Ra mắt cập nhật mới, NPH lặng lẽ thêm vô số điều kiện cấu hình, buộc game thủ phải dùng ổ cứng SSD
Lại thêm một tựa game nữa yêu cầu người chơi phải cài đặt trên ổ cứng SSD thì mới có thể hoạt động.
Theo thời gian, các tựa game đang ngày càng trở nên đẹp, ấn tượng hơn cả về đồ họa, hình ảnh lẫn nội dung. Chắc chắn, đây là tin không thể vui hơn cho các game thủ, nhưng đồng thời, nó cũng ẩn tàng không ít những nỗi lo thường trực. Mà dễ thấy nhất chính là việc không ít người đã phải vội vã cải thiện phần cứng trên PC của mình, không phải để gia tăng hiệu năng mà chỉ đơn giản nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng cao từ phía các nhà phát hành và nhiều tựa game bom tấn. Đơn cử như trường hợp mới nhất của Cyberpunk 2077 – trò chơi cũng đang tạo ra rất nhiều tranh cãi.
Theo đó, Cyberpunk 2077 vừa ấn định chính thức 26/9 sẽ là ngày phát hành phiên bản mở rộng mang tên Phantom Liberty đang được rất nhiều người chờ đón. Thế nhưng, song song với việc này, nhà phát hành CD Projekt cũng âm thầm thay đổi cấu hình yêu cầu trên PC, trong đó có một hạng mục nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cụ thể, Cyberpunk 2077 giờ đây yêu cầu người dùng phải cài game vào ổ SSD, ít nhất phải từ SATA 3 trở lên và không còn chế độ HDD Mode như thời kỳ mới phát hành trước đó. Đấy mới chỉ là điều kiện cơ bản nhất, còn nếu như so sánh mức thông số yêu cầu để trải nghiệm mượt mà Cyberpunk 2077: Phantom Liberty, các game thủ sẽ còn phải đầu tư kha khá tiền nhằm nâng cấp CPU, RAM, GPU của mình nữa. Dẫu cho dung lượng của trò chơi không tăng lên quá nhiều, nhưng những thiết bị PC cũ kỹ sẽ khó lòng đáp ứng được trải nghiệm mới trong phiên bản mở rộng này.
Video đang HOT
Được biết, Cyberpunk 2077 sẽ được làm lại rất nhiều về mặt đồ họa, khi thay đổi hoàn toàn cơ chế chiếu sáng và đổ bóng trước đó bằng path tracing – điều khiển và tính toán toàn bộ đường đi của nguồn sáng, thay vì chỉ tính toán cách một số lượng nhất định tia sáng xử lý trong môi trường game. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến CD Projekt nhất quyết yêu cầu người chơi phải nâng cấp PC để đáp ứng những cải tiến mới từ phia phiên bản này. Nhưng chắc chắn, điều này cũng sẽ gia tăng áp lực rất nhiều lên GPU của người chơi.
Tất nhiên, theo sự phát triển của công nghệ, việc các tựa game ngày càng trở nên đẹp, lung linh và bắt mắt hơn cũng là một xu thế dễ hiểu. Tuy vậy, điều này cũng đặt ra áp lực rất lớn lên túi tiền của các game thủ, với những dẫn chứng đang xuất hiện ngày một nhiều như việc tăng giá các tựa game bom tấn lên 70$ từ phía gần như mọi nhà phát hành, cho tới những yêu cầu cũng đang ngày một cao hơn về thiết bị phần cứng.
Những tựa game thế giới mở sở hữu cốt truyện hay nhất, nên chơi ít nhất một lần
Những trò chơi thế giới mở luôn được đánh giá cao bởi cốt truyện có chiều sâu, lôi cuốn của mình.
Các trò chơi thế giới mở thường được đánh giá rất cao và đang dần trở thành xu hướng được ưa chuộng nhất trong làng game. Lý do đơn giản nhất là vì chúng luôn tạo ra một thế giới tự do, nơi người chơi có thể thoải mái phát triển nhân vật, khám phá và làm mọi việc mình muốn, không cần tuân theo một khuôn khổ nào. Ngoài ra, đó còn là vì các tựa game này thường xuyên vẽ nên một câu chuyện đầy cảm xúc, lôi cuốn và rất có chiều sâu. Đơn cử như những cái tên dưới đây.
Marvel's Spider-Man
Ra mắt vào năm 2018, nhưng tới nay, đây vẫn luôn được coi là một trong những trò chơi lấy chủ đề Marvel thành công nhất trong lịch sử. Vẫn đưa người chơi nhập vai vào Peter Parker - nhân vật có lẽ đã không còn quá xa lạ với chúng ta, thế nhưng, Marvel's Spider-Man còn vẽ nên một câu chuyện kịch tính hơn nữa.
Trở thành Peter Parker, người chơi giờ đây sẽ đồng cảm hơn với Người Nhện khi luôn phải cân bằng giữa trách nhiệm của một siêu anh hùng và việc giữ gìn, bảo tồn cuộc sống cá nhân vốn có của một sinh viên như mình. Càng đi sâu, chúng ta sẽ càng thấy, trở thành Spider-Man khó khăn ra sao.
Cyberpunk 2077
Không bàn tới chất lượng có phần kém cỏi ở thời đểm mới ra mắt, nhưng chắc chắn tham vọng của trò chơi này là điều không phải bàn cãi. Tham vọng đó được phản ánh thông qua việc CD Projekt không hề bỏ cuộc, mà tiếp tục xây dựng câu chuyện của Cyberpunk 2077 với chiều hướng tích cực, lắng nghe nhiều hơn từ người hâm mộ.
Để rồi sau đó, thành quả cũng đã tới khi doanh số bán hàng của trò chơi được cải thiện đáng kể. Vào vai nhân vật chính tên V, người chơi sẽ bị cuốn vào câu chuyện chứa đầy AI, tham nhũng của một thành phố đen tối do các lãnh chúa điều hành. Và chắc chắn, sẽ không dễ để người chơi có thể rời khỏi thế giới này dễ dàng, nếu như chưa khám phá ra hết các mặt tối của nó.
No Man's Sky
Nhiều người có thể nghi ngờ việc No Man's Sky xuất hiện trong bản danh sách này. Tuy vậy, nết xét về mặt cốt truyện, điều này hoàn toàn xứng đáng. Cốt lõi của trò chơi vẫn là khám phá không gian, nhưng đi kèm với đó là vô số điều bất ngờ thú vị chờ đợi người chơi ở phía trước.
Khởi đầu No Man's Sky, người chơi sẽ nhận được tín hiệu cấp cứu từ một nhân vật tên Artemis - người dường như đang bị lạc và phải hạ cánh xuống một hành tinh xa lạ. Nhưng khi tới nơi tín hiệu được phát ra, tất cả đều trống rỗng. Trong nỗ lực để giải cứu Artemis và nhóm bạn, chúng ta sẽ khám phá ra những bí ẩn liên quan tới con số 16, đồng thời giải thích được tại sao lại tồn tại vô số bản thể giống hệt mình.
Grand Theft Auto 6 có thể học hỏi được gì từ màn ra mắt thảm hoạ xưa kia của Cyberpunk 2077? Để đảm bảo rằng sự ra mắt của Grand Theft Auto 6 thành công nhất có thể, Rockstar Games nên xem xét sự kiện ra mắt Cyberpunk 2077. Để đảm bảo sự ra mắt vững chắc cho Grand Theft Auto 6, Rockstar Games cần nghiên cứu kỹ lưỡng những thiếu sót mà CD Projekt Red đã phạm phải. Rockstar Games đã tạo ra...