Quan chức EU lo ngại khả năng Thủ tướng Hungary tiếp quản Hội đồng châu Âu
Các quan chức ở Brussels bày tỏ sự lo lắng việc ra đi của Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) hiện giờ là Charles Michel có thể tạo điều kiện để Thủ tướng Hungary mở rộng sức ảnh hưởng trong khối.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đến dự cuộc họp của Hội đồng EU tại Brussels, vào ngày 14/12/2023. Ảnh: AFP
Báo Mỹ Politico đưa tin Thủ tướng Hungary Viktor Orban, quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu vào cuối năm nay, có thể sẽ có được sức ảnh hưởng lớn đối với cơ quan này trước sự ra đi dự kiến của Chủ tịch Charles Michel.
Trước đó, ông Michel thông báo ông sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội EU năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ rời bỏ chức vụ hiện tại nếu giành chiến thắng. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo EU không nhanh chóng tìm được người thay thế, nhiệm vụ của chủ tịch EC về cơ bản sẽ do Thủ tướng Orban đảm nhận.
Trong một cuộc phỏng vấn với 3 hãng truyền thông Bỉ vào ngày 6/1, ông Michel đã nói rằng nếu được bầu vào quốc hội EU, ông sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình trong Hội đồng EU cho đến khi nhận vị trí mới vào giữa tháng 7. “Hội đồng châu Âu có thể lường trước kịch bản này vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, sau đó sẽ quyết định người kế nhiệm”, Chủ tịch EC cho hay.
Theo quy định của EU, Hungary sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Thời điểm này có thể mở ra một kịch bản trong đó “Thủ tướng Orban không được kiểm soát sẽ tiếp quản điều hành EC trong sáu tháng ngay sau cuộc bầu cử châu Âu năm 2024. Tuy nhiên, theo tờ Politico, các nhà lãnh đạo EU khác rất muốn tránh một kết quả như vậy.
Từ lâu, Thủ tướng Orban luôn nảy sinh mâu thuẫn với các quan chức ở Brussels trong nhiều vấn đề. Thủ tướng Hungary đã chỉ trích chính sách di cư của EU và luôn phản đối việc gửi vũ khí tới Ukraine cũng như việc nước này tăng tốc gia nhập vào EU. Ông cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva, nói rằng chúng gây tổn hại cho nền kinh tế của khối.
Video đang HOT
Hungary cũng chặn gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Kiev, dự kiến sẽ được giải ngân từ năm 2024 đến năm 2027, đồng thời chỉ trích quyết định của EU đóng băng hàng tỷ euro hỗ trợ cho Budapest.
Các nhà lãnh đạo EU dự kiến gặp nhau vào ngày 17/6 và 27-28/6, ngay sau cuộc bầu cử quốc hội EU. Politico và các phương tiện truyền thông khác đưa tin họ sẽ tận dụng những cơ hội đó để tìm người thay thế ông Michel trong trường hợpông thắng cử và quá trình này sẽ phải diễn ra nhanh hơn bình thường. Trong trường hợp ông Michel không giành ghế trong quốc hội EU, nhiệm kỳ của ông sẽ chấm dứt vào tháng 11/2024.
Trước những lời chỉ trích dành cho mình, Chủ tịch Hội đồng EU bác bỏ cáo buộc cho rằng ông đang từ bỏ con tàu lớnmình đang vận hành trong thời điểm xảy ra các cuộc khủng hoảng cùng lúc ở Ukraine và Trung Đông. Đồng thời ông nhấn mạnh mình vẫn còn ít nhất 6 tháng tại vị. Ông lưu ý nửa cuối năm 2024 sẽ được đánh dấu bằng sự chuyển đổi chính trị to lớn đối với EU.
Hungary và Pháp tiếp tục báo tin buồn cho Ukraine
Tổng thống Pháp tuyên bố Kiev còn rất xa để gia nhập EU. Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary cảnh báo nước này có thể phủ quyết các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: RT
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 15/12 cho biết, chính phủ của ông sẽ có thêm khoảng 75 cơ hội để ngăn chặn Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà lãnh đạo EU ngày 14/12 đã nhất trí mở các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine và Moldova, sau khi Thủ tướng Orban rời khỏi phòng họp hội nghị thượng đỉnh của khối ở Brussels (Bỉ) để cho phép các nhà lãnh đạo của 26 quốc gia thành viên còn lại nhất trí bỏ phiếu thống qua quyết định này.
Chủ tịch Hội đồng Charles Michel ca ngợi quyết định này là "một tín hiệu chính trị rất mạnh mẽ". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hungary và những người hoài nghi khác như Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố động thái này không có nhiều ý nghĩa trong thực tế.
Theo đài RT, trong bài phát biểu trên đài Kossuth ngày 15/12, ông Orban tiết lộ, các nhà lãnh đạo khác của EU muốn "dành cho Ukraine sự khuyến khích cần thiết để tiếp tục cuộc xung đột với Nga", và họ đã đề nghị ông không cản trở điều này.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tạp chí Mandiner ngày 16/12, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định, Budapest sẽ phủ quyết các cuộc đàm phán của EU về việc kết nạp Ukraine nếu thấy bất lợi cho lợi ích của Hungary.
Theo Ngoại trưởng Hungary, EU đã quyết định bắt đầu các cuộc đàm phán về kết nạp Ukraine. Đây là quyết định mang tính nguyên tắc và không ý nghĩa thực tế. Ông nhấn mạnh: "Trong trường hợp EU cố chèn vào các cuộc đàm phán thực tế về việc kết nạp Ukraine "điều gì đó" gây bất lợi cho Hungary, Budapest sẽ buộc phải sử dụng đến công cụ cứng rắn của mình là quyền phủ quyết.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 15/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận, Ukraine "vẫn còn xa mới trở thành thành viên EU". Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm, EU sẽ cần phải cải cách đáng kể các quy tắc của mình trước khi cho phép quốc gia Đông Âu gia nhập khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở EU ở Brussels, Bỉ hôm 15/12. Ảnh: AFP
Trả lời phóng viên rằng liệu việc kết nạp Ukraine có đe dọa sinh kế của nông dân Pháp - những người sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể cạnh tranh được với sản phẩm rẻ hơn từ các đối tác Ukraine, ông Macron cho hay: "Chúng tôi còn rất xa mới kết nạp Ukraine. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, việc mở rộng, bất kể là gì, sẽ đòi hỏi một cuộc cải cách sâu rộng các quy tắc của EU".
Tổng thống Macron cũng khẳng định chính quyền Paris cam kết bảo vệ chủ quyền của châu Âu về mặt nông nghiệp, đồng thời tiếp tục bảo vệ lĩnh vực nông nghiệp của Pháp cũng như duy trì năng lực sản xuất của mình.
Việc Kiev gia nhập EU sẽ khiến trợ cấp nông nghiệp cho các nước thành viên hiện tại bị cắt giảm 20%, điều này càng thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Kiev, tờ Financial Times đưa tin hồi tháng 10 vừa qua.
Ngoài vấn đề trợ cấp, một số nước EU còn lo ngại rằng, tình trạng tham nhũng phổ biến ở Ukraine có thể làm hỏng nỗ lực trở thành thành viên của Kiev, tờ Politico cho biết hồi tháng 9/2023.
Quyết định bắt đầu các cuộc thương lượng kết nạp Ukraine diễn ra chưa đầy 18 tháng sau khi Kiev nộp đơn xin gia nhập khối. Tuy nhiên, nguyện vọng này của Kiev đã vấp phải sự phản đối của Hungary.
Ngoài Hungary, một số nước khác, bao gồm cả Áo cũng phản đối việc đẩy nhanh quá trình này. Để khởi động đàm phán, EU cần được sự đồng thuận của tất cả thành viên.
Theo kết quả thăm dò của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR), phần lớn công dân EU vẫn hoài nghi về việc mở rộng của khối trong tương lai. Ngoài ra, nhiều người dân châu Âu nói rằng họ không thấy có bất kỳ lợi ích kinh tế nào nếu EU kết nạp Ukraine.
Cuộc khảo sát do Yougov và Datapraxis thực hiện tại 6 quốc gia EU (Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ba Lan và Romania) được công bố hôm 12/12 cho thấy 35% số người được hỏi ủng hộ việc EU kết nạp thêm thành viên mới ngay lập tức, trong khi 37% lên tiếng phản đối.
EU cam kết Ukraine sẽ nhận được tiền bất kể Hungary ủng hộ hay không Các nhà lãnh đạo EU sẵn sàng phá vỡ sự thống nhất thiêng liêng của châu Âu nếu đó là điều cần thiết để gửi tiền đến Kiev. Các nhà lãnh đạo EU cam kết Ukraine vẫn sẽ nhận được gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro để giúp thúc đẩy nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá - dù...