Quảng Bình: Hoang mang trước tình trạng cá chết hoàng loạt, nguồn nước ô nhiễm
Gần đây, ở huyện miền núi Minh Hoá (Quảng Bình) liên tục xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các sông, suối… Nguồn nước sinh hoạt cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân rất hoang mang, lo lắng.
Cá chết hàng loạt, nguồn nước ô nhiễm do hóa chất?
Gần một tháng qua, tại huyện Minh Hoá đã liên tiếp xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt do các đối tượng dùng hoá chất độc hại để đánh bắt cá trên thượng nguồn sông Gianh, đoạn qua các xã Trọng Hóa, Khe Rào, Hóa Hợp, thị trấn Quy Đạt và khe Dương Cau xã Hóa Sơn. Hiện tượng cá chết còn xảy ra ở các xã Dân Hóa và một số địa phương khác.
Một số người dân cho biết, các đối tượng đã sử dụng cây tèng, một loại cây tiết nhựa độc để vứt xuống sông nhằm tận thu tất cả các loài cá. Ngoài ra, nhóm này còn sử dụng một số loại hoá chất khác khiến cá chết nhiều với phạm vi tương đối rộng. Khi cá chết thường bốc mùi hôi, bụng phình to, nội tạng cá bị chất độc phá nát.
Dù lo lắng vì nguồn nước bị ô nhiễm nhưng nhiều người dân huyện Minh Hóa vẫn phải dùng nguồn nước này để sinh hoạt
Ông Đinh Xuân Đại, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn khẳng định: “Cá chết hàng loạt trên địa bàn xã trong thời gian qua là có thật. Thấy cá chết nhiều người dân đổ xô đi vớt cá về ăn. Chính quyền địa phương đã nhiều lần khuyến cáo bà con không nên ăn cá chết, bởi sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và có thể gây ngộ độc, các bệnh về tiêu hoá, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Bên cạnh đó, không sử dụng nguồn nước từ các khe suối, sông ngòi bị nhiễm hoá chất để sinh hoạt”.
Video đang HOT
Hiện tượng cá bị chết hàng loạt cũng khiến nhiều người dân huyện Minh Hóa lo lắng khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt và ăn các thực phẩm từ cá. Nghiêm trọng hơn, những điểm xuất hiện cá chết hàng loạt đều nằm ở phía thượng nguồn nên nguồn nước khi bị nhiễm chất độc hại sẽ rất dễ ảnh hưởng tới các địa phương có dòng sông chảy qua như xã Trung Hóa cũng như xã Minh Hóa – nơi có nhà máy nước sạch cung cấp cho hàng nghìn hộ dân ở thị trấn Quy Đạt, xã Quy Hóa và Yên Hóa.
Anh Lê Văn Tân, trú tại thị trấn Quy Đạt lo lắng: “Từ khi xuất hiện cá chết hàng loạt nghi do nhiễm hoá chất chúng tôi rất sợ khi phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, hầu hết các hộ dân buộc phải chuyển sang dùng nước giếng chứ không dám sử dụng nguồn nước máy như trước đây nữa. Nhưng về mùa khô như thế này nguồn nước giếng cũng không đủ để sinh hoạt nên một số hộ dân cũng “đánh liều” với sức khoẻ của mình”.
Người dân “quay lưng” với cá nước ngọt
Qua tìm hiểu, tại chợ Trung tâm thị trấn Quy Đạt và một số chợ trên địa bàn huyện Minh Hoá, dù số luợng cá nước ngọt được bày bán rất nhiều nhưng người dân không dám mua về ăn vì lo ngại cá bị nhiễm hoá chất, không đảm bảo an toàn.
Giá cá nước ngọt vì thế cũng giảm xuống từ 3- 4 lần so với trước đây. Chị Phương, một người dân cho biết: “Trước đây, tôi thường mua cá nước ngọt về chế biến món ăn nhưng từ khi hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra, tôi không dám mua vì nghi ngại ăn vào sẽ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Hiện cá nước ngọt chết cũng bị cấm mua bán tại các chợ trên địa bàn. Người tiêu dùng đang chuyển sang chọn mua cá biển. Điều này cũng gây khốn khó cho những tiểu thương chuyên buôn cá nước ngọt. Chị Hoàng Thị Thương – một người bán cá nước ngọt lâu năm ở chợ Quy Đạt – cho biết: “Gần một tháng nay tôi buôn bán rất ế ẩm. Các bà nội trợ ít mua do sợ cá bị nhiễm hoá chất. Nếu tình trạng này cứ kéo dài không biết gia đình tôi sẽ sống thế nào”.
Nhiều người dân đang “quay lưng” với cá nước ngọt, khiến cuộc sống của những người buôn cá đang gặp khó
Bác sĩ Cao Sĩ Phượng – Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Minh Hóa – cho hay: “Trung tâm đã khẩn trương cử cán bộ chuyên môn đi đến các nơi xảy ra hiện tượng cá chết để lấy mẫu cá và nước gửi lên tuyến trên kiểm tra. Trước mắt, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền bà con không nên ăn cá chết, hạn chế tối đa việc sử dụng nước sông, khe, suối và nước máy cho việc sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường kiểm tra các quán ăn, nhà hàng, khách sạn để kịp thời phát hiện và tiêu hủy lượng cá nước ngọt chết dự trữ nhằm tránh nguy cơ gây bệnh…”.
Trước tình trạng dân hoang mang, lo lắng vì cá chết hàng loạt, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, UBND huyện Minh Hóa cũng đã tổ chức cuộc họp khẩn với các lực lượng chức năng, các phòng, ban và lãnh đạo các xã thị trấn nhằm có biện pháp đối phó với các đối tượng đánh bắt cá, đồng thời triển khai thực hiện công điện khẩn trong việc ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản gây ô nhiễm môi trường tới các địa phương nằm trong vùng bị ảnh hưởng; tích cực khuyến cáo người dân không nên mua bán cá không rõ nguồn gốc đánh bắt.
Song song với đó là việc tăng cường kiểm tra, xử lý các đối tượng có dấu hiệu đánh bắt cá vi phạm pháp luật. Vận động các quán ăn, nhà hàng không mua cá, không tích trữ các loại cá nước ngọt không rõ nguồn gốc đánh bắt. Chỉ đạo các phòng, ban liên quan cùng phối hợp thực hiện đúng chức năng của mình. Đối với Trạm cấp nước sạch thị trấn Quy Đạt phải thường xuyên kiểm tra, xác định mức an toàn của nguồn nước máy…
Theo Dân Trí
Mất nguồn nước vì nạn đào đãi vàng
Hàng ngàn người dân ở các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô và thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nghiêm trọng mà nguyên nhân là do nạn đào vàng ở thượng nguồn sông Bến Hải gây ra.
Đặc biệt, các trường mầm non đóng trên địa bàn cũng phải sử dụng nguồn nước này để chế biến thức ăn, đun nước uống cho các cháu. Trước tình trạng này, nhiều phụ huynh không cho con trẻ đến trường vì lo sợ con mình ăn uống nguồn nước ô nhiễm phát sinh bệnh tật...
Nguồn nước máy ở Trường Mầm Non Bến Quan bị đỏ đục, hôi hoá chất.
Ông Hồ Xưng - Trưởng bản Khe Hó, xã Vĩnh Hà, cho hay: "Bản Khe Hó có 48 hộ dân, trên 300 nhân khẩu. Năm nay, mặc dù nắng hạn đến muộn, nhưng nguồn nước giếng cả bản sắp cạn rồi. Đến lúc đó, chắc chắn bà con sẽ phải đối mặt với khó khăn không tìm ra nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước duy nhất sử dụng bao đời nay là nước sông Bến Hải đã bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải từ các mỏ đào đãi vàng".
Ông Mai Chiếm Quyền - Trưởng bản Bãi Hà (xã Vĩnh Hà), cho biết, mấy ngày qua, cả ngày ông phải đội nắng cháy, bươn bả giữa núi rừng, tìm nguồn nước sạch cho dân nhưng không tìm thấy. "Cả vùng rừng núi, sông suối từ Vĩnh Ô về tới Vĩnh Hà đều bị "vàng tặc" làm ô nhiễm cả. Không tìm đâu ra nước sạch cho 104 nhân khẩu trong bản"- ông lo lắng.
Theo chỉ dẫn của ông Quyền, chúng tôi tìm đến và thấy nước sông nhuộm một màu đỏ quạch với mùi nồng nặc của các loại hoá chất lọc vàng...
Thị trấn Bến Quan (Vĩnh Linh) cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cô giáo Hoàng Thị Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Mầm Non Bến Quan, cho biết: "Mấy tháng nay, do nguồn nước máy lấy từ vùng sông Bến Hải bị đỏ đục, hôi hoá chất cya nua nên nhiều phụ huynh không cho con em đi học nữa vì sợ con em ăn cơm, uống nước ô nhiễm".
Cô buồn bã nói thêm: "Mà thú thực nhà trường cũng chỉ sử dụng nguồn nước máy lấy từ nguồn nước sông Bến Hải chứ biết lấy nguồn nước đâu khác".
Theo Dân Trí
Nguồn nước ở làng bệnh viêm da lạ nhiễm bẩn Xét nghiệm mẫu nước lấy ở Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi - nơi lan bệnh viêm da chưa rõ nguyên nhân, Viện hóa học môi trường quân sự (Bộ Quốc Phòng) công bố kết quả nước nơi đây đã bị nhiễm bẩn. Viện hóa học môi trường quân sự đã lấy mẫu đất, mẫu nước Làng Rêu từ...