Quảng bá hàng Việt “bỏ quên” Hoàng Sa – Trường Sa: Chuyện không nhỏ!
Đó là khẳng định của ông Phan Ngọc Mai, Phó Cục trưởng cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam (bộ Tài nguyên và Môi trường) xung quanh câu chuyện một doanh nghiệp in hình bản đồ Việt Nam trên lo go nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như Dân trí đã đưa tin, sản phẩm thời trang thương hiệu motviet được bày bán tại siêu thị BigC Thăng Long thiết kế logo được thể hiện bằng hình tròn in mờ nhạt, chạy dài trong hình tròn là hình bản đồ Việt Nam màu trắng không có chủ quyền vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chạy ngang hình viết chữ motviet.
Tem dán của nhãn hàng thời trang motviet có lo go in hình bản đồ Việt Nam quên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Video đang HOT
Trao đổi với PV Dân trí về vụ việc, ông Mai nói theo quy định về bản đồ trong lĩnh vực bản đồ, đưa lên bản đồ có liên quan tới hình thể Việt Nam chắc chắn phải thể hiện đầy đủ Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả các bản đồ hình thể Việt Nam nếu không có Hoàng Sa và Trường Sa là bất hợp pháp và phải thu hồi.
Tuy nhiên, theo ông Mai trong trường hợp cụ thể, để xác định rõ tính pháp lý của hành vi này thì cần xem lại các quy định về đăng ký logo do Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.
Nêu quan điểm về sự quan trọng cần thiết phải có sự thể hiện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bất cứ một cách thể hiện nào về hình thể Việt Nam, ông Nam nói nên có quy định cụ thể in logo có hình thể Việt Nam thì bắt buộc phải có thể hiện hai quẩn đảo là Hoàng Sa và Trường Sa.
“Đã có hình thể Việt Nam thì đương nhiên phải có Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này cần thiết bởi nó sẽ tránh được việc lợi dụng của những người có ý đồ không tốt nhằm mục đích suy diễn khác đi ý nghĩa thiêng liêng về chủ quyền trọn vẹn không thể tranh cãi của tổ quốc”, ông Mai nói.
Trong diễn biến khác của sự việc này, chiều ngày 12/3, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, phụ trách truyền thông, đại diện siêu thị Big C Thăng Long đã trả lời PV về sự việc doanh nghiệp in hình thể Việt Nam trên logo quên Hoàng Sa và Trường Sa. Bà Huyền cho biết sẽ tìm hiểu toàn bộ câu chuyện của sự việc và sẽ có câu trả lời muộn nhất trong ngày hôm nay.
Cũng thời gian chiều 12/3, tại tầng hai gian hàng thời trang Việt Nam của siêu thị Big C Thăng Long thì các sản phẩm áo phông mang thương hiệu motviet có tem dán in logo bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn còn xuất hiện bày bán như bình thường.
Theo Dantri
Big C khẳng định bán gà đúng nguồn gốc
Sau chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực từ UBND TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, cuối cùng, gà đồi Yên Thế đã "đàng hoàng" có mặt ở thị trường Hà Nội. Song khi con gà vừa "cất cánh" ra Thủ đô đã gặp phải rào cản bởi sự tranh chấp. Liệu rằng sự tranh chấp này thực sự có vì con gà đồi Yên Thế, vì hàng nghìn nông dân nuôi gà hay cũng chỉ vì muốn độc quyền?
Gà đồi bày bán ở Big C được chăn nuôi tại Yên Thế
Chung sức đưa gà Yên Thế về Hà Nội
Theo ký kết giữa Bắc Giang và Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Bắc Giang sẽ cung cấp 5 triệu con gà đồi Yên Thế cho Thủ đô. Không phải đến lúc này, gà đồi Yên Thế mới có mặt ở thị trường Hà Nội mà từ trước đó, gà đã được giao dịch và bán nhiều tại những chợ đầu mối như: Hà Vỹ, Thanh Trì, Hà Đông, La Khê... Tuy nhiên, thời điểm trước, gà đồi Yên Thế vẫn bị lép vế bởi gà lậu. Chỉ đến khi, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các Bộ, ngành cùng sự ký kết giữa UBND TP Hà Nội và Bắc Giang, thì gà đồi Yên Thế mới dần có chỗ đứng tại thị trường lớn nhất nhì cả nước này.
Khoảng 10 ngày trở lại đây, gà đồi Yên Thế chính thức được bán tại một số siêu thị trong đó có Big C. Nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang, hàng nghìn nông dân Yên Thế chưa kịp mừng thì đã rơi vào lo lắng với vụ lùm xùm kiện tụng xung quanh con gà. Sự thể cũng chỉ bắt nguồn từ việc chênh lệch giá cả giữa một số đơn vị bán lẻ loại gà này. Cụ thể, tại một số siêu thị gà Yên Thế được bán với giá 150.000 đồng/kg, riêng tại Big C là 120.700 đồng/kg. Bởi sự khác nhau về giá này mà 1 công ty, có trụ sở tại Bắc Giang, đơn vị được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bắc Giang cấp chứng nhận sử dụng thương hiệu "gà đồi Yên Thế" đã cho rằng, gà đồi Yên Thế ở Big C có vấn đề. Đồng thời, đơn vị này cũng đã cáo buộc Big C vi phạm sở hữu trí tuệ, yêu cầu Big C ngừng bán sản phẩm...
Gà đồi tại Big C được thu mua ở Yên Thế
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long khẳng định, gà đồi mà Big C đang bán có xuất xứ Yên Thế, được Big C nhập từ Công ty TNHH phát triển Thành Đồng II có trụ sở tại Đông Anh- Hà Nội. "Đơn vị này đã cung cấp cho chúng tôi đầy đủ hồ sơ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đây là đơn vị được Sở Công Thương Hà Nội giới thiệu với Sở Công Thương Bắc Giang nhằm tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế", ông Dũng cho biết. Ông Dũng cũng khẳng định, theo các quy định của pháp luật, việc kinh doanh gà đồi Yên Thế của Big C không trái với pháp luật về sở hữu trí tuệ, không xâm phạm quyền của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bắc Giang đối với nhãn hiệu chứng nhận "gà đồi Yên Thế".
Ông Nguyễn Đắc Sinh, Giám đốc Công ty Thành Đồng II khẳng định, toàn bộ số gà mà công ty cung cấp cho Big C thời gian qua được thu mua tại Yên Thế. Theo đó, ông Sinh cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoại tỉnh được Chi cục Thú y Bắc Giang cấp mới nhất là lô hàng vào ngày 24-1-2013.
Lý giải về giá bán gà Yên Thế tại Big C rẻ hơn so với nhiều điểm đang bán khác trên địa bàn Hà Nội, ông Sinh cho biết, do Công ty Thành Đồng II là đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá của TP Hà Nội. "Chúng tôi không thể bán giá cao hơn giá đã đăng ký với Sở Tài chính, đây cũng là lý do vì sao giá gà Yên Thế tại Big C rẻ hơn các điểm bán khác. Trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đang cung cấp gà Yên Thế cho Big C, ngoài ra không còn đơn vị nào khác", ông Sinh khẳng định.
"Chúng tôi thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, kêu gọi của UBND TP Hà Nội tham gia tiêu thụ, đưa gà Yên Thế đến với người tiêu dùng Thủ đô. Vậy mà, trong khi chúng tôi đang phát triển thương hiệu cho họ thì họ lại quay lại kiện cáo", ông Sinh tỏ ra rất buồn. Cũng theo ông Sinh, giá thu mua gà Yên Thế tại huyện Yên Thế - Bắc Giang giữa các đơn vị không có sự chênh lệch lớn, nếu có cũng chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng/kg. Vấn đề đặt ra, tại sao cùng là gà đồi Yên Thế mà giá bán của Công ty Thành Đồng II lại thấp hơn nhiều so với giá của Công ty Giang Sơn cung cấp? Người chăn nuôi không được lợi mà người tiêu dùng Thủ đô lại phải ăn gà Yên Thế với giá cao hơn giá trị thực.
Đề cập đến vấn đề, tại sao Big C không chọn nhà cung cấp gà đồi Yên Thế là Công ty Giang Sơn, đại diện Big C cho biết, do giá của đơn vị này quá cao, trong khi, Big C mong muốn có một mức giá hợp lý nhất đến với người tiêu dùng. "Giữa hai nhà cung cấp, cùng là sản phẩm gà đồi Yên Thế có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có kiểm dịch thú y theo đúng pháp luật, bên nào có giá cạnh tranh thì chúng tôi ký hợp đồng phân phối", ông Dũng nói.
Với lý do vì bảo vệ thương hiệu gà đồi Yên Thế, một số sở, ngành Bắc Giang dường như đang muốn hình thành thế độc quyền trong việc phân phối sản phẩm địa phương đến người tiêu dùng Thủ đô? Trong khi đó, đưa gà Yên Thế về Hà Nội là một chủ trương lớn của Chính phủ, sự hợp tác giữa hai tỉnh, thành vì mục đích ngăn chặn gà lậu, cung cấp gà có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng Hà Nội chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.
Theo ANTD
Trứng gia cầm tăng giá bất thường: "Đá bóng" trách nhiệm Báo An ninh Thủ đô đã có bài viết phản ánh về tình trạng trứng gia cầm ào ào tăng giá, nghi án do một số công ty cổ phần chăn nuôi lớn làm giá. Liên quan đến vấn đề này, hôm qua 15-1, một số siêu thị bán lẻ trên địa bàn TP cho biết, đã tạm ngừng nhập trứng của một...