Rượu đế pha cồn công nghiệp ‘giết’ người thế nào?
Để hạ giá thành, có cơ sở đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán cho người uốngrượu ít tiền. TS Phạm Duệ cho biết: Uống rượu pha cồn công nghiệp Methanol rất nguy hiểm có thể gây chết người.
Rượu pha cồn giá rẻ “giật mình”
Thùng cồn được dùng để pha thành rượu ở làng Đại Lâm, Bắc Ninh. (Ảnh: Bá Thắng) Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Duệ, giám đốc trung tâm từng tham gia nhiều ca cấp cứu do ngộ độc Methanol – cồn công nghiệp được pha vào rượu. Nhiều ca đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê, thậm chí có trường hợp bị tử vong vì cồn Methanol.
Tháng 6/2011, anh N.T.T. (40 tuổi, quận Hoàng Mai) được cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu và tử vong không lâu sau đó do ngộ độc Methanol quá nặng, suy đa phủ tạng, không thể cứu chữa.
Theo gia đình, do đang xây nhà mới nên anh T. có mua một can rượu vodka về cho cả thợ và chủ uống. Anh T. uống nhiều và là người bị ngộ độc nặng nhất phải đi cấp cứu.
Không chỉ trường hợp anh T, một vài ca cấp cứu khác cũng liên quan đến rượu vodka giả pha cồn Methanol vào cấp cứu tại Trung tâm chống độc. Sau đó, chính Trung tâm này đã báo đơn vị kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp rà soát, truy tìm cơ sở sản xuất, phân phối rượu giả hiệu vodka trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Theo nhận định của TS Duệ, bên cạnh những người không may mua phải rượu giả vodka, thì đối tượng nhiễm độc Methanol từ rượu cồn chủ yếu là những người nghiện rượu, có thu nhập thấp.
Hàng này, các đối tượng này uống hàng lít rượu, không có tiền nên phải mua rượu đế tại các quán nước với giá siêu rẻ.
Theo điều tra của PV TS, rượu đế pha cồn ở làng Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh có giá dao động từ 7,5 ngàn đồng đến 9 ngàn đồng/lít.
PV cũng từng chứng kiến cảnh người bán rượu lấy cồn cho vào bát nước lã, dùng tay khoắng lên thành rượu. Vì vậy, giá thành rượu đế rẻ là điều dễ hiểu.
Tại chợ Thái Thịnh, một con buôn rượu cho biết: Rượu được lấy từ làng Vân, từ Đại Lâm, Bắc Ninh. Toàn rượu gạo! nhưng giá thì cực rẻ đổ buôn là 12 ngàn đồng/lít.
Nói là vậy, nhưng chất lượng như thế nào chỉ có mang đi kiểm định mới biết có pha cồn công nghiệp hay không?
Rượu đế pha cồn hại thế nào?
Video đang HOT
Có trường hợp uống rượu có cồn Methanol nên bị suy thận phải lọc thận nhân tạo. (Ảnh: Nguyễn Tâm)
Theo TS Phạm Duệ, Methanol trong rượu gây ngộ độc theo hai phương thức là ngấm vào não bộ và gây ức chế bộ phận này.
Cách thứ hai và cũng là cách thức nguy hại nhất là Methanol chuyển thành aldehyd tạo ra formaldehyd (còn gọi formon). Chất này là một chất siêu độc và siêu mạnh với cơ thể. Nó là nguyên nhân gây đau đầu và mệt mỏi sau khi uống rượu, gây bại não. Nó cũng chính là chất hủy hoại gan siêu cường. Đáng sợ nhất là nó làm tế bào bị chết. Cơ thể vì thế mà tử vong.
Lý giải về độ độc của Methanol, TS Duệ nói: Methanol là một chất độc, thường gặp trong dung môi để lau kính xe, làm dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, được coi như là một chất dung môi công nghiệp. Methanol có thể xuất hiện trong nhiều chế phẩm như sử dụng làm dung dịch tẩy rửa, làm lạnh hay sản xuất sơn…
Methanol được điều chế bằng nhiều cách như chưng cất khí đốt từ cây gỗ hoặc than, các nguồn khí đốt khác, nguồn sinh khối (biogas), từ khí CO2 trong không khí hay khí đốt hóa thạch… nó có đặc điểm không màu, không mùi và là loại hóa chất độc hại có thể gây tử vong.
TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: Methanol được pha vào rượu để giảm giá thành, tăng dung tích rượu. Tuy nhiên, chất này cực độc nếu uống vào.
Trong quá trình lên men rượu cũng tạo ra một lượng Methanol và khi chưng cất, Methanol sẽ ra đầu tiên. Tuy nhiên, với những loại rượu đạt tiêu chuẩn thì Methanol phải được khử với hàm lượng dưới 0,1mg Methanol trong mỗi lít, nếu vượt quá giới hạn này sẽ trở thành một loại rượu độc.
Liều lượng gây chết người của Methanol trong khoảng 30-240ml (20-150g). Một cách xác định khác cho thấy chỉ cần 20mg/l methanol trong máu là gây ngộ độc và trên 40 mg/l là ngộ độc nặng.
Thông thường thì chỉ uống rượu sau vài giờ là bắt đầu ngộ độc, triệu chứng xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi uống và cấp tính sau 24 giờ. Thường thì tử vong nếu có sẽ xuất hiện vào giai đoạn này.
Triệu chứng sau khi uống là loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, yếu cơ, nhức đầu, buồn nôn và đau bụng. Sau đó người bệnh cảm thấy nhìn mờ, nhìn thấy hai hình hoặc có rối loạn cảm nhận về màu sắc, có khi không nhìn thấy gì…
Triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện sau đó là tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và ngưng tim dẫn đến tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân có thể bị mù vĩnh viễn hoặc bị di chứng thần kinh.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiện rượu nặng, cơ thể quá quen với nồng độ cồn kể cả Methanol, vì vậy, có những bợm rượu đi khám không phải vì bị ngộ độc Methanol mà vì mắt nhìn mờ.
Như vậy, ngoài việc gây ngộ độc cấp tính, Methanol khi vào cơ thể sẽ bị đào thải rất chậm và có khả năng tích lũy nếu con người thường xuyên uống rượu có loại độc chất này.
Trong khi đó, rượu nhà máy, một trong những nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, phải lọc toàn bộ các chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe, như Methanol, Aldehyt hoặc furfurol.
Theo vietbao
Xăng dỏm: nguyên nhân chính cháy xe
Các nhà nghiên cứu TP.HCM đã chính thức có câu trả lời về nguyên nhân gây cháy xe máy. Trong ba nhóm nguyên nhân được dẫn ra, xăng dỏm được xem là nguyên nhân chính.
Một vụ cháy xe máy sau khi vừa đổ xăng xảy ra ngày 18-2-2012 - Ảnh: N.T.P.
Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan khoa học tại TP.HCM. Kết quả chính thức sẽ được công bố nay mai.
Nghiên cứu do các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (RPTC), phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện. Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM trực tiếp theo dõi, chỉ đạo nghiên cứu này. Sau khi làm các thực nghiệm và phân tích số liệu về nhiều vụ cháy xe máy tại TP.HCM, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận.
Ba nhóm nguyên nhân
Thứ nhất, việc sử dụng nhiên liệu kém chất lượng như xăng pha methanol, ethanol (thường gọi là cồn methanol, cồn ethanol) chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật. Điều này được cho là tác nhân dẫn đến rò rỉ xăng do hệ thống ống dẫn có hiện tượng bị phá hủy hoặc do áp suất hơi cao, song cũng có trường hợp do người sử dụng bất cẩn làm rò rỉ. Nguồn xăng rò rỉ tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ độ nóng sinh ra từ các nguồn: hoạt động của máy xe, hoặc ma sát của hệ thống hãm, hoặc tia lửa điện phát ra do chập mạch của hệ thống điện trong xe (hiện tượng này được giải thích do hệ thống bảo vệ cầu chì không còn tác dụng hoặc cầu chì kém chất lượng)... Theo nhận định, đây là những yếu tố tạo nên khả năng gây cháy xe.
Thứ hai, sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ tạo nguồn lửa và kết hợp sự có mặt của chất dễ cháy, dễ bén lửa, chẳng hạn như các chi tiết làm bằng nhựa gắn trên xe.
Thứ ba (gồm các yếu tố khách quan và chủ quan của người sử dụng): các nguồn lửa sinh ra do để các vật dụng dễ cháy nổ (quẹt gas, nước hoa...) ở các vùng nóng cục bộ trong phạm vi thùng chứa mũ bảo hiểm, vật dụng cá nhân gắn liền với xe. Hoặc do các vật liệu dễ cháy như bao nilông, vải... bám dính vào ống xả khói thải. Ở nhóm nguyên nhân này, những yếu tố được nhấn mạnh là việc sử dụng xăng có chỉ số octan thấp như xăng A83 hoặc xăng pha methanol, ethanol kém chất lượng, không tương thích với yêu cầu của động cơ sẽ gây ra các vùng nóng cục bộ (phát sinh nhiệt) và gia tăng nguy cơ cháy.
Xăng pha không tự cháy nổ
Nhóm đã nghiên cứu trên các mẫu xăng A83, A92 và A95; các mẫu xăng được pha với hàm lượng methanol, ethanol khác nhau; sử dụng một loại phụ gia tiết kiệm xăng xuất xứ từ Trung Quốc.
Chiếc xe được sử dụng nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá những khả năng nói trên là xe mới hoàn toàn của một hãng được nhiều người ưa chuộng. Xe được đặt trên bệ thử trong phòng thí nghiệm, cho chạy với chế độ bình thường tương đương hoạt động của một xe chạy trong khu vực TP.
Với các điều kiện để đánh giá nói trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận định: không có sự tự cháy nổ của xăng pha methanol, ethanol, acetone khi không có nguồn nhiệt lớn. Yếu tố dẫn điện của xăng gây ra hiện tượng chập mạch cũng không xảy ra. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng khi pha methanol, acetone và ngay cả pha ethanol ở hàm lượng lớn sẽ là nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ cháy do khả năng phá hủy hệ thống ống dẫn nhiên liệu hoặc tăng áp suất hơi, làm xăng rò rỉ. Khi nguồn xăng rò rỉ này chạm vào ống xả khói hoặc chập mạch của hệ thống điện (do những nguyên nhân đã đề cập ở trên) thì cháy sẽ xảy ra.
Hiện tượng từ tĩnh điện sinh ra trong bình xăng (thường do xăng chao lắc tạo ra) cũng đã được kiểm tra, đánh giá. Nhưng nhóm nghiên cứu nhận định chưa phát hiện sự có mặt của hiện tượng này trên xe máy. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể do bình xăng của xe máy có thể tích nhỏ, nên chao lắc của xăng có trong bình không đủ khả năng sinh ra hiện tượng này (nó thường sinh ra trong các xe bồn, nên loại xe này thường có cọng xích lòng thòng gần tiếp đất để triệt tiêu, tĩnh điện).
Sử dụng methanol tăng đột biến
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tăng chỉ số octan của xăng nhờ pha vào các loại cồn như methanol, ethanol là rất cao trong khi giá thành của methanol rất thấp so với các loại phụ gia làm tăng chỉ số octan khác. Do vậy, nhóm nghiên cứu nhận định để tăng chỉ số octan cho xăng, việc pha thêm methanol hay ethanol với hàm lượng cao vào xăng là hoàn toàn có thể thực hiện.
Trong quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu vụ việc, nhóm đã khảo sát biến động khối lượng methanol nhập khẩu và tiêu thụ, cho thấy loại này được nhập khẩu và tiêu thụ tại VN trong năm 2010 là hơn 90.000 tấn và năm 2011 là hơn 80.000 tấn. Những con số đó tăng nhiều so với khối lượng methanol được tiêu thụ năm 2008 chỉ khoảng 52.000 tấn và năm 2009 chỉ khoảng 66.000 tấn. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng đã phát hiện xăng có methanol hàm lượng cao chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trong kết quả nghiên cứu còn lưu ý đến khả năng lợi dụng việc cho phép sử dụng thử nghiệm xăng nhiên liệu sinh học E5 để pha methanol hoặc ethanol chất lượng kém vào loại xăng này nhằm thu lợi là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các thực nghiệm khi cho xe chạy với xăng có chỉ số octan thấp, không đúng với yêu cầu kỹ thuật của động cơ hay sử dụng xăng pha methanol và ethanol kém chất lượng, nhóm nghiên cứu ghi nhận được nhiệt độ tại các khu vực thùng chứa mũ bảo hiểm, đuôi xe, bộ điện thân xe, môbin sườn, khoang động cơ, trong thùng nhiên liệu... đều tăng trên 10OC đến 20OC so với trường hợp xe chạy bằng xăng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Ống xả thải có nhiệt độ trên 450OC, nhiệt độ bộ dây điện hay khu vực bộ sạc có thể lên đến trên 70OC, thùng chứa mũ bảo hiểm 60-70OC là các yếu tố được đánh giá có thể gây ra cháy nổ, đặc biệt khi có các vật dụng dễ cháy nổ (quẹt gas, nước hoa...) tiếp xúc với các khu vực này. Với các điều kiện nhiệt độ như vậy còn gây ra khả năng làm lão hóa hệ thống ống bọc cách điện và sau đó gây chập mạch điện, làm tăng nguy cơ cháy.
Xe Honda Civic cháy "lòi xương"
Trong ảnh: lúc 18g40 ngày 15-5, một ôtô hiệu Honda Civic biển số TP.HCM bỗng nhiên bốc cháy ngùn ngụt tại đoạn giao nhau giữa đại lộ Võ Văn Kiệt và đường 2F (P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM). Ông Trần Đề (61 tuổi, ngụ tại P.7, Q.8, TP.HCM) - người lái ôtô - cho biết khi đến địa điểm trên, bất ngờ ông cảm thấy mắt cay xè nên nghi ngờ, thắng xe lại mở nắp capô ra kiểm tra thì thấy ống dẫn vào bình xăng bốc cháy. Dập mãi không tắt nên ông đành bỏ chạy gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát PCCC nhưng không kịp, chiếc xe đã bốc cháy dữ dội.
ĐỖ PHI
Nhiều khuyến cáo
Bước đầu, nhóm nghiên cứu đưa ra nhiều khuyến cáo. Trong đó, với các cơ quan quản lý, cần xem xét bổ sung một số tiêu chuẩn đối với xăng A92, A95. Khi kiểm tra chất lượng xăng, ngoài việc kiểm soát chỉ tiêu oxygen, cần kiểm tra thêm sự hiện diện của methanol và ethanol trong xăng.
Đồng thời cần chấm dứt buôn bán, sử dụng xăng A83 với lý do đây là xăng có chỉ số octan thấp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của những động cơ xe mới hiện nay, dễ gây kích nổ, làm nóng động cơ, tăng nguy cơ cháy. Sự tồn tại của loại xăng này tạo điều kiện cho việc pha chế methanol vào xăng nhằm tăng chỉ số octan của loại nhiên liệu phổ biến này. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các tiêu chí kỹ thuật trong sử dụng nhiên liệu ở điều kiện khí hậu VN...
Một trong những khuyến cáo đối với người sử dụng là nên sử dụng xăng phù hợp, nhất là chỉ số octan, với tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của động cơ xe như hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng nhiên liệu không rõ nguồn gốc, bất hợp pháp... hay các loại phụ gia chưa được thẩm định, cho phép sử dụng. Không chứa các vật liệu dễ cháy trong thùng chứa mũ bảo hiểm, vật dụng cá nhân... Nhà sản xuất cần đề cao trách nhiệm hướng dẫn cặn kẽ người sử dụng, nghiên cứu cải tiến xe để phù hợp với điều kiện VN.
Nhóm nghiên cứu cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân cháy ôtô, kể cả xe chạy bằng xăng lẫn dầu diesel.
Theo Tuổi Trẻ
Vụ chữa bệnh bằng dao lam, rượu đế: Công an vào cuộc Trong tuần tới sẽ có kết quả điều tra về nhóm Tư Công chữa bệnh gây xôn xao dư luận, Đại úy Nguyễn Thanh Tùng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Châu Phú, tỉnh An Giang khẳng định. Ông Tùng cho biết, do địa bàn huyện Châu Phú nhiều kênh rạch,...