Sắc màu Pháp ngữ ở Việt Nam
Lần đầu tiên, một sự kiện Pháp ngữ lớn được tổ chức tại Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày 15 và 16/3. Đây là dịp để công chúng thấy rõ hơn về sức sống và sự năng động của cộng đồng nói tiếng Pháp tại Việt Nam.
Theo Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) tại Việt Nam Anne Lange, hiện có khoảng 600 nghìn người Việt Nam nói tiếng Pháp. Với bà, con số này là rất ấn tượng.”Sắc màu Pháp ngữ” là ý tưởng của Bộ Ngoại giao đã được UBND TP. Hà Nội, Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), các Đại sứ quán và tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội hưởng ứng nhiệt tình, phối hợp tổ chức.
Hoạt động Pháp ngữ của sinh viên Việt Nam. (Ảnh: AUF)
Hãy nói bằng tiếng Pháp
Từ năm 1970, những người nói tiếng Pháp trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ và lấy ngày 20/3 hằng năm là dịp để thể hiện sự gắn bó của mình với tiếng Pháp.
“Tôi đã gặp gỡ với học sinh, sinh viên Việt Nam và nhìn thấy ở họ những niềm khao khát được giao lưu quốc tế và tiếp cận phương pháp học tập tiên tiến. Những hoạt động của chúng tôi đều nhằm mục đích đồng hành và giúp đỡ họ” – ông Eric Normand Thibeault – Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương OIF
Nói về khẩu hiệu của Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2019 “Hãy nói bằng tiếng Pháp”, bà Anne Lange cho rằng: “Nó truyền tải một hình ảnh cởi mở, hiện đại và phản ánh sức sống của tiếng Pháp trong tất cả lĩnh vực. Khẩu hiệu này còn hướng tới 300 triệu người nói tiếng Pháp, những người muốn khám phá một ngoại ngữ thứ hai và 88 quốc gia và chính phủ thành viên của OIF đại diện cho sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ”.
Video đang HOT
Lễ kỷ niệm chính thức ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay sẽ được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội, đại diện Ngoại giao đoàn, các thầy cô giáo và các đối tác Pháp ngữ Việt Nam và nước ngoài. Nhân dịp này, Giải thưởng Danh dự và Giải thưởng Thanh niên sẽ được trao cho hai cá nhân nhằm tôn vinh những đóng góp của họ cho tiếng Pháp và những giá trị của cộng đồng Pháp ngữ.
Ngày 16/3 sẽ diễn ra hoạt động đa dạng, phong phú với sự hiện diện của 60 gian hàng thông tin, ẩm thực của các Đại sứ quán và các tổ chức nói tiếng Pháp, trường phổ thông và đại học có giảng dạy tiếng Pháp… Bên cạnh đó còn là các buổi biểu diễn văn nghệ, kịch, thi kiến thức bằng tiếng Pháp, trò chơi giáo dục thú vị do các em học sinh và sinh viên tổ chức và biểu diễn. Đặc biệt, hoạt động “Nối vòng tay lớn Pháp ngữ” lần đầu được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 1.000 học sinh, sinh viên đang theo học tiếng Pháp.
Chia sẻ về sự kiện, ông Vũ Trường Giang – đại diện Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết: “Sự ủng hộ của truyền thông với sự kiện Pháp ngữ rất quan trọng. Đó là ngày hội để chúng ta bày tỏ tình yêu với Pháp ngữ và cũng là dịp khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ”.
Lan tỏa tình yêu Pháp ngữ
Không chỉ tại Hà Nội, Lễ hội Pháp ngữ được tổ chức tại công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ), Ngày hội Pháp ngữ diễn ra tại Thảo Cầm Viên (TP Hồ Chí Minh), hay cuộc thi “Rung chuông vàng” với sự hưởng ứng của 11 trường THCS tại Huế. Ngoài ra, suốt tháng 3/2019, nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục đã diễn ra tại các trường phổ thông, đại học và các câu lạc bộ tiếng Pháp trên khắp đất nước.
Nói về chiến lược làm lan tỏa tình yêu với tiếng Pháp, Giám đốc Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) Ouidad Tebbaa cho biết bà mới quay về từ Vanuatu và chính Bộ trưởng Giáo dục Vanuatu đã đề nghị hợp tác với Việt Nam tổ chức những khóa đào tạo bằng tiếng Pháp trong lĩnh vực nông học.
“25 năm qua chúng tôi đã hỗ trợ đào tạo và giúp tạo nên sự sinh động đặc biệt cho cộng dồng Pháp ngữ. Tại sự kiện tới, chúng tôi sẽ cắt chiếc bánh gato 25 tầng để nói tôn vinh những người đồng hành cùng AUF những năm qua nhằm hiện thực hóa giấc mơ tăng cường sự hiện diện của tiếng Pháp. Chúng tôi cũng cảm ơn Bộ Ngoại giao, UBND Thành phố Hà Nội và các Đại sứ quán đã luôn ủng hộ”, bà Ouidad Tebbaa chia sẻ.
“Để thực hiện mục tiêu tôn vinh những giá trị của cộng đồng Pháp ngữ, chúng tôi đã mời được 18 trường học đang giảng dạy tiếng Pháp tham gia sự kiện. Sự hiện diện của giới trẻ chính là niềm tin tươi sáng về tương lai phát triển của Pháp ngữ tại Việt Nam” – bà Lucile Bruand – Tùy viên hợp tác giáo dục, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Theo baoquocte
Hàn Quốc thắt chặt việc cấp thị thực đối với sinh viên quốc tế
Ngày 3/3, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thông báo Chính phủ nước này bắt đầu chính thức thực thi việc siết chặt các quy định cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài đến du học tại các trường đại học trên cả nước, trong đó có sinh viên Việt Nam.
Động thái này trên được đưa ra trong bối cảnh các công ty môi giới nhập cư ngày càng lạm dụng hệ thống cấp thị thực cho sinh viên quốc tế theo con đường trao đổi học tập.
Theo Koreatimes đưa tin, số liệu từ cơ quan di trú Hàn Quốc, số người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp sau khi nhập cảnh bằng thị thực loại này tại xứ sở kim chi đã tăng gấp 3 lần từ 4.294 người trong năm 2015 lên 12.526 người năm 2018.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc phát thông cáo cho biết cho hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đã trao cho các trường đại học nước này quyền tự chủ tối đa đối với quá trình tuyển chọn sinh viên nước ngoài. Nhưng việc các trường không kiểm tra và sàng lọc khả năng tài chính của các sinh viên tương lai cũng như khả năng cam kết học tập của các em dẫn đến việc số lượng người di cư đến Hàn Quốc bất hợp pháp gia tăng.
Văn phòng nhập cư sân bay Incheon. (Nguồn: Korea Times)
Không nằm ngoài quy định mới, các sinh viên Việt Nam sẽ bị kiểm tra khả năng tài chính chặt chẽ hơn vì khoảng 70% số người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc bằng thị thực học ngôn ngữ D-4 là từ Việt Nam, theo số liệu năm 2018 của Bộ Tư pháp Hàn Quốc.
Thay vì chỉ phải xuất trình chứng minh ngân hàng đủ 9.000 USD để đóng tiền học phí, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ yêu cầu sinh viên Việt Nam từ nay trở đi phải gửi 10.000 USD vào một tài khoản ngân hàng bị hạn chế, chỉ được rút một lần là 5 triệu won (4.400 USD) mỗi 6 tháng. Quy định này nhằm ngăn chặn việc rút hết tiền một lần để trả lại cho các công ty môi giới ngay khi các em được cấp thị thực D-4.
Ngoài ra, các sinh viên từ Guinea, Mali, Uganda, Ethiopia và Cameroon - nhóm sinh viên có tỷ lệ bỏ học giữa chừng cao để đi làm bất hợp pháp - sẽ cần ít nhất chứng chỉ TOPIK cấp độ 3 hoặc phải được 530 điểm trong kỳ thi TOEFL để được nhận vào một chương trình học tiếng Hàn tại một trường đại học "bậc thấp", được xếp hạng bởi Bộ Giáo dục Hàn Quốc dựa trên các tiêu chí như tỷ lệ bỏ học và cư trú bất hợp pháp cao của các sinh viên trước đây.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc cũng giới hạn số lượng sinh viên nước ngoài học tiếng mà các trường đại học "bậc thấp" này có thể nhận và số lượng sinh viên tối đa/ giảng viên ngôn ngữ là 30 em. Trong khi đó, 50 trường đại học "hàng đầu" giờ đây có thể cấp thị thực điện tử cho sinh viên học tiếng của mình.
Tuy nhiên, các quy định về làm việc bán thời gian của sinh viên quốc tế sẽ được nới lỏng một phần do có những chỉ trích rằng việc cấm các em đi làm bán thời gian trong lĩnh vực chế tạo khiến tỷ lệ lao động bất hợp pháp tăng, đặc biệt là tại các trường đại học ở các tỉnh, nơi những lựa chọn làm việc bán thời gian bị hạn chế.
Quy định mới cho phép sinh viên nước ngoài có chứng chỉ TOPIK cấp 4 trở lên làm việc bán thời gian hợp pháp trong ngành chế tạo ở Hàn Quốc.
Lệ Thu
Theo Dân trí
52 sinh viên nghèo vượt khó nhận học bổng Nhật Bản Ngày 24/2, tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM (SAC) phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc tế Niigata - Nhât Ban (NVC) trao 52 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thành tích tốt trong học tập. Các sinh viên nghèo vượt khó nhận học bổng NVC...