Sắp Tết, nhìn đâu cũng chẳng có tiền, người vợ trẻ lên kế hoạch tiêu Tết chỉ 5,5 triệu
Cả năm đi làm, nhưng do kinh tế khó khăn nên lương thưởng của vợ chồng chị bị cắt giảm. Hơn nữa, năm nay nhà chị lại có nhiều việc cần đến tiền, vì thế giáp Tết rồi, bà mẹ 2 con này vẫn thấy chẳng có đồng nào.
Đó là hoàn cảnh của vợ chồng chị Nguyễn Thị Phúc, 30 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội. Chị Phúc làm công nhân may , lương tháng chỉ 6 triệu đồng.
Còn chồng chị làm cửa hoa cửa xếp, lương tháng 8 triệu đồng. Do đều làm công ty tư nhân, nên Tết đến, thưởng Tết của anh chị rất thấp.
” Nghỉ Tết, ông bà chủ thường chỉ cho các công nhân 1-2 triệu hoặc 1 giỏ quà Tết. Chưa bao giờ vợ chồng mình được thưởng Tết khoảng 3 triệu đồng trở lên. Vì thế, xác định Tết đến thì tự thân vận động thôi, không trông mong vào thưởng Tết.
Chưa kể, hôm trước nghe ông chủ thông báo, năm nay hoạt động khó khăn, hàng làm ra không tìm được nhiều nơi tiêu thụ như năm trước nên thưởng Tết sẽ bị cắt, chỉ được mỗi người 1 giỏ quà Tết thôi” , chị Phúc nói.
Cuối tháng lấy lương, chị Phúc sẽ chỉ gạt ra 5,5 triệu tiêu Tết. Ảnh: NVCC
Những năm trước, khi lấy lương về, vợ chồng chị bớt vài triệu chi tiêu sau Tết. Còn lại để dành khoảng 10-12 triệu chi tiêu Tết Nguyên Đán .
Với số tiền ấy, chị Phúc cũng lo được 1 cái Tết đầm ấm, trọn vẹn. Nhưng năm nay, bố đẻ chị bị ung thư phải điều trị tại viện suốt từ đầu năm đến giờ.
Do đó, nhà có bao tiền của, chị dồn hết lo cho bố. Thậm chí có thời gian, chị Yến phải xin nghỉ làm 1-2 tháng để vào viện chăm ông. Nhà chỉ có một mình chồng chị đi làm nên Tết năm nay chị Yến thực hành xiết chặt chi tiêu tiết kiệm .
” Còn khoảng 1 tháng nữa là Tết mà vợ chồng mình nhìn đâu cũng chẳng thấy tiền. Vì thế cuối tháng này lấy lương, mình sẽ chỉ để ra 5,5 triệu tiêu Tết. Số tiền còn lại mình để dành lo cho bố rồi đóng học cho các con “, chị Phúc kể.
Bảng chi tiêu Tết 2021 được chị Phúc dự toán như sau:
- Tiền biếu ông bà nội ngoại: 2 triệu đồng
- Tiền góp ăn chung Tết với ông bà nội: 1,5 triệu đồng
- Tiền mừng tuổi: 1 triệu đồng
- Tiền mua bánh kẹo , hoa quả đãi khách: 1 triệu đồng
Tổng tiền: 5,5 triệu đồng
Theo chị Phúc dự kiến, năm nay chị sẽ tiêu Tết trong kế hoạch đề ra và gồm các khoản đã dự tính như sau:
- Tiền biếu ông bà nội ngoại: 2 triệu đồng
Mọi năm, khoản tiền này sẽ nhiều lên gấp 3 lần. Nhưng năm nay do kinh tế khó khăn và gia đình có nhiều việc nên chị Phúc dự định chỉ biếu ông bà nội ngoại mỗi bên 1 triệu đồng. Giỏ quà Tết công ty tặng 2 vợ chồng chị sẽ mang về nhà nội 1 giỏ, nhà ngoại 1 giỏ là đã đỡ tốn 1 khoản tiền mua quà Tết.
Năm nào chị cũng góp tiền ăn chung Tết với ông bà nội và anh chị dâu để mua sắm thực phẩm. Ảnh: NVCC
- Tiền góp ăn chung Tết với ông bà nội: 1,5 triệu đồng
Tết năm nào, vợ chồng chị Phúc cũng về ăn chung Tết với bố mẹ chồng và vợ chồng anh chị dâu. Vì thế 3 ngày Tết, chị Phúc sẽ góp 1 khoản 1,5 triệu để ăn chung Tết với họ.
“Tiền này nhiều khi bố mẹ và anh chị không lấy, nhưng mình cứ dúi vào để góp thêm tiền ăn mấy ngày Tết cho mọi người đều thoải mái”, chị Phúc kể.
- Tiền mừng tuổi: 1 triệu đồng
Năm ngoái, tiền mừng tuổi chị Phúc thường mất 1 khoản khoảng 3 triệu đồng. Nhưng năm nay, chị dự định sẽ giảm xuống còn 1 triệu đồng.
“Mình sẽ làm sẵn phong bao lì xì. Bên trong mình để 10 ngàn đồng để mừng tuổi cho các bé. Mình sẽ làm thêm vài phong bao để mệnh giá 50 ngàn đồng để mừng tuổi cho mấy cụ già trong họ gần nhà mình nữa. Vậy là xong khoản lì xì”, chị Phúc nói.
- Tiền mua bánh kẹo , hoa quả đãi khách: 1 triệu đồng
Khi về nhà nội, chị Phúc sẽ đi chợ quê hoặc ra hàng tạp hóa ở quê mua ít bánh kẹo, hoa quả đãi khách ngày Tết. Số tiền này chị dự định sẽ chi tiêu trong khoảng 1 triệu đồng.
” Mình chỉ mua bánh kẹo , hoa quả thôi. Còn quất, đào, hoa trên bàn thờ, hoa cắm phòng khách thì bố mẹ chồng hay anh chị dâu năm nào cũng mua. Vợ chồng mình không phải bận tâm điều này” , chị Phúc kể.
Riêng với khoản thực phẩm sắm Tết, năm nào bố mẹ chồng chị cũng làm giò thủ xào, gói bánh chưng và thịt gà, ngan có sẵn trong vườn ra thịt.
” Hai chị em dâu mấy ngày giáp Tết chỉ làm thêm 1 vài món như cá kho, tự làm kim chi, củ cải muối, phồng tôm hoặc rau củ trộn mayonnaise là xong. Những món này vừa làm nhanh, lại không tốn kém tiền mua nguyên liệu và dễ ăn “, người phụ nữ này chia sẻ.
Nhà có sẵn thực phẩm, 2 chị em chị làm thêm một vài món để ăn Tết. Ảnh: NVCC
Khi chia sẻ về kế hoạch chi tiêu Tết chỉ 5,5 triệu đồng, người mẹ 2 con này cho biết dù tiêu Tết tằn tiện như vậy nhưng chị vẫn cảm thấy khá thoải mái: ” Nói chung Tết chỉ có 3-4 ngày thôi, vì thế đừng quá tốn tiền cho sự kiện này quá. 2 con nhỏ mình cũng không mua sắm quần áo cho bé vì ngày thường đã mua rồi, vẫn còn mới.
Nhà mình ở quê nhà nội nhà ngoại gần nhau nên cũng không tốn kém khoản đi lại. Vợ chồng chỉ cần đổ đầy 2 bình xăng là chạy xe máy quanh làng, hết cái Tết có khi còn chưa hết xăng. Đi lễ chùa đầu xuân thì mình cũng chỉ đi chùa làng quanh đấy” .
Sắm Tết chưa bao giờ là dễ dàng nhưng để chiều lòng mẹ chồng thích tiết kiệm, bạn vẫn có thể làm tốt chỉ nhờ tuân thủ những mẹo sau
Mẹ chồng nào cũng sẽ thích con dâu biết chi tiêu tiết kiệm để vun vén cho gia đình. Nhất là vào dịp mua sắm lớn nhất trong năm như ngày Tết cổ truyền.
Và để giúp các chị em vừa thảnh thơi lại hoàn thành nhiệm vụ, đây là những mẹo tiết kiệm khi mua sắm Tết cực hữu ích.
1. Chọn thời điểm mua sắm hợp lý
Ảnh minh họa.
Lời khuyên đầu tiên dành cho chị em khi mua sắm thực phẩm ngày Tết đó là tránh tuyệt đối việc mua vào thời gian sát Tết. Đơn giản vì khoảng thời gian này mọi người mua sắm rất đông nên giá cả cũng vì thế mà leo thang hơn rất nhiều so với ngày thường.
Nhiều mặt hàng do quá tải cũng sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm, hết hàng. Nhiều siêu thị hoặc chợ sẽ đồng loạt tăng giá. Điều này là vô cùng dễ hiểu và chắc chắn sẽ xảy ra. Chính vì vậy, chị em tốt nhất nên chuẩn bị mua sắm đồ từ sớm, khoảng những ngày đầu 20 âm lịch là đẹp nhất.
2. Nên thận trọng và kiểm tra kĩ xuất xứ sản phẩm
Nhiều mẹ chồng khó tính sẽ xét nét con dâu khi mua phải hàng kém chất lượng mà để mất trắng một đống tiền. Nhưng thị trường mua bán ngày Tết lại tấp nập, nhiều mặt hàng kém chất lượng luôn được các chủ cửa hàng tranh thủ tuồn vào để tăng lợi nhuận.
Nhắc nhở với các chị em để xem xét kĩ nhãn mác, bao bì trước khi mua. Chị em nên lựa chọn mua hàng ở những địa chỉ uy tín, siêu thị hoặc đại lý chính hãng. Việc này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trường hợp sản phẩm có mã vạch, bạn nên kiểm tra mã quốc gia hoặc truy xuất thông tin sản phẩm trên các ứng dụng quét mã để có đầy đủ thông tin.
3. Nên mặc cả và không mua những sản phẩm nói thách cao
Vào mỗi dịp Tết đến, trình trạng các chủ cửa hàng nói thách giá sản phẩm cao gấp đôi, gấp ba ở các chợ dân sinh đã trở thành một thông lệ đặc biệt. Điều này còn kinh khủng hơn nếu bạn mua hàng vào dịp sát Tết, như ngày 29 và 30.
Ảnh minh họa.
Vì thế, mẹo nhỏ cho các chị em trước khi mua sắm. Bạn nên liệt kê danh sách các đồ muốn mua và giá tham khảo sản phẩm từ các trang website chính thống. Điều này giúp bạn nắm được giá gốc của sản phẩm và tránh được tình trạng nói thách, mua hớ dính giá trên trời từ một bộ phận người bán hàng không chân chính.
Điều này cũng giúp mẹ chồng đánh giá bạn là người tỉ mỉ, có tính toán để mua sắm thông minh.
4. Kiểm tra hạn sử dụng
Điều tối kị trong khi đi mua hàng ngày Tết là cần xem hạn sử dụng của tất cả sản phẩm mình sẽ mua. Còn đối với những sản phẩm đồ khô như rau quả, tôm cá,... bạn hãy chú ý tới chất lượng sản phẩm là chủ yếu. Tránh mua phải đồ mốc, ôi thiu, chất lượng thấp để về nhà không sử dụng được lại bị mẹ chồng trách mắng.
5. Tránh mua hàng "tràng giang đại hải"
Ảnh minh họa.
Gần Tết, các siêu thị và cửa hàng bán đồ sẽ có rất nhiều chương trình giảm giá để kích cầu mua sắm cho người tiêu dùng, đồng thời thanh lý hàng tồn kho. Nhiều chị em yêu thích mua sắm thường rơi vào bẫy giảm giá để vung tiền như nước mặc dù các sản phẩm cần dùng không nhiều và cần thiết tới vậy.
Điều này vô hình trung khiến tiền trong túi bạn cứ đội nón ra đi mà không giải quyết được vấn đề gì. Tốt nhất, bạn nên lập danh sách các món cần mua sắm cụ thể. Sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết giảm dần.
Với mỗi món đồ, bạn nên thêm một cột tiền dự tính sẽ phải bỏ ra để dự trù được chi phí cũng như cân đối lại với ngân sách của mình nhằm tránh việc vung tay quá trán.
6. Không cần tích trữ đồ Tết
Không ít chị em vẫn có tâm lý mua thật nhiều để đề phòng khách tới chơi nhà mà chợ dân sinh hoặc siêu thị chưa mở cửa. Tuy nhiên, điều này là chưa đúng với vài năm trở lại đây. Vì việc tích trữ dài ngày với quá nhiều thực phẩm sẽ khiến các loại đồ ăn tươi sống mất ngon. Đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây sẽ khô héo, thối, hỏng, biến chất rất phí.
Lời khuyên là bạn chỉ nên sắm Tết đủ thực phẩm cho khẩu phần ăn trong gia đình tối đa từ 2-3 ngày mà thôi. Bởi hiện nay các chợ, siêu thị đều mở cửa trở lại rất sớm từ khoảng mùng 2 Tết.
7. Dự trữ sẵn đồ uống từ trước Tết
Ngược lại với những thực phẩm tươi sống, với các món đồ uống và bánh kẹo thì lời khuyên cho bạn là nên mua sắm sớm. Vì càng gần Tết, giá bia rượu, nước ngọt, bánh kẹo lại càng tăng cao. Đặc biệt là những đồ uống có cồn. Chính vì thế, những món đồ này bạn càng mua sớm lại càng tốt.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn mua sắm theo kiểu quà tặng kèm. Do nhiều nhiều website trực tuyến còn tặng thêm thùng bia hoặc nước ngọt với giá trị đơn hàng lớn, đây cũng là một chọn lựa mà bạn nên xem xét. Bạn có thể rủ bạn bè gộp chung đơn hàng để nhận những món quà khuyến mãi này.
Cách tiết kiệm của bà mẹ đơn thân giúp “3 năm mua liền 2 căn hộ ở Hà Nội” Nhờ kế hoạch chi tiêu hợp lý mà sau 3 năm ly hôn, dù vất vả nuôi con một mình nhưng chị T. vẫn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để đầu tư mua 2 căn chung cư ở Hà Nội. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị T. (32 tuổi, hiện đang...