Rút khỏi Iraq, Mỹ muốn củng cố ở mỏ dầu Syria?
Ngày 11/4 các lực lượng Mỹ đã đưa 35 xe tải chở thiết bị quân sự vào một căn cứ ở tỉnh al-Hasakah, Đông Bắc Syria.
Hãng thông tấn SANA đưa tin, ngày 11/4 các lực lượng Mỹ đã đưa 35 xe tải chở thiết bị quân sự vào một căn cứ ở tỉnh al-Hasakah, Đông Bắc Syria.
Theo tin trên, chuyến hàng gồm các xe, trang thiết bị và hậu cần. Sự hỗ trợ quân sự này đến từ tỉnh Deir al-Zour ở miền Đông Syria, gần biên giới với Iraq.
Trong vài tháng qua, Mỹ đã cung cấp hàng nghìn xe tải quân sự và vũ khí cho al-Hasakah. Gần đây nhất, vào ngày 6/4, quân đội Mỹ cũng đã gửi một đoàn xe quân sự mang theo lượng lớn quân tiếp viện và đồ tiếp tế đến vùng Đông Bắc Syria, bất chấp Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ giảm lực lượng ở quốc gia Trung Đông này.
Mỹ đang điều hành các căn cứ quân sự ở al-Hasakah phối hợp với Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu. SDF kiểm soát khu vực rộng ở Hasakah và vùng nông thôn của tỉnh Deir al-Zour.
Hãng tin SANA cho rằng động thái của Washington là nhằm củng cố sự hiện diện tại khu vực Jazira của Syria và khai thác dầu mỏ cũng như các loại tài nguyên thiên nhiên khác ở đây.
Hoạt động di chuyển khí tài gần đây diễn ra trong bối cảnh liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu bắt đầu rút binh sỹ ra khỏi một số căn cứ tại Iraq và giao các căn cứ này cho quân đội Iraq.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Hoạt động Liên quân Iraq, Thiếu tướng Tahseen al-Khafaji ngày 1/4 cho hay “ Chính phủ Iraq và liên minh quân sự quốc tế có kế hoạch bàn giao các căn cứ”.
Đến nay, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã rút khỏi căn cứ không quân K1, cách thành phố Kirkuk 15km về phía Tây Bắc, và bàn giao cho lực lượng Iraq.
Trong khi đó, vào cuối tháng 10 năm ngoái, Washington đảo ngược quyết định rút toàn bộ lực lượng khỏi Đông Bắc Syria, thông báo triển khai khoảng 500 quân tới các mỏ dầu do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát ở Syria.
Mỹ tuyên bố động thái này nhằm bảo vệ các mỏ dầu khỏi nguy cơ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công.
Về phía Nga, khi Mỹ cho tăng cường lực lượng tới tỉnh al-Hasakah thì Moscow cũng hành động. Hôm 6/4, quân đội Nga đã điều động số lượng lớn binh sĩ cùng 24 xe bọc thép tới căn cứ mới ở sân bay Al-Qamishli thuộc phía bắc tỉnh al-Hasakah nhằm phục vụ hoạt động của lực lượng cảnh sát quân sự Nga.
Một nguồn tin chia sẻ với hãng tin AMN rằng, hoạt động tăng cường lực lượng của Nga được triển khai từ vùng ‘Ayn ‘Issa của tỉnh Al-Raqqa tới sân bay Al-Qamishli.
Nga đang tiến hành tuần tra tại tỉnh Al-Hasakah theo thỏa thuận ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Mỹ, lực lượng không ký kết thỏa thuận với Nga, tiếp tục sử dụng những cung đường ở khu vực này để vận chuyển hàng hóa tiếp viện và dầu mỏ ở phía bắc Syria.
An Nhiên
Mỹ chuyển lựu pháo tối tân nhất bảo vệ mỏ dầu Syria
Quân đội Mỹ đồng loạt chuyển hệ thống lựu pháo M777 155mm đến các căn cứ ở Đông Bắc Syria để bảo vệ mỏ dầu.
Theo tuyên bố của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nhiều hệ thống pháo M777 (không rõ số lượng) được Quân đội Mỹ điều đến đông bắc Syria hôm 10/3. Đây là đợt triển khai vũ khí hạng nặng thứ hai của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu tại Đông Bắc Syria trong vòng 30 ngày qua.
Cùng với đó, lực lượng Mỹ cũng đã bắt tay vào xây dựng 2 căn cứ mới ở tỉnh Deir Al-Zour nhiều dầu mỏ thuộc miền Đông Syria. Mục đích điều vũ khí mới và xây căn cứ của Mỹ đã được Tổng thống Trump nói thẳng "để bảo vệ các mỏ dầu trong khu vực".
Pháo M777 vừa được Mỹ điều đến Đông Bắc Syria.
Các lực lượng Mỹ hiện kiểm soát toàn bộ các mỏ dầu khí quan trọng nhất ở miền Đông Syria và Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận trước đó rằng họ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía Đông Bắc Syria.
Mục đích được Washington đưa ra là để ngăn chặn những kẻ khủng bố tiếp cận các mỏ dầu, đồng thời chỉ ra rằng họ đang nghiên cứu làm thế nào để chuyển quân tới khu vực này để tăng cường bảo vệ dầu.
Có một số mỏ dầu lớn ở tỉnh Deir Al-Zour, bao gồm Al-Umar, Conoco và Rmeilan. Đây cũng đồng thời là những mỏ dầu lớn nhất ở Syria. Sản lượng dầu của Syria theo thống kê của chính phủ nước này trước khi cuộc chiến tranh nổ ra là khoảng 30 nghìn thùng mỗi ngày.
Phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov từng khẳng định rằng các cơ quan chính phủ Mỹ nhận được hơn 30 triệu USD mỗi tháng nhờ hoạt động khai thác và bán dầu ở Syria.
Trong khi đó, phía Mỹ cho rằng số tiền thu được từ sản xuất dầu tại Syria sẽ được đầu tư phần lớn cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) là đồng minh của họ cũng như trang trải một phần chi phí của lực lượng Mỹ tại đây.
Đặc phái viên của Nga tại Syria, ông Alexander Lavrentev cho biết các khu vực sản xuất dầu ở miền Đông Syria nên được kiểm soát bởi chính phủ nước này, sự hiện diện của quân đội nước ngoài là hoàn toàn trái phép.
Theo Southfront, hồi cuối tháng 2/2020, Quân đội Nga đã thiết lập một căn cứ quân sự mới ở phía Đông Raqqa. Địa điểm này nằm bên cạnh các vị trí của Quân đội Hoa Kỳ, và theo dự kiến nó sẽ ngăn chặn sự di chuyển của bất kỳ đoàn xe quân sự Mỹ nào đến khu vực này.
Bên cạnh đó, do sự xuất hiện một căn cứ quân sự lớn của Lực lượng Vũ trang Nga ở Syria, các chuyên gia tin rằng Quân đội Nga sẽ có thể cung cấp quyền kiểm soát di chuyển xung quanh Euphrates, một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế buôn lậu dầu đang được khai thác bất hợp pháp.
Phía Nga chưa bình luận về thông tin này, tuy nhiên một số nguồn tin cho biết các hệ thống phòng không tầm ngắn của Moskva cũng được triển khai tại đây, đặc biệt là sự xuất hiện của các tổ hợp Pantsir-S1 và Tor-M2U, theo đánh giá đủ sức ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ từ phần phía Đông của Syria.
Đan Nguyên
Theo Đatviet
Nga khóa chặt việc khai thác dầu của Mỹ tại Syria Quân đội Nga đã bắt đầu thiết lập một căn cứ quân sự khổng lồ ở ngoại ô thành phố Raqqa. Hôm 25/2, Rojava Network báo cáo rằng Quân đội Nga đã thiết lập một căn cứ quân sự mới ở phía Đông Raqqa. Đáng chú ý là địa điểm này nằm bên cạnh các vị trí của Quân đội Hoa Kỳ, và...