Rau quả Trung Quốc ồ ạt đổ về các chợ
Cuối năm, các loại rau củ quả có nguồn gốc Trung Quốc lại ồ ạt dội về các chợ trên địa bàn thành phố. Từ chợ đầu mối Long Biên đến Dịch Vọng Hậu sau đó được đưa đi khắp nơi nhưng chất lượng thì khó kiểm soát.
Hoa quả được tập kết gần cửa khẩu Lào Cai để đưa về xuôi. Ảnh: Phú Khánh
Tăng 30-50% lượng nhập khẩu
Video đang HOT
Theo Cục Bảo vệ thực vật, 2 tháng cuối năm, lượng nông sản Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam tăng, khoảng 30-50% so với những tháng trước. Nguyên nhân bởi, cuối năm, lượng tiêu thụ các mặt hàng rau củ quả lớn, trong khi đây cũng là thời kỳ nông sản Trung Quốc vào chính vụ. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng trên địa bàn huyện Ba Vì liên tiếp bắt giữ hàng loạt vụ vận chuyển hoa quả Trung Quốc không rõ nguồn gốc với số lượng lớn.
Tại cửa khẩu Tân Thanh và Lào Cai, hoạt động nhập khẩu hoa quả sôi động hơn. Theo bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7, lượng trái cây, củ quả từ Trung Quốc đổ về cửa khẩu này đang tăng mạnh. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 300 tấn nông sản được nhập khẩu, trong đó, hoa quả chiếm đa số và tập trung ở một số mặt hàng là táo, quýt, dưa cô tiên. Cũng bởi lượng nông sản nhập khẩu qua đây tăng mạnh, nên Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã phải tăng cường thêm lực lượng để kiểm tra, kiểm soát.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm
Mặc dù, hầu hết mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc đều diễn ra qua cửa khẩu, nhưng do chính sách thông thương nên rau củ quả không phải chịu thuế suất, thuộc nhóm hàng ở luồng xanh (ưu tiên), nên diễn ra rất thông thoáng. Phần lớn việc kiểm tra, kiểm soát bảo vệ thực vật (BVTV) tại các cửa khẩu mới chỉ đáp ứng phần dịch bệnh, còn chất lượng ATTP trên rau củ quả thì vừa thiếu về con người vừa thiếu về thiết bị. Còn tại các chợ hiện nay cũng chỉ đảm nhận vai trò quản lý chung, việc đảm bảo hàng hóa chất lượng, ATTP còn bỏ ngỏ.
Trong khi đó, báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho thấy, từ ngày 30-10 đến 5-12, Việt Nam nhập khẩu khoảng hơn 689.000 tấn hàng hóa với hơn 90 mặt hàng có nguồn gốc thực vật. Kiểm tra 96 mẫu rau, quả, cơ quan chức năng phát hiện có 8 mẫu vượt ngưỡng dư lượng thuốc BVTV cho phép. Ngoài củ cải trắng và cà rốt, quýt là mặt hàng có nguy cơ cao nhất với 5 mẫu vi phạm.
Theo quy định mới đây nhất của Bộ NN&PTNT về chế độ kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, với những mặt hàng nông sản có nguy cơ cao về mất ATTP, lực lượng kiểm dịch sẽ lấy xác suất mẫu kiểm tra, khoảng 10%. Nếu phát hiện sẽ tăng tần suất lấy mẫu lên tỷ lệ 30%. Hiện, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã được trang bị 50 bộ Kit nhanh để kiểm tra tại chỗ chất lượng rau củ quả nhập khẩu qua đây. Nhưng, bà Nguyễn Thị Hà cho biết, bộ Kit này cũng chỉ kiểm tra được khoảng 30% các hoạt chất thuốc BVTV trong danh mục. Muốn kiểm tra sâu, chắc chắn, Chi cục phải gửi mẫu về các Trung tâm kiểm nghiệm tại Hà Nội, công đoạn này cũng mất từ 7-10 ngày, đến lúc có kết quả thì lô hàng cũng đã được lưu thông đi khắp nơi.
Càng về cuối năm, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản trong đó rau củ quả tươi rất lớn. Lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng mạnh đồng thời tăng thêm nỗi lo mất ATTP đối với người tiêu dùng vì khả năng kiểm soát chất lượng còn chưa đáp ứng thực tế.
Theo ANTD
Lạm phát 6,04%: "Không phải là thấp"
Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước năm 2013, được công bố sáng qua 23-12. Nguyên nhân lạm phát tăng chủ yếu do giá một số mặt hàng và dịch vụ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
Giá xăng dầu sau nhiều đợt điều chỉnh tăng/giảm nhưng cả năm vẫn tăng mạnh 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Phân tích cụ thể tác động của các mặt hàng nói trên, ông Nguyễn Đức Thắng cho biết, giá xăng dầu được điều chỉnh 4 đợt tăng và 6 đợt giảm trong năm 2013 nhưng nhìn chung vẫn tăng.
Đánh giá về mức tăng CPI cả năm nay, ông Nguyễn Đức Thắng cho rằng: "Nói là thấp nhưng theo quan điểm của chúng tôi, mức 6,04% không phải là thấp. Thấp vì chúng ta đã quen với việc CPI các năm tăng rất cao mà thôi".
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh nhận xét: "So với nhiều năm và mục tiêu của cả năm thì lạm phát 6% vẫn ở mức thấp. Nhưng so với lạm phát của các nước trong khu vực thì tỷ lệ trên vẫn là cao, các nước trong khu vực chủ yếu tăng khoảng 3%. Việt Nam tăng hơn 6% là gấp đôi các nước khác rồi". Ông Lê Đăng Doanh cũng cho rằng việc điều chỉnh giá một số mặt hàng: xăng dầu, điện, gas... đều phải xem xét thận trọng vì sẽ gây nên tác động dây chuyền, tác động đến giá từng "quả trứng, mớ rau".
Theo ANTD
Lơ ngơ vớ hàng hiệu rởm Khảo sát trực tuyến của hãng Niesel cho thấy người Việt Nam mê hàng hiệu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, dù giá của chúng quá cao so với thu nhập chung. Người tiêu dùng nên đến trực tiếp các cửa hàng thời trang -nơi các hãng có gian hàng đại diện để mua được đồ thật. Ảnh...