Sau khi đi viếng đám ma về nên làm gì để xua đuổi âm khí, tà khí?
Theo quan niệm dân gian, sau khi viếng đám tang thường bị âm khí bám theo. Vậy đi đám ma về nên làm gì để xua đuổi âm khí, tà khí, không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống?
Đám tang là một nghi thức quan trọng, là nơi tiễn biệt cuối cùng để người đã khuất có thể thanh thản bước sang thế giới bên kia. Vì thế, có rất nhiều tục lệ cũng như nghi lễ gắn liền với đám ma của người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, đám tang thường có một loại khí lạnh riêng biệt. Vì thế nếu không biết tẩy khí thì những người yếu vía sẽ dễ nhiễm bệnh, đau ốm.
Ai cũng từng một lần đi viếng đám tang, nhưng có ai để ý điều này không? Đó là vấn đề “Âm khí giới nhập”, nói theo các thầy là trọc khí, những khí xấu tồn đọng hay phát sinh từ bệnh nhân, bệnh viện, nhà xác, người chế.t, nghĩa địa, bãi rác, mương cống, nơi bị ô nhiễm nặng nề…, tất cả những khí độc nơi này là trọc khí, uế khí hay tử khí, đều được gọi là âm khí.
Khi đi đến các khu vực này, do âm khí phát tác nên người ta dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là những người thể trạng kém, đang có bệnh nhẹ hoặc nặng, cấp hoặc mãn, già cả… đều có thể bị nhiễm. Do vậy, việc kiêng kỵ trong dân gian đã từ lâu lưu truyền đều có lý.
Đi đám ma về nên đốt vía
Có nhiều luồng quan điểm tranh cãi về việc có nên “đốt vía” hay không. Nhiều người theo quan điểm duy vật thì cho rằng hành động đốt vía chẳng qua chỉ là mê tín dị đoan chứ không hề có cơ sở khoa học gì cả. Song theo quan niệm dân gian từ trước tới giờ thì sau khi đi đám ma về hay đi tới những nơi có âm khí mạnh thì khi về nhà cần phải xông hơi hay đốt vía.
Tùy từng địa phương mà việc xông hơi đốt vía có phần khác nhau. Có nơi chỉ cần dùng giấy đốt lửa hơ qua người là được. Nhưng có nơi cầu kỳ hơn, người ta đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để xông hơi đốt vía, vừa có nhiệt từ lửa, vừa có mùi thơm từ tinh dầu bưởi và bồ kết.
Có nơi thì người đi đám hiếu về phải bước qua đống lửa, nam 7 lần, nữ 9 lần, vừa bước vừa nhẩm “vía dữ thì đi, vía lành thì ở” để không bị ma quỷ đeo bám.
Nếu nhà có vườn rộng thì bạn có thể đốt 1 đống lửa ở góc vườn, cho vào đó vỏ bưởi, bồ kết, nếu không có bồ kết thì có thể cho muối hột, dùng hơi nóng này để giải trừ tà khí. Cũng có thể đun 1 nồi nước gồm lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị hay phun tinh dầu chanh sả, người mới đi đám ma về đứng gần đó để hơi nóng và mùi thơm xua tan âm khí.
Đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ
Người ta cho rằng quần áo sau khi đi đám về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe nên bắt buộc phải thay ra, dùng đồ mới. Có nơi chỉ cần hơ người qua lửa, xông hơi đốt vía rồi thay quần áo là có thể làm việc bình thường.
Song theo khoa học thì đám ma là nơi vi khuẩn gây bệnh phát tán, lại đông người tụ họp, có thể có bệnh truyền nhiễm trong không khí, thế nên đi đám ma về cần tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ.
Nước dùng để xông hơi, tắm thường dùng các loại lá như lá sả, đinh lăng, lá ổi, chanh, tía tô. Có thể thêm vào vỏ bưởi, vỏ quế hay bồ kết là những loại có nhiều tinh dầu thơm để tăng tác dụng xua đuổi âm khí cho nước tắm.
Sau khi tắm xong nên xoa dầu gió, tinh dầu hoặc dùng rượu xoa lên da để sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Có thể uống rượu, nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể, sát khuẩn.
Sau khi tắm xong nên ngồi nghỉ 30′, tránh tiếp xúc với mọi người ngay. Nên ngồi ở nơi thoáng nhưng hạn chế nhiều gió thốc thẳng vào người để tránh trúng gió, trúng độc.
Đi đám ma về nên hạn chế tiếp xúc với ai?
Video đang HOT
Nếu bạn chưa biết đi đám ma về nên làm gì thì cần phải biết rằng những luồng hàn khí hay vi khuẩn, vi trùng ở đám ma có thể theo bạn về nhà. Vì thế, chúng ta mới cần phải đốt vía, xông hơi, tắm rửa sạch sẽ như phần trên.
Ngoài ra, do vi khuẩn, vi rút có thể phát tán và lây lan nên nếu chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới, tuyệt đối không được tiếp xúc với những người đang yếu bệnh, người già và trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai. Những người này sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn, vi rút tấ.n côn.g, bạn nên lưu ý để tránh truyền mầm bệnh cho họ.
Những ai kiêng đi đám ma?
Theo quan niệm tâm linh, do ở nơi đám tang thường âm khí mạnh, lành ít dữ nhiều nên những người yếu bóng vía, sức khỏe yếu, trẻ con, người già và phụ nữ mang thai không nên lui tới.
Tuy nhiên, theo cơ sở khoa học thì đó là do ở môi trường có người chế.t nhiều vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh phát tán nên không có lợi cho sức khỏe con người, nhất là những người ốm yếu, đau bệnh, sức đề kháng kém.
Ngoài ra, người ta còn cho rằng những người hợp mệnh, hợp tuổ.i với người mất nên hạn chế lui tới đám tang, dễ bị bắt mất hồn vía, song chuyện này chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Những điều kiêng kỵ và điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Dưới đây là những điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày Tết này để gặp nhiều may mắn, hóa hung thành cát.
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
Tết Đoan Ngọ năm 2021 là vào ngày mùng 5/5 âm lịch tức ngày 14/06/2021 dương lịch.
1. Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Kiêng để rơi hay mất tiề.n
Vào ngày này, các bạn nên thận trọng khi làm những giao dịch tiề.n bạc hay khi xuất hành, tránh để tiề.n bạc hư hao. Làm rơi hay mất tiề.n và.o ngày này là đại kị, bởi điều này không khác gì việc bạn để tài lộc của mình rơi mất, vận trình tài lộc cũng theo đó mà càng ngày càng sa sút, dễ rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu.
- Kiêng ở lâu nơi âm u, nhiều tà khí
Bị ảnh hưởng bởi tà khí từ ngũ độc trong tháng Cửu độc nên tháng 5 âm có nhiều điều phải kiêng kị, ngày Tết Đoan Ngọ cũng vậy.
Tuy nhiên, người ta đặc biệt lưu ý rằng không nên đi đến những nơi âm u, hoang vắng, nhiều tà khí và lưu lại đó quá lâu trong ngày 5 tháng 5 âm lịch. Âm khí quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, âm dương giao thái gây ra trường khí hỗn loạn, dễ dẫn đến ốm đau, bệnh tật.
- Kiêng để giày dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, "giày dép" đồng âm với "tà", vì thế người ta cho rằng nếu để giày dép lộn xộn, không đúng chỗ sẽ khiến tà khí phân tán, xâm nhập vào nơi ở của chúng ta.
Theo đó, khi đi về nhà, bạn nên tháo giày dép và để mũi giày hướng ra ngoài, để tà khí thuận đường tiêu tan. Còn không để ý mà để giày dép hướng vào trong nhà thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc dẫn dụ tà khí vào nhà.
- Kiêng soi gương sau 12h đêm
12h đêm là thời điểm âm khí cực vượng, mà gương lại thuộc tính âm, dễ chiêu âm khí, còn được coi là cửa ngõ giao giữa 2 giới âm - dương.
Chính vì thế, sau 12h đêm, tốt nhất không nên soi gương hay đứng trước gương chụp ảnh, bởi không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà có thể bạn sẽ bị dọa bởi những hiện tượng tâm linh kì bí nữa đó.
- Kiêng mua đồ lưu niệm trong ngày tết Đoan Ngọ
Vạn vật trên đời đều có linh khí, song không phải trường khí nào cũng tốt cho con người. Đồ lưu niệm là thứ chúng ta mua khi đến 1 vùng đất mới, thường có phong tục tập quán ít nhiều khác với nơi ta đang sinh sống.
Nếu không hiểu rõ ý nghĩa của nó thì tốt nhất trong ngày tết Đoan Ngọ, bạn không nên mua đồ lưu niệm về làm quà, dùng sai hay không đúng mục đích có thể sẽ mang tới những hậu quả khôn lường, hại mình hại người.
2. Những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Treo cành xương rồng trên cửa
Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều vượng khí nhất thì bạn có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một cành xương rồng trên cửa, 2 loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi tà khí. Còn biện pháp tối ưu nhất là bạn sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ một chút.
- Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình
Mang theo một chút hương trầm theo người cũng là một trong những việc nên làm dịp Tết Đoan Ngọ. Những nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà.
- Tắm bằng thảo mộc
Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu...
- Phóng sinh
Đoan Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm việc thiện như phóng sinh. Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu buồn, đau khổ hiệu quả nhất.
- Bỏ đi đồ vật của người đã khuất
Tiết Đoan Ngọ là ngày dương khí bay lên, âm khí hạ thấp, nếu trong nhà có đồ vật của người đã khuất còn lưu lại mà không dùng đến hoặc không có ý nghĩa thì nên nhân dịp này vứt bỏ hoặc hỏa táng. Việc làm này đại diện cho khứ âm khai dương, tiễn đưa âm khí ra khỏi nhà, có tác dụng trợ vượng vận.
- Quét dọn phòng vệ sinh, bỏ đi đồ khô héo
Phòng vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đán.h bay vận xui.
Ngoài ra, cần nhanh chóng thu dọn cây cỏ khô héo, cá cảnh đã chế.t trong nhà để gia tăng sinh khí, trừ bỏ âm khí.
- Không đến những nơi có nhiều âm khí
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, tốt nhất là bạn không nên tới những nơi có nhiều âm khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
- Nên phơi nắng vào sáng sớm
Tết Đoan Ngọ dương khí vượng nên những người thường có cảm giác vận thế kém hoặc thời vận không ưng ý hãy đi phơi nắng vào sáng sớm, từ 7 đến 9 giờ, để gia tăng dương khí, sinh khí, tự mình bồi dưỡng thêm năng lượng mới mẻ, mạnh mẽ.
- Nên đi bơi hoặc tới bờ biển
Trong tiết Đoan Ngọ, ngoài việc ăn đồ nếp còn có thể cùng cả nhà đi bể bơi hay tới bờ biển, người ta gọi là tục "hí thủy". Ý nghĩ của tục này là dùng Thủy Hỏa tương khắc để khai vận, kích thích vận trình.
- Lưu ý theo mệnh lý học
Người mệnh Hỏa trong tết Đoan Ngọ không nên ở trong nhà, nhất định phải ra ngoài dạo quanh một vòng hoặc đi thăm thú đây đó, tổ chức dã ngoại, du lịch ở nơi náo nhiệt để hấp thu Hỏa khí của đất trời, tốt cho vận trình.
Người có bát tự vượng hàn (ví dụ người sinh vào mùa đông, người có bát tự Thủy vượng,...) nếu muốn gặp nhiều may mắn trong tết Đoan Ngọ thì từ 11 đến 13 giờ dùng một chậu nước phơi nắng 1 giờ rồi lấy đó tẩy trừ tay chân để tăng dương khí, vượng cát tường.
5 nơi tối kỵ gia chủ chớ nên treo gương trong nhà Xét về mặt phong thủy, gương là một vật rất kỵ, treo gương đúng nơi, đúng chỗ sẽ khiến gia chủ thêm vận may, tài lộc và ngược lại sẽ hao tài, gặp vận rủi. Trong phong thủy, gương là một vật lạ, không chỉ có tác dụng xua đuổi vận xui mà còn có thể cải thiện tài lộc. Gương là một...