Sán lợn bị tiêu diệt khi nấu sôi 100 độ trong vòng 2 phút
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, việc chẩn đoán có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Nhiễm sán lợn thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, tại Việt Nam có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.
Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Trong khi đó, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì thế, ăn thức ăn nấu chín, không ăn rau sống sẽ phòng nhiễm sán lợn.
Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm. Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng.
Theo Bộ Y tế, trong một vài ngày qua, có nhiều cháu nhỏ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được gia đình đưa đến Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để khám xác định bệnh ấu trùng sán lợn. Các bác sỹ đã và đang tích cực khám chẩn đoán phát hiện các triệu chứng, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm, làm xét nghiệm và tiến hành các phân tích để có chẩn đoán.
Tuy nhiên, việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.
Video đang HOT
Để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
Quản lý phân tươi, không phóng uế bừa bãi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bình Phước khuyến cáo người nhiễm sán lợn đến TP HCM điều trị
Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập lập danh sách người nhiễm ấu trùng sán dây lợn ở từng xã để vận động đến TP HCM điều trị.
Chiều 9/11, bác sĩ Quách Ái Đức, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Phước cho biết Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập đã cung cấp danh sách những trường hợp dương tính với sán dây lợn về cho các trạm y tế xã. Các đơn vị này sẽ tư vấn, vận động người nhiễm bệnh về Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM khám, xét nghiệm và điều trị.
"Đây chỉ là ổ bệnh chứ không phải dịch", bác sĩ Đức khẳng định.
Bác sĩ Đức cho biết nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh do Bình Phước là vùng lưu hành, chăn nuôi thả rông và gia đình tự làm thịt lợn. Khả năng mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Người ăn, nuốt phải trứng hoặc nang ấu trùng sẽ xuất hiện các thể bệnh khác nhau.
Ông Trương Đình Vũ, Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Bình Phước, nói sau khi phát hiện bệnh sán dây lợn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cung cấp thuốc điều trị cho người bệnh uống, vận động người dân đến các cơ sở y tế chuyên trị loại bệnh này để được điều trị đúng cách.
"Đây là loại bệnh tương đối phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên gần đây có nhiều thông tin về ổ bệnh tại Bù Gia Mập khiến người dân rất lo lắng", ông Vũ đánh giá.
Theo ông Phạm Văn Hoang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước, thời gian qua người dân trong tỉnh sợ ăn thịt lợn, dẫn đến ảnh hưởng người chăn nuôi trong tỉnh.
Các ấu trùng hình hạt gạo trong thịt lợn.
Trước đó Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM công bố thông tin từ ngày 2 đến 10/4, các đơn vị y tế phối hợp xét nghiệm máu chẩn đoán huyết thanh bệnh ấu trùng sán dây lợn ở người tại 3 xã của huyện Bù Gia Mập. Kết quả 108 trên 904 mẫu máu nhiễm ấu trùng sán dây lợn. Xét nghiệm những con lợn nghi ngờ bị nhiễm cho thấy ấu trùng sán với mật độ rất cao, 50-70 nang ấu trùng trong một kg thịt. Các bộ phận của lợn như cơ, não, lưỡi đều nhiễm nang ấu trùng.
Viện đã thông báo cho y tế địa phương về tình trạng trên để phối hợp tổ chức phòng chống dịch bệnh nhưng việc điều trị chỉ được thực hiện trên một số rất ít. Điều này có thể do địa phương thiếu thuốc điều trị, các biện pháp tuyên truyền vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường chưa được giải quyết triệt để. Khả năng nhiều trường hợp mắc bệnh ở các xã khác của huyện Bù Gia Mập chưa được phát hiện.
Mẫu sán dây thu hồi tại Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM.
Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải lợn phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, liên quan đến ăn thịt lợn chưa nấu chín. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1-2 cm, di động dễ, không ngứa, không đau. Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Nếu nang sán nằm trong mắt hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn bằng cách không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái, rau sống. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Lò mổ cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
Văn Trăm
Theo VNE
Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm ấu trùng sán lợn Việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sẽ gây ra nhiễm sán dây. Nhiễm sán dây đường ruột thường nhẹ, nhưng nhiễm ấu trùng xâm lấn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ảnh minh họa Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn Buồn nôn Yếu ớt...