RM (BTS) bị chỉ trích vì đăng tải ca khúc gây tranh cãi về đạo Hồi
RM hiện đang bị chỉ trích dữ dội khi chia sẻ một ca khúc được cho là mang tư tưởng phản đạo Hồi.
(Ảnh: Han Myung-Gu)
Trưởng nhóm của BTS RM đã chia sẻ một đoạn nhạc của ca khúc Bad Religion nằm trong album của Frank Ocean. Tuy nhiên, điều này gây ra sự tranh cãi lớn trong cộng đồng khán giả yêu nhạc K-Pop do ca khúc được cho là mang tư tưởng chống đối Hồi giáo.
Nội dung của Bad Religion liên quan tới tình yêu, mô tả trải nghiệm về mối tình đơn phương đồng giới với một người lái xe taxi. Khi ca khúc được phát hành, một số câu trong phần điệp khúc đã thu hút sự chú ý, khởi nguồn cho nhiều cuộc tranh luận về ý nghĩa thực sự phía sau.
Theo đó, những câu hát được cho là tình yêu đồng giới không được tôn giáo chấp nhận và khiến anh có những góc nhìn tiêu cực. Tuy nhiên, một lời giải thích khác cho rằng tôn giáo mà Frank Ocean nhắc tới ở đây là ‘tôn giáo tình yêu’ của riêng anh mà thôi.
Một số người Hồi giáo cho rằng ca khúc có vấn đề và điều này dẫn tới phản ứng trái chiều mà RM đang phải đối mặt do chia sẻ ca khúc này. Đáng chú ý, RM và BTS là đại sứ của UNICEF nhưng lại đăng tải một ca khúc có yếu tố gây tranh cãi. Điều này khiến khán giả vô cùng thất vọng.
Ở thời điểm hiện tại, bài đăng của RM vẫn là chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn trực tuyến. Trong khi nhiều khán giả phẫn nộ thì những người hâm mộ vẫn đang lý giải ca khúc này, khẳng định Bad Religion không mang tư tưởng phản Hồi giáo như những cáo buộc trước đó.
Video đang HOT
Cơn bão AI: Nếu một ngày giọng ca Việt bị 'nhái'?
Hãy tưởng tượng cảm giác của bạn nếu vài tháng nữa, bạn bỗng dưng nghe giọng hát đang nổi, hay thậm chí các ca sĩ đã khuất, 'biểu diễn' những bài hát Việt mà họ chưa từng hát trước đây, vì ai đó sử dụng AI.
Trên YouTube, bạn hiện có thể nghe Paul McCartney hát Imagine (sáng tác của John Lennon) hoặc John Lennon hát Wonderwall (sáng tác của ban Oasis vốn ra mắt năm 1995). Đây đều là "đồ giả" được tạo ra nhờ đột phá trí tuệ nhân tạo, và người đăng lên mạng có chú thích rõ với từ AI.
Gần đây, các fan Trung Quốc phát sốt vì bản sao AI của Stefanie Sun, ca sĩ nổi tiếng người Singapore, được sử dụng để "hát" lại các nhạc phẩm tiếng Hoa mà Stefanie Sun chưa bao giờ thể hiện. Một người hâm mộ và lập trình viên tại Trung Quốc đã đưa hơn một trăm bài hát gốc của Stefanie Sun vào một chương trình và "đào tạo" để có một giọng hát giống như thần tượng.
Công nghệ nhân bản giọng hát của các ca sĩ nổi tiếng đang tạo nên làn sóng phấn khích và cả nhiều lo âu.
Đằng sau các ca sĩ do AI tạo ra, là công nghệ sử dụng thuật toán deep learning (học sâu) để phân tích các đặc điểm độc đáo trong giọng hát, như cao độ, âm sắc. Sau khi AI đã "học" được những đặc điểm này, nó có thể tạo ra một giọng tổng hợp khá giống với giọng ca sĩ gốc. Hiện đã có một số chương trình cho phép người dùng đào tạo mô hình AI của riêng họ để hát bằng bất kỳ giọng và ngôn ngữ nào.
Công ty quản lý ca sĩ Stefanie Sun cho biết hiện không thể xem xét hành vi pháp lý của những người sử dụng trái phép giọng hát của nữ ca sĩ trong các bài hát AI tạo ra, do thiếu quy định liên quan. Ảnh: SCMP
Bản thân Stefanie Sun có vẻ khá bi quan khi vào cuối tháng 5, cô viết trên blog: "Điều mà chúng ta luôn tự thuyết phục mình, rằng việc hình thành suy nghĩ hoặc quan điểm là không thể sao chép bởi người máy, điều này nằm ngoài khả năng của chúng, hiện nó đang bắt đầu đe dọa hàng nghìn công việc do con người tạo ra. Pháp lý, y tế, kế toán, và bây giờ là hát một ca khúc".
Nhìn đến tương lai, không loại trừ khả năng hiện tượng ca sĩ AI có thể sớm phổ biến ở Việt Nam. Hãy tưởng tượng cảm giác của bạn nếu vài tháng nữa, bạn bỗng dưng nghe giọng hát đang nổi, hay thậm chí các ca sĩ đã khuất, "biểu diễn" những bài hát Việt mà họ chưa từng hát trước đây, vì ai đó sử dụng AI.
Phản ứng đầu tiên, có lẽ là sự phản đối rằng dù AI có thể bắt chước các đặc điểm giọng hát của một ca sĩ, nhưng nó không thể tái tạo chiều sâu cảm xúc - ít nhất trong lúc công nghệ còn khá hạn chế.
Tiếp theo là vấn đề pháp lý về bản quyền. Nếu giọng hát của các ca sĩ Việt Nam được sử dụng mà không có sự đồng ý của họ, điều này có thể bị xem là vi phạm bản quyền của ca sĩ. Và còn có câu hỏi về việc ai sở hữu quyền đối với các bài hát do AI tạo ra: người đã tạo ra mô hình AI hay ca sĩ?
Uy tín và hình ảnh nghệ sĩ cũng có thể bị ảnh hưởng vì làn sóng "nhái giọng". Việc sử dụng giọng của một nghệ sĩ mà không có sự đồng ý của họ có thể dẫn đến tình huống họ "hát" những thông điệp mà họ hoàn toàn không ủng hộ hay liên quan. Có thể hình dung tổn thất đáng kể cho người nghệ sĩ nếu một phiên bản AI bị lạm dụng trong một nhạc phẩm có ca từ gây tranh cãi hoặc xúc phạm, tung lên mạng và dẫn đến phản ứng dữ dội đối với nghệ sĩ.
Hoặc mới đây, truyền thông Mỹ đưa tin về cáo buộc một kẻ lừa đảo định bán cho các fan nhiều bản ghi âm "hiếm có" của ca sĩ Frank Ocean, nhưng do AI tạo ra.
Một khi công nghệ AI phát triển, không chỉ âm nhạc Việt Nam, mà thực tế là rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, sẽ đối diện nhiều câu hỏi khó...
Ở góc độ khác, giả sử công nghệ tiến bộ trong thời gian ngắn khiến giọng hát AI và giọng thật trở nên khó phân biệt. Tình huống mới sẽ tác động đến danh tiếng nghệ sĩ ra sao, nếu khán giả thờ ơ với một sản phẩm mới của ca sĩ nhưng lại khen bài hát khác do phiên bản AI trình bày? Câu trả lời chưa rõ ràng, còn vì nó gắn chặt với vấn đề pháp lý đã nhắc ở trên, là liệu việc nhái giọng hát sẽ được kiểm soát và phổ biến thế nào.
Khía cạnh kinh tế cũng khó bỏ qua. Trong khuôn khổ pháp lý, AI có thể sẽ được dùng để tạo các bài hát mới có ca sĩ nổi tiếng (với sự cho phép của họ) để tạo ra sự mới lạ, và không loại trừ mở ra một thị trường và nguồn thu mới. Từ góc độ kinh doanh, một khi công nghệ tiến bộ, nhiều người sẽ nghĩ đến việc khai thác giọng hát của người đã khuất. Với nhiều fan, họ có thể vui mừng khi nghe nhạc "mới" từ những thần tượng khuất bóng. Nhưng mặt khác, có lẽ sẽ phát sinh những tranh chấp mới về tiền bản quyền giữa nhiều bên. Và nếu thực sự nảy sinh một thị trường âm nhạc mới, sẽ lại có việc sử dụng trái phép giọng hát, dẫn tới những cuộc đấu tranh pháp lý phức tạp.
Không chỉ là vấn đề pháp lý, kinh tế, chúng ta cũng đang đối diện với nhiều câu hỏi đạo đức liên quan sự đồng ý hay không. Câu hỏi này càng trở nên phức tạp hơn khi nhắc tới các nghệ sĩ đã qua đời. Việc "hồi sinh" giọng hát của họ qua AI có hợp đạo đức không, có làm thay đổi di sản nghệ thuật của họ không? Và nếu một ngày, giọng hát AI càng "hoàn hảo", liệu đó là sự tiến bộ đáng mừng về công nghệ và kinh doanh, hay chỉ là sự lừa dối?
Tác phẩm Tia sáng cuối cùng (The Last Light) với sự kết hợp giữa cải lương (NSND Bạch Tuyết) và nhạc rap (rapper Wowy), phát sóng trên YouTube tối 19.6 là một trong những video âm nhạc đầu tiên tại Việt Nam tiên phong sử dụng nghệ thuật tạo hình AI. Ảnh: MV
Mặc dù bài viết này tập trung về âm nhạc, nhưng cần nói rằng ý nghĩa hay hậu quả của AI sẽ vượt xa phạm vi âm nhạc. Sự phát triển công nghệ sao chép giọng nói tất yếu sẽ bị lạm dụng để phát tán nội dung ghi âm giả, các cuộc gọi mạo danh "kêu cứu, đề nghị chuyển khoản". Đây là những vấn nạn không mới nhưng sẽ càng nghiêm trọng khi công nghệ AI tăng tiến. Có cơ sở để lo ngại rằng việc tạo ra những giọng nói giả như thật sẽ ngày càng khả thi. Khi đó, Việt Nam và các nước sẽ càng khó khăn đối phó các "tai nạn" liên quan thông tin sai lệch, tổn hại danh tiếng, bảo mật và lừa đảo.
Bất chấp những thách thức tiềm ẩn, nếu thừa nhận công nghệ AI sẽ ngày càng phát triển, người ta có thể hy vọng tìm ra cách để AI giúp đổi mới âm nhạc Việt Nam. Chẳng hạn, sẽ có những nghệ sĩ thử nghiệm AI để tạo hiệu ứng giọng hát độc đáo hoặc pha trộn các phong cách âm nhạc khác nhau. Trong cộng đồng, có thể nảy sinh những giải pháp cụ thể để các mô hình giọng hát AI lại đóng góp vào bảo tồn di sản âm nhạc, thể hiện sự tôn trọng các nghệ sĩ và gia đình của họ.
Dù là thử thách hay cơ hội, rõ ràng sẽ cần có những quy định mới liên quan công nghệ sao chép giọng hát bằng AI. Đầu tiên, có thể cần sửa đổi luật bản quyền và sở hữu trí tuệ hiện hành để giải quyết việc sử dụng AI trong âm nhạc. Ngoài biện pháp pháp lý, cũng cần có các khuyến nghị đạo đức về việc áp dụng công nghệ, cũng như yêu cầu các sản phẩm âm nhạc do AI tạo ra phải được dán nhãn rõ ràng. Xã hội cũng cần các biện pháp bảo đảm rằng dữ liệu để huấn luyện các mô hình AI được sử dụng đàng hoàng và không vi phạm quyền riêng tư.
Một khi công nghệ AI phát triển, không chỉ âm nhạc Việt Nam, mà thực tế là rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, sẽ đối diện nhiều câu hỏi khó và cần có sự quan tâm ngay từ sớm để có thể điều chỉnh những rủi ro và xác định những cơ hội tiềm năng.
Buổi biểu diễn của BLACKPINK tại Coachella bị phạt gần 900 triệu đồng, lý do là gì? Vì sao đêm diễn headline của BLACKPINK lại bị phạt? Mới đây, BTC lễ hội âm nhạc Coachella đã bị phạt 117.000 USD vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Indio, California, đại diện của thành phố xác nhận với Pitchfork. Theo kế hoạch, đêm nhạc cuối cùng trong tuần lễ mở màn Coachella phải được kết thúc vào đúng 00:00 giờ, sau...