Quân đội Ai Cập đã tiến hành ‘đảo chính hiến pháp’
Bất kể ứng cử viên nào đắc cử tổng thống, quân đội mới là lực lượng thật sự nắm quyền ở Ai Cập sau cuộc “đảo chính hiến pháp” vừa qua.
Sửa đổi hiến pháp hay &’đảo chính ngầm’?
Hội đồng quân sự tối cao (Hội đồng quân sự – SCAF) cầm quyền ở Ai Cập đã ban hành 8 sửa đổi Hiến pháp lâm thời. Những sửa đổi này trên thực tế đảm bảo quyền lực của giới tướng lĩnh. Sau đây là một số sửa đổi hiến pháp đáng lưu ý nhất:
Chức vụ Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang không còn thuộc về tổng thống, mà thuộc về người đứng đầu SCAF. Đó là chưa kể SCAF sẽ tự mình bầu lãnh đạo và tổng thống chỉ có thể tuyên bố chiến tranh với sự chấp thuận của Hội đồng quân sự.
Hội đồng quân sự tự ban cho mình cái quyền phủ quyết Hiến pháp đang được soạn thảo. Điều này có nghĩa là 100 thành viên của Hội đồng soạn hiến pháp sẽ phải trình bày đề nghị của họ trước Hội đồng quân sự. Nếu Hội đồng quân sự phản đối một chương nào đó trong dự thảo hiến pháp, chương này sẽ phải soạn thảo lại. Tranh chấp về các vấn đề tương tự sẽ được đưa ra Tòa án hiến pháp (với các thẩm phán có từ khi Tổng thống Hosni Mubarak chưa bị lật đổ) phán xử. Và nếu quá trình soạn thảo hiến pháp gặp quá nhiều khó khăn, Hội đồng quân sự có thể giải tán Hội đồng soạn thảo hiến pháp và lập ra một hội đồng mới.
Khi được soạn thảo xong, Hiến pháp mới còn phải trải qua khâu trưng cầu dân ý. Sau khi Hiến pháp mới được chấp thuận, bầu cử quốc hội mới sẽ diễn ra sau đó một tháng. Điều này có nghĩa là còn lâu Ai Cập mới bầu được một Quốc hội mới và trong thời gian chưa có quốc hội, SCAF sẽ đảm nhận quyền lập pháp. Đó là chưa kể những sửa đổi trên còn cho phép quân đội toàn quyền xử lý tình trạng bất ổn trong nước.
Video đang HOT
Dân chúng phản đối quân đội giải tán quốc hội mới bầu. Ảnh Getty Images
Những sửa đổi hiến pháp này có nghĩa là Hội đồng quân sự sẽ đảm nhận chức năng lập pháp của quốc hội, cho đến khi Quốc hội Ai Cập (bị giải tán ngày 15/6) được bầu lại. Đồng thời, Hội đồng quân sự cũng chịu trách nhiệm về ngân sách quốc gia và việc xây dựng một hiến pháp mới. Vị tân tổng thống Ai Cập – người Hội đồng quân sự nói muốn trao quyền lực vào cuối tháng 6/2012 – sẽ không giữ chức Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang.
Ngày 12/6, quân đội đã tự ban cho mình thẩm quyền pháp lý thông qua cái gọi là Luật khẩn cấp, cho phép xét xử bất kỳ công dân nào trước Tòa án quân sự. Trong quá khứ, quân đội Ai Cập nắm cả ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Phản ứng ở Ai Cập
Tuy nhiên, người Ai Cập dường như không nhận ra “cuộc đảo chính ngầm” này. Họ còn quá bận rộn với quá trình kiểm phiếu được truyền hình trực tiếp sau cuộc bầu cử tổng thống. Vào chiều tối ngày 17/6, cả hai ứng cử viên đã thông báo giành chiến thắng. Ứng cử viên Mohammed Mursi của tổ chức “Anh em Hồi giáo” và cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq có quan hệ với Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak đều tuyên bố đã giành được 52% tổng số phiếu bầu. Trong khi đó, kết quả bầu cử chính thức chỉ được công bố vào ngày 21/6/2012.
Lúc đầu, tranh cãi về kết quả bầu cử đã khiến cho dư luận Ai Cập không để ý đến “cuộc đảo chính ngầm” do quân đội tiến hành. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Alhayat, bình luận viên nổi tiếng Aiman Sadshad cảnh báo rằng tổng thống tương lai sẽ không có quyền kiểm soát hoặc ngăn chặn các quyết định của Hội đồng quân sự. Ông nói “Tổng thống sẽ không thể cách chức Bộ trưởng Quốc phòng hoặc các thành viên của Hội đồng quân sự”. Và ông nói thêm rằng Hội đồng quân sự tối cao (SCAF) là “bất khả xâm phạm”.
Mohamed ElBaradei:Sửa đổi Hiến pháp lâm thời”thất bại nghiêm trọng” đối với dân chủ và cách mạng ở Ai Cập. Ảnh cfr.com
Nhà ngoại giao Ai Cập từng đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Mohamed ElBaradei, gọi các sửa đổi Hiến pháp lâm thời của SCAF là “thất bại nghiêm trọng” đối với dân chủ và cách mạng ở Ai Cập. Nhân vật từng đoạt giải Nobel này nói: “SCAF giữ lại cho mình quyền lập pháp, tước bỏ của tổng thống mọi quyền kiểm soát quân đội”.
Ngày 16/6, Hội đồng quân sự tối cao (SCAF) đã giải tán Quốc hội Ai Cập mới được bầu trong mùa đông vừa qua sau khi Tòa án hiến pháp phán quyết rằng một phần ba số ghế trong quốc hội đã được bầu một cách bất hợp pháp. Tổ chức “Anh em Hồi giáo” cáo buộc rằng bằng cách giải tán quốc hội, Hội đồng quân sự đang tìm cách sửa đổi bầu cử phù hợp với “khẩu vị” của mình.
Tổ chức “Anh em Hồi giáo” và các nhóm chính trị khác tuyên bố sửa đổi hiến pháp do quân đội đưa ra là không hợp lệ. Nhưng yếu tố quyết định sẽ là ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Nếu cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq giành chiến thắng, Hội đồng quân sự sẽ tiến hành theo cách của họ, bất chấp sự phản đối của những người Hồi giáo. Nếu ứng cử viên Hồi giáo Mohammed Mursi giành được chức tổng thống, tình hình cũng không mấy dễ dàng. Ông Mursi có thể sẽ đối đầu với quân đội.
Tổ chức “Anh em Hồi giáo” đã tuyên bố sẽ chống lại Hội đồng quân sự, kêu gọi phục hồi đầy đủ Quốc hội Ai Cập đã bị giải thể. Hiện thời, các lối vào tòa nhà Quốc hội bị rào bằng dây thép gai chính là tụ điểm của các cuộc đấu khẩu giữa những người biểu tình phản đối và quân đội.
Theo Báo Đất Việt
Quân đội Ai Cập - Đồng minh bỗng thành kẻ thù
Trong "Cách mạng 25/1" của Ai Cập, người biểu tình đổ về Quảng trường Tahrir và trước ngày biểu tình thứ 18, khi hạ bệ được Tổng thống Hosni Mubarak, người biểu tình đã hô một khẩu hiệu vang như sấm: "Nhân dân. Quân đội. Một tay".
Một binh sĩ đứng nhìn khi người biểu tình tập trung bên ngoài văn phòng nội các chính phủ ngày 26/11 ở Cairo. (Ảnh: Getty)
Vào buổi sáng hôm sau đó, khi người Ai Cập ăn mừng chế độ cầm quyền 30 năm của Mubarak chấm dứt, nhiều người đã leo lên xe tăng của quân đội và họ vẫy quốc kỳ, chụp ảnh cùng binh lính mà họ coi như những người hùng của cuộc cách mạng.
Vậy điều gì đã xảy ra? Tại sao mà 9 tháng sau đó, người biểu tình ở Quảng trường Tahrir lại nhằm vào quân đội trong các cuộc đụng độ bạo lực mà đã cướp mạng sống của hơn 30 người và làm hơn 2.000 người khác bị thương? Và tại sao lại có quá nhiều người Ai Cập, thậm chí cả những người vốn thuộc số đông im lặng tránh xa hơi cay và hỗn loạn, lại lo ngại rằng làn sóng nổi dậy lật đổ ông Mubarak không phải là một cuộc cách mạng mà là một cuộc đảo chính được quân đội hậu thuẫn?
Hôm 25/11, quân đội đã chỉ định một Thủ tướng dân sự mới, dường như trong một nỗ lực nhằm dập tắt biểu tình. Tuy nhiên, Kamal el-Ganzouri, 78 tuổi, không phải là một gương mặt mới; ông từng là Thủ tướng dưới thời Mubarak. Việc các tướng quân sự chọn ông nhiều khả năng sẽ không làm hài lòng một phong trào vốn có mục đích là đạt được một chính phủ dân bầu.
Đối với phong trào phản đối, các cuộc biểu tình nhuốm máu trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội thể hiện sự phản đối nhằm vào nỗ lực cầm quyền của quân đội Ai Cập trong vài tháng qua. Chúng là một phản ứng trước nỗi lo sợ rằng quân đội sẽ không từ bỏ quyền lực và Ai Cập sẽ lại nằm dưới một chế độ như cũ.
Ví dụ rõ ràng nhất là vào đầu tháng 11, khi Hội đồng Tối cao Các lực lượng Vũ trang (SCAF) cố gắng thông qua một điều khoản hiến pháp cho phép quân đội tránh sự giám sát dân sự, đặc biệt là về ngân sách. Điều này bị nhiều người coi là một hành động làm tái bùng phát phong trào phản đối.
Và những người biểu tình lại tập trung tại Quảng trường đòi các tướng quân đội phải thực hiện cam kết từ bỏ quyền lực mà họ đã được tin trưởng giao phó trong quá trình chuyển giao cho đến khi họ cho phép Ai Cập, lần đầu tiên trong nhiều thập niên, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Vào trước cuộc bầu cử ngày 28/11, một tiến trình 3 giai đoạn nhằm bầu chọn một Quốc hội mới, người biểu tình đã tham gia với số lượng lớn. Họ muốn quân đội thấy rõ rằng đất nước sẽ không chấp nhận có một quân đội tồn tại như một nhà nước trong một nhà nước và không đáp ứng một chính phủ dân sự được bầu chọn dân chủ.
Đối với phong trào phản đối, các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố tuần qua mới là giai đoạn 2 của cuộc cách mạng.
Trở lại ngày 10 và 11/2, khi Mubarak từ chức, Mohammed Abbas, một thanh niên 25 tuổi, thành viên của Hội đồng Thanh niên cách mạng, đã cầm microphone trên một sân khấu ở Quảng trường Tahrir dẫn đầu khoảng 200.000 người hô khẩu hiệu: "Người dân. Quân đội. Một tay".
Giờ đây, Abbas, người đã gia nhập một phong trào ôn hòa nhỏ với nỗ lực phối hợp các đức tin Hồi giáo có các lý tưởng về một chính phủ thế tục hơn, giờ đây lại ủng hộ biểu tình phản đối quân đội.
"Quân đội đã phản bội chúng tôi", Abbas khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10.
Và khi anh tiếp tục hoàn tất những thủ tục cuối cùng để ứng cử một ghế trong Hạ viện, Abbas nói: "Nếu chúng tôi tiếp tục giữ cho cuộc cách mạng này hoạt động, chúng tôi sẽ phải đứng lên chống quân đôi. Nói cách khác, chúng tôi không làm gì và đó vẫn là một chế độ cũ điều hành mọi thứ".
Tuy vậy, quân đội cầm quyền là thực tế duy nhất mà Ai Cập biết đến suốt 60 năm qua. Không phải ai cũng muốn nhanh chóng loại bỏ các tướng và một cuộc tuần hành phản đối biểu tình chống quân đội ở Quảng trường Tahrir sẽ được tổ chức bởi những người công khai ủng hộ quân đội.
Theo VietNamNet
Quân đội Ai Cập cam kết trao quyền lực vào tháng 7 tới Nhà cầm quyền quân đội Ai Cập đã đồng ý thành lập một chính phủ mới và hứa trao quyền cho một cơ cấu dân sự vào tháng 7 năm tới, giữa lúc hàng chục nghìn người vẫn biểu tình trên đường phố chống lại việc quân đội tiếp tục cầm quyền. Thống chế Mohamed Tantawi. Các nhà lãnh đạo Ai Cập đạt...