thai Nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục khi mang thai sẽ làm tổn thương em bé, gây sảy thai, sinh non. ảnh minh họa Nhiều cặp vợ chồng thường lo lắng về việc quan hệ tình dục khi mang thai. Khảo sát cho thấy 50% phụ nữ dừng việc quan hệ khi mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ....