Quốc vương Thái Lan và hậu cung đầy sóng gió: 5 người phụ nữ, 4 lần phế truất
Chế độ quân chủ tuy đã được bãi bỏ ở hầu hết các quốc gia trong gần 1 thế kỷ qua, tuy nhiên ở vài nước vẫn giữ lại 1 phần của chế độ này, tiêu biểu là Thái Lan. Nhìn những người phụ nữ từng được bước lên đỉnh cao danh vọng bên cạnh nhà vua rồi lại bẽ bàng chịu kết cục phế truất mới biết cuộc sống Hoàng gia Thái khắc nghiệt đến mức nào.
Vốn được biết đến là một vị vua sống kín tiếng, tuy nhiên Quốc vương Thái Lan Vajiralongkorn ( Rama X) lại là một người khá “đào hoa” với đời sống hôn nhân đến 5 bà vợ. Điều này thu hút sự chú ý của dư luận bởi kể từ khi nền quân chủ chuyên chế Thái Lan kết thúc vào năm 1932 thì 4 vị Quốc vương sau đó của Thái Lan đều theo chế độ một vợ một chồng, ngoại trừ Vua Rama III không kết hôn và tước hiệu Hoàng quý phi thì không còn kể từ tồn tại kể từ năm 1921.
Nhưng đến đời vua Rama X, sau khi lần lượt ly hôn với 3 người vợ cũ trước khi lên ngôi, ông còn gây bất ngờ khi là vị vua Thái Lan đầu tiên lập phi ( có 2 vợ trở lên) trong lịch sử hiện đại. Cũng chính từ chế độ kết hôn đa thê này và sự đào hoa của mình, Quốc vương đã gián tiếp tạo dựng nên một hậu cung sóng gió, tranh đấu với nhiều lần phế truất phi tần như trong những bộ phim truyền hình cổ trang được nhiều người yêu thích.
Rama X sinh ngày 28 tháng 7 năm 1952 là đương kim Quốc vương Thái Lan, chính thức nhậm lễ đăng quang ngày 4 tháng 5 năm 2019. Là vị vua thứ 10 của vương triều Chakri, ông kế vị Vua cha Rama IX.
Trong giai đoạn cai trị của Rama X, uy tín của Vương thất Thái Lan đã sụt giảm đáng kể do những tai tiếng xung quanh đời tư và lối sống không chuẩn mực của ông. Tìm hiểu về đời tư của vị Quốc Vương Rama X có lẽ có biên soạn thành 1 bộ phim truyền hình siêu dài tập.
Năm 1981 mẹ ông, Vương hậu Sirikit mô tả con trai bà là “có một chút gì của một Don Juan”(chỉ người đàn ông trăng hoa) và cho rằng, ông thích hưởng những ngày cuối tuần của mình bên những phụ nữ xinh đẹp hơn là thực hiện nhiệm vụ của mình.
Và đúng là như vậy, so với sự nghiệp chính trị thì Rama X lại có sự nghiệp tình trường nổi tiếng hơn với những câu chuyện đời tư cùng những người phụ nữ trong cuộc đời mình.
Năm 1977, ông kết hôn với người em họ là công chúa Soamsawali và có với nhau một cô công chúa. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi vẫn đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp với bà Soamsawali thì ông vẫn qua lại với nữ diễn viên trẻ Yuvadhida. Hai người có với nhau 5 người con ngoài giá thú từ năm 1979 – 1987.
Khi trái tim đổi thay, vào đầu những năm 90, Thái tử quyết định ly dị với người vợ đầu tiên vì lý do bà… dành quá nhiều thời gian để chơi bóng bàn. Để rồi đến 1994, ông kết hôn với người tình Yuvadhid và sắc phong bà tước vị Công nương. Nhưng thời kỳ bà Yuvadhid được sủng ái cũng không kéo dài quá lâu, chỉ sau 2 năm, Thái tử bất ngờ lên án vợ ngoại tình và công khai từ bỏ cả vợ và 4 người con trai đang học tại Anh Quốc.
Theo tờ Telegraph, thời điểm đó, ông đã thực hiện việc thông báo ly hôn theo cách hiếm thấy là in hẳn poster cáo buộc bà Yuvadhid ngoại tình với một tướng không quân rồi dán lên khắp tường cung điện. Thái tử cũng tuyên bố hai người kia sẽ không được chào đón ở cung điện và thậm chí còn bị trừng phạt nặng nếu dám quay lại. Quần áo và vật dụng của Công nương cũng bị vứt hết ra đường ngay trong buổi tối hôm đó.
Tháng 2/2001, Ông bí mật cưới cô gái có xuất thân bình dân tên Srirasmi Suwadee. Sau khi kết hôn, bà được ban cho tên hoàng tộc là Akrapongpreecha. Cuộc hôn nhân này được giữ bí mật đến đầu năm 2005, sau khi bà sinh con trai cho Thái tử thì được sắc phong làm Vương phi. Con trai của họ cũng ngay lập tức trở thành Hoàng tử. Thái tử lúc ấy đã tuyên bố: “Tôi hiện giờ 50 tuổi, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi cần có một mái ấm cho riêng mình”.
Tưởng chừng mái ấm của Thái tử “Don Juan” đã thực sự yên bình nhưng rồi sóng gió lại bất ngờ ập đến vào cuối năm 2014. Theo thông tin Hoàng gia đưa ra thời điểm đó, 7 người thân trong gia đình Vương phi Srirasmi đã bị phanh phui bê bối tham nhũng với khối tài sản khổng lồ và lợi dụng địa vị Hoàng gia để trục lợi cá nhân.
Thái tử Maha sau đó đã gửi thư cho Bộ Nội vụ yêu cầu tước bỏ tên hoàng tộc của gia đình vợ. Bà Srirasmi trở thành dân thường, rời khỏi hoàng cung và phải chia tay với con trai là Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti (sinh năm 2005).
Tuy nhiên, cũng phải kể đến việc trong thời gian Vương phi Srirasmi vẫn còn tại vị, đã có nhiều tin đồn về mối quan hệ tình cảm của chồng bà và nữ cận vệ Hoàng gia Suthida Tidjai, người từng là tiếp viên của hãng hàng không Thai Airways. Từ tháng 12/2014, nhiều hình ảnh đã cho thấy bà Suthida thường xuyên xuất hiện bên cạnh Thái tử nhưng không chỉ đơn thuần là một cận vệ Hoàng gia. Tuy nhiên đến đầu năm 2019 thì mối quan hệ của họ mới chính thức được công khai.
Từ trước khi lên ngôi, nhà vua Vajiralongkorn thường dành phần lớn thời gian với bà Suthida ở Đức và cuối cùng vào ngày 1/5 năm nay, chỉ 3 ngày trước lễ đăng quang chính thức của mình, ông đã tổ chức lễ cưới với nữ Đại tướng Suthida Tidja tại cung điện Dusit ở Bangkok và ngay sau đó bà được sắc phong làm Somdej Phra Rajini (Hoàng hậu).
Cũng trong thời điểm đã kết hôn cùng bà Suthida, Quốc vương còn có một “người tình lâu năm” khác cũng làm việc trong đội cận vệ Hoàng gia. Tháng 7/2019, ông sắc phong bà Sineenat Wongvajirapakdi lên làm Hoàng quý phi và đồng thời trở thành Hoàng quý phi đầu tiên của Thái Lan trong suốt gần 1 thế kỷ.
Nhưng sau chưa đầy 3 tháng ngắn ngủi, giờ đây bà Sineenat đã không còn được gọi với danh hiệu Hoàng quý phi của Hoàng gia Thái Lan. Hình ảnh và lý lịch của bà đều bị xoá khỏi website Hoàng gia không dấu vết. Hoàng quý phi sau khi bị tước hết danh hiệu được biết đến là một người phạm tội “bất trung với vua, chống lại Hoàng hậu”.
Theo thông cáo của Hoàng gia, Hoàng quý phi nhiều lần “nhăm nhe” vào vị trí của Hoàng hậu và cố ngăn cản việc phong hậu cho bà Sutida. Không chỉ bày tỏ sự phản đối và tìm cách gây áp lực, Sineenat còn làm bất cứ điều gì có thể để bản thân mình được ngồi vào vị trí Hoàng hậu. Quốc vương đã phong cho bà tước vị Hoàng quý phi vào hồi tháng 7 để xoa dịu những sức ép nói trên, tuy nhiên sau một thời gian theo dõi hành vi của Sineenat, ngài phát hiện bà không hề thấy biết ơn và đã không cư xử đúng mực với danh hiệu cao quý của mình.
Hiện tại, dư luận cũng đặt dấu chấm hỏi lớn về tình hình của Hoàng quý phi Sineenat sau khi bị phế truất.
Vẫn biết chốn “thâm cung” đầy rẫy những điều bí ẩn mà chúng ta không thể nào hiểu hết được. Nhưng nhìn lại những người phụ nữ từng được bước lên đỉnh cao danh vọng bên cạnh nhà vua rồi lại bẽ bàng chịu kết cục phế truất, không còn được xuất hiện trước công chúng mới biết cuộc sống Hoàng cung khắc nghiệt đến mức nào. Đặc biệt là với một vị vua giàu có và đào hoa như Quốc vương Rama X, việc gần gũi bên cạnh ngài đôi khi cũng là một con dao hai lưỡi có thể đưa một người lên đỉnh cao hoặc xuống vực thẳm.
Cảnh sát Thái Lan giải cứu 700 người bị các băng đảng lừa đảo giam giữ
Cảnh sát Thái Lan cho biết họ đã giải cứu 700 công dân nước này bị giam giữ bởi các băng đảng tội phạm Trung Quốc ở Campuchia.
Cảnh sát Thái Lan cho biết gần đây họ đã giải cứu được 2 chục người bị giam nhốt bởi nhóm tội phạm Trung Quốc tại Sihanoukville, Campuchia. Ảnh: Al Jazeera
Sau hơn 2 năm rơi vào khó khăn vì dịch COVID-19, cặp vợ chồng Teerapat cùng Dao sẵn sàng nhận công việc ở nơi xa. Nhưng sau đó, cặp đôi nhận ra họ đã gặp phải sai lầm tồi tệ.
Kênh Al Jazeera cho biết những kẻ lừa đảo đã hứa hẹn về công việc bán hàng online trả lương hậu hĩnh tại thị trấn biên giới Campuchia Poipet. Thị trấn Poipet chỉ cách nhà của Teerapat và Dao ở miền Đông Thái Lan một giờ lái xe.
Teerapat kể lại rằng người môi giới còn nói rằng họ có thể kiếm được 2.000 USD/tháng và được bao chi phí di chuyển, nơi ở. Teerapat bổ sung: "Nếu biết rằng đó là công việc lừa những người Thái Lan khác, tôi sẽ không bao giờ đến đó".
Sau khi đến Sihanoukville (Campuchia), Teerapat cùng Dao bị yêu cầu phải ở bên trong tòa nhà 12 tầng nơi các "ông chủ" Trung Quốc sẽ ra mệnh lệnh cho họ qua một người phiên dịch.
Công việc đứa hứa hẹn thực chất là một trò lừa đảo. Thay vì bán hàng online, Teerapat cùng Dao phải thực hiện các cuộc điện thoại và giả mạo làm nhân viên hải quan, cảnh sát, nhà đầu tư muốn giao dịch ngân hàng.
Teerapat và Dao cho biết trung tâm được chia thành 3 nhóm với tổng cộng 120 người. Nhóm đầu nhận vai trò tìm kiếm các số liên lạc, thu thập số thẻ căn cước của công dân Thái Lan, số dư tài khoản ngân hàng, địa chỉ...
Nhóm thứ hai giả mạo làm nhân viên hải quan hoặc bưu chính để gọi điện "mở đường" cho phi vụ lừa đảo. Nhóm thứ 3 nhận trách nhiệm giả làm cảnh sát để thuyết phục nạn nhân chuyển tiền.
Teerapat cùng Dao mỗi người bị áp "doanh số" phải lừa được 500.000 baht (15.000 USD)/tháng với hàng chục người khác ở cùng tòa nhà. "Ông chủ" còn đe dọa bán họ cho băng nhóm tội phạm khác nếu họ không đạt được chỉ tiêu.
Cảnh sát Thái Lan thừa nhận có khả năng khoảng 1.500 công dân nước này đang mắc kẹt tại Sihanoukville và bị giam nhốt bởi các nhóm tội phạm lừa đảo. Giới chức Thái Lan xác nhận ngày 9/4 đã giải cứu hai chục người tại tòa nhà 10 tầng được bao quanh bởi hàng rào dây théo gai và máy quay an ninh giám sát chặt chẽ.
Trung tướng cảnh sát Thái Lan Surachate Hakparn tiết lộ: "Cùng với các đồng nghiệp Campuchia, chúng tôi đã giải cứu được tổng cộng 700 công dân Thái Lan". Truyền thông Đông Nam Á cũng nghi ngờ hàng trăm người Malaysia, Philippines và Indoneisa cũng trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm và bị lừa đến Campuchia.
Tại Thái Lan, việc môi giới đến các ngôi làng nghèo giới thiệu về các công việc cho người dân địa phương không phải là hiếm. Điều này đặc biệt phổ biến trong giải đoạn vụ mùa thu hoạch kết thúc. Nhiều người nông dân muốn tìm cơ hội để có việc làm được trả lương cao hơn, thậm chí là ra nước ngoài. Nhưng nhiều người bị kéo đến làm việc trên tàu cá hoặc nhà máy do các nhóm tội phạm vận hành. Họ chỉ nhận được đồng lương ít ỏi thậm chí phải làm việc không công.
Người phát ngôn của cảnh sát Hoàng gia Thái Lan Krissana Pattanacharoen cho biết: "Khi công dân Thái nhận ra công việc được hứa hẹn thực chất là đi lừa đảo những người đồng hương, họ đều không muốn làm việc này. Tuy nhiên, họ không thể rời đi và buộc phải làm việc cho các băng đảng tội phạm".
Ngay khi những mánh khóe lừa đảo bị lật tẩy rộng rãi, các nhóm tội phạm sẽ tìm ra phương thức lừa đảo khác. Ông Kridsana cho biết: "Những nhóm tội phạm này như nấm vậy, chúng tiếp tục mọc lên với hình dạng và màu sắc khác nhau".
Cơ quan chức năng cho biết kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, các vụ lừa đảo qua điện thoại đã khiến người Thái Lan mất hàng triệu USD.
Teerapat và Dao thoát khỏi hang ổ tội phạm sau 10 ngày. Khi đó Dao mắc COVID-19 và những kẻ bắt giữ họ đồng ý để Teerapat trở về làng vay mượn phí 3.000 USD để họ được thả tự do. Dao kể lại: "Tất cả mọi người đều muốn rời đi. Nhưng hầu hết không thể trả được tiền chuộc. Cha tôi buộc phải đi vay tiền và hiện giờ chúng tôi nợ rất nhiều đồng thời vẫn thất nghiệp".
Mặc dù nợ nần và không có việc làm nhưng Dao vẫn cảm thấy may mắn vì cùng chồng trở về được Thái Lan từ đầu tháng 2. Cô nói: "Đến giờ tôi vẫn mơ về việc ngồi trong căn phòng đó và điện thoại liên tục reo".
Những khóa huấn luyện khắc nghiệt nhất ở nước ngoài của biệt kích Mỹ Cộng đồng biệt kích của Mỹ thường tham gia các khóa huấn luyện được coi là khắc nghiệt nhất trên thế giới. Ngoài việc được đào tạo trong nước, họ cũng tham gia các khóa huấn luyện ở nước ngoài. Một thành viên đặc nhiệm quân đội Mỹ trao đổi với lực lượng đặc nhiệm Guatemala trước một cuộc luyện tập ở Guatemala...