Quốc hội Mỹ phê chuẩn thỏa thuận tạm thời tránh việc đóng cửa chính phủ
Ngày 25/9, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt một thỏa thuận tạm thời để tránh việc chính phủ đóng cửa.
Thỏa thuận này sẽ giúp chính phủ hoạt động ở mức chi tiêu hiện tại cho đến ngày 20/12, tức là trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 tới.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Thỏa thuận đã được thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng ở cả hai viện, trước thời hạn chót là ngày 30/9 để phê duyệt ngân sách chính phủ mới hoặc bắt đầu đóng cửa các cơ quan liên bang, chỉ 5 tuần trước Ngày Bầu cử.
Lãnh đạo Thượng viện, ông Chuck Schumer cho biết: “Người Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm. Chúng tôi sẽ giữ cho chính phủ mở cửa. Chúng tôi sẽ ngăn chặn nguy cơ các dịch vụ quan trọng của chính phủ phải ngừng hoạt động một cách không cần thiết”.
Quốc hội cũng đã phê duyệt hơn 230 triệu USD cho Cơ quan Mật vụ để tăng cường bảo vệ cho ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump – người đã phải đối mặt với 2 âm mưu ám sát – và các ứng cử viên khác trong chiến dịch tranh cử. Đây là hành động lập pháp cuối cùng của hơn 500 nhà lập pháp trước cuộc bầu cử.
Hầu hết các thành viên của cả hai viện hiện đã trở về bang quê nhà của họ để vận động tranh cử và dự kiến sẽ không trở lại Washington cho đến sau cuộc bầu cử.
Mỹ: Hạ viện bỏ phiếu duy trì nguồn tài chính để các cơ quan Chính phủ tiếp tục hoạt động
Trước việc nguồn tài chính dành cho nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ sẽ cạn kiệt sau 23:59 đêm 1/3, ngày 29/2 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu duy trì việc cấp tiền cho các cơ quan liên bang và tránh việc Chính phủ nước này phải đóng cửa trong năm bầu cử, đồng thời thúc đẩy một biện pháp cung cấp tài chính tạm thời có thể được Thượng viện thông qua.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC, ngày 26/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Với dự luật này, Chính phủ Mỹ sẽ có ngân sách hoạt động ít nhất cho đến ngày 8/3 tới. Lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Chuck Schumer cho biết ông hy vọng Thượng viện sẽ thông qua dự luật này vào tối 29/2 (giờ địa phương) và chuyển tới Tổng thống Joe Biden để ký thành luật.
Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua, nguồn tài chính dành cho nông nghiệp, khoa học, các cựu chiến binh, giao thông sẽ cạn kiệt trước tiên, theo đó hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm, lương của kiểm soát viên không lưu và nhiều hoạt động quan trọng khác của Chính phủ Mỹ có thể bị ảnh hưởng.
Và việc đóng cửa hoàn toàn sẽ diễn ra một tuần sau đó - một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang ngày 7/3 - khiến quốc phòng, an ninh biên giới, Quốc hội và nhiều bộ, ngành khác không thể hoạt động.
Trong khi những người ôn hòa coi việc đóng cửa Chính phủ là thảm họa về mặt chính trị và là mối đe dọa đối với cơ hội nắm giữ Hạ viện và giành lại Thượng viện của đảng Cộng hòa vào tháng 11 tới, thì các nhân vật cánh hữu ở những ghế an toàn lại có xu hướng khuấy động một cuộc tranh cãi về ngân sách.
Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi tránh tình trạng đóng cửa chính phủ Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh tình trạng đóng cửa chính phủ vào ngày 30/9, khi các nhà lập pháp trở lại Washington sau kỳ nghỉ tháng Tám. Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một bức thư gửi các đồng nghiệp đảng Dân...