Pin xe điện cháy gây nổ văng xa 30m, nóng hơn 500 độ C, dập tắt thế nào?
Trong cuộc thử nghiệm của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho thấy, khi pin xe điện cháy gây nổ văng xa 30m, cao 15m và viên pin cháy nóng hơn 500 độ C.
Ngày 18/11, Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam đã công bố kết quả thử nghiệm chữa cháy bằng một số loại bình chữa cháy xách tay và cát ẩm với các đám cháy pin Lithium – Ion trang bị trên xe máy điện, xe đạp điện.
Đại diện Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho biết, pin Lithium – Ion được ứng dụng nhiều trong các thiết bị mà người dân sử dụng hàng ngày, bao gồm: Điện thoại, máy tính, xe điện… Thời gian gần đây, các vụ cháy nổ liên quan tới Pin Lithium – Ion và xe máy điện, xe đạp điện có xu hướng gia tăng và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Khi các đám cháy này bùng phát, người dân thường sử dụng các loại bình chữa cháy xách tay được trang bị sẵn trong gia đình và trong cơ sở kinh doanh để dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xảy ra các đám cháy Pin Lithium – Ion, việc dập tắt các đám cháy này hầu như không hiệu quả, thậm chí là không dập tắt được.
Khi pin xe điện cháy sẽ gây phát nổ (Ảnh: Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam)
Việc sử dụng bình chữa cháy thông thường không dập tắt được đám cháy (Ảnh: Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam)
Cũng theo đại diện Hiệp hội PCCC&CNCH, phép thử chữa cháy pin xe điện được các chuyên gia của Hiệp hội phối hợp cùng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) thực hiện theo 3 bước gồm:
Bước 1: Các chuyên gia sẽ dùng bếp lò xo bằng điện để gia nhiệt trực tiếp lên khối pin tại vị trí thiết kế lắp pin trên xe điện để kích cháy.
Bước 2: Khi đám cháy bùng phát trên khối pin và cháy lan ra toàn xe, đồng thời các viên pin phát nổ và bắn văng ra các khu vực lân cận thì tiến hành đo nhiệt độ đám cháy, bấm giờ và bắt đầu sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy. Các viên pin bắn ra xung quanh cũng được đo và ghi nhận nhiệt độ.
Bước 3: Sau khi đám cháy được dập tắt, ghi nhận các thông số về nhiệt độ pin, thời gian, kết quả chữa cháy, hiện tượng sau khi chữa cháy, tổng hợp kết quả.
Khi sử dụng các loại bình cứu hỏa gốc nước, chất foam… giúp dập tắt đám cháy
Quá trình thử nghiệm cho thấy, nhiệt độ các đám cháy đo tại khối pin trước thời điểm tiến hành dập cháy trong khoảng 500 -600 độ C. Trong quá trình cháy, các viên pin phát nổ và văng ra xa hơn 30m với độ cao ước lượng khoảng 15m so với vị trí của xe điện. Viên pin văng ra có nhiệt độ khoảng 250oC. Các bình chữa cháy xách tay loại bình bột và bình khí CO2 không thể dập tắt được đám cháy.
Bình chữa cháy F500 EA – sử dụng dung dịch chữa cháy gốc nước, dập tắt được đám cháy trong thời gian 2 phút. Sau khi đám cháy được dập tắt, các viên pin không có hiện tượng nổ, không có khói, nhiệt độ giảm sâu (
Bình chữa cháy ORION OR-6 – sử dụng công nghệ nước và foam đặc biệt, dập tắt được đám cháy trong thời gian 4 phút. Sau khi đám cháy được dập tắt, các viên pin không có hiện tượng nổ, không có khói, nhiệt độ giảm sâu (
Bình chữa cháy Eco Fire 6- sử dụng dung dịch chữa cháy gốc nước, dập tắt được đám cháy trong thời gian 4 phút. Sau khi đám cháy được dập tắt, các viên pin vẫn nổ và có khói, nhiệt độ cao (> 230oC).
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) sử dụng cát ẩm chữa cháy có khả năng dập tắt đám cháy trong 1 số điều kiện nhất định, bao gồm: phải tác động để xe đổ xuống sàn và phải sử dụng lượng cát lớn để bao phủ toàn bộ đám cháy.
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thử nghiệm dập tắt đám cháy bằng cát ẩm
Thiếu tá Nguyễn Danh Luân phổ biến việc sử dụng cát ướt để chữa cháy
Thiếu tá Nguyễn Danh Luân – Phòng Công tác chữa cháy, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết, khi pin xe điện cháy sẽ phát nổ nên nếu sử dụng cát khô sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia chữa cháy. Hiện nay, một số cơ sở đã trang bị cát để phục vụ công tác chữa cháy nhưng chưa quan tâm đến việc tưới nước, làm ẩm cát thường xuyên.
Thêm vào đó, Thiếu tá Nguyễn Danh Luân khuyến cáo, khi xảy cháy xe điện thì người chữa cháy cần nhanh chóng cách ly xe cháy với các xe khác để chống cháy lan.
9 nguyên nhân gây suy tuyến giáp bạn đã biết chưa?
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ một số hormone. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng.
Nếu không nhận biết sớm và điều trị, suy giáp có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở vùng cổ trước. Nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất các hormone tuyến giáp, được tiết vào máu và sau đó được vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp, các tế bào của cơ thể không thể nhận đủ hormone tuyến giáp và các quá trình chuyển hóa của cơ thể trở nên chậm lại. Khi cơ thể hoạt động chậm, có thể nhận thấy mình lạnh hơn, dễ mệt mỏi hơn, da khô hơn, giảm trí nhớ, trầm cảm và bắt đầu bị táo bón. Bởi các triệu chứng thường thay đổi và không đặc hiệu, cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị suy giáp hay không là xét nghiệm máu định lượng TSH.
Nguyên nhân gây suy giáp
Có nhiều nguyên nhân khiến các tế bào trong tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp:
- Do viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp có thể do tự miễn dịch hoặc do nhiễm virus. Viêm tuyến giáp có thể làm cho tuyến giáp giải phóng toàn bộ hormone tuyến giáp dự trữ vào máu cùng một lúc, gây ra tình trạng cường giáp trong thời gian ngắn (tuyến giáp hoạt động quá nhiều); sau đó tuyến giáp trở nên hoạt động kém và gây nên suy giáp.
Cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị suy giáp hay không là xét nghiệm máu định lượng TSH
- Do sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp: amiodarone, lithium, interferon alpha và interleukin-2 có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp dẫn đến suy giáp.
- Do quá nhiều hoặc quá ít i-ốt: Tuyến giáp cần có i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp, I-ốt đi vào cơ thể trong thức ăn và hấp thu máu đến tuyến giáp. Cần có lượng i-ốt thích hợp để giữ cho việc sản xuất hormone tuyến giáp ở mức cân bằng. Khi hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra hoặc làm tình trạng suy giáp nặng thêm.
- Do tổn thương tuyến yên: Tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết hormone tuyến giáp, khi tuyến yên bị tổn thương do khối u, bức xạ hoặc phẫu thuật, tuyến giáp có thể giảm hoặc ngừng sản xuất hormone.
- Do các rối loạn hiếm gặp xâm nhập vào tuyến giáp: Bệnh amyloidosis có thể lắng đọng protein amyloid, bệnh sarcoidosis có thể lắng đọng u hạt, bệnh huyết sắc tố có thể lắng đọng sắt ở tuyến giáp... làm suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp.
- Do bệnh tự miễn: Trong cơ thể của một số người, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng xâm nhập có thể nhầm các tế bào tuyến giáp và các enzym của chúng với những tác nhân có hại và tấn công chúng. Khi đó, không còn đủ tế bào tuyến giáp và các enzym để tạo ra đủ hormone tuyến giáp. Điều này hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Viêm tuyến giáp tự miễn có thể khởi phát đột ngột hoặc có thể phát triển chậm trong nhiều năm, hay gặp là viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp xơ teo.
- Do phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp: ở bệnh nhân có nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Basedow: Nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, chắc chắn sẽ bị suy giáp; nếu chỉ cắt bỏ một phần, phần còn lại có thể sản xuất ra đủ hormone tuyến giáp để giữ cho nồng độ hormone trong máu ở mức bình thường.
- Do điều trị bức xạ: Những bệnh nhân mắc bệnh Basedow, bướu nhân độc được điều trị bằng iốt phóng xạ (I-131), ung thư đầu - cổ được điều trị xạ trị. Tất cả những bệnh nhân này có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng của tuyến giáp.
- Do suy giáp bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra không có tuyến giáp hoặc chỉ được hình thành một phần tuyến giáp, một số có một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị lạc chỗ hoặc ở một số trẻ sơ sinh các tế bào tuyến giáp hoặc các enzym của chúng hoạt động không bình thường.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể.Một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ được xác định là do bệnh lý của tuyến giáp.
Biểu hiện người bệnh bị suy giáp
Suy giáp không có bất kỳ triệu chứng đặc hiệu nào ở giai đoạn sớm. Rất nhiều trường hợp khi đi khám thì các biểu hiện lâm sàng đã rõ rệt, thậm chí là đã bị biến chứng nặng, đặc biệt ở người có tuổi.
Tùy vào độ tuổi và mức độ giảm tiết hormone tuyến giáp mà suy giáp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện suy giáp ở người lớn và trẻ em đôi khi rất khác nhau. Suy giáp ở người lớn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hoặc đã mãn kinh với các triệu chứng:
- Các biểu hiện về da, lông tóc móng: Da mặt trở lên dày, mất các nếp nhăn, có màu vàng sáp, mi mắt phù (mi dưới ), gò má tím, gan bàn chân- tay vàng, ngón tay to - khó gấp, da tay - chân lạnh đôi khi tím, có thể có lưỡi dày, nói khàn, ngủ ngáy, ù tai do bị thâm nhiễm.
Tóc - lông khô , dễ gãy rụng, móng tay - chân khô dễ gãy.
- Các biểu hiện chuyển hóa :
Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sợ lạnh, hạ nhiệt độ, thích mùa hè.
Hô hấp: thở nông, chậm
Tăng cân mặc dù ăn kém, táo bón mạn tính do giảm nhu động ruột.
Tim mạch: nhịp tim chậm , huyết áp thấp , đau vùng trước tim, có thể có tăng huyết áp.
Thiếu máu
Yếu cơ, đau cơ, hay bị chuột rút, trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm hoặc mất.
Tinh thần: mệt mỏi, khó tập trung, giảm nhu cầu và khả năng tình dục, một số trầm cảm hoặc kích động.
- Các biểu hiện rối loạn nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, mất kinh, chảy sữa.
Tuy nhiên để chuẩn đoán chính xác thì cần xét nghiệm máu: Xét nghiệm TSH tăng, FT4 giảm là dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định suy giáp.
Lời khuyên thầy thuốc
Phương pháp điều trị suy giáp là dùng thuốc để bổ sung lượng hormone mà tuyến giáp không sản xuất đủ. Hầu hết các trường hợp điều trị đúng theo phác đồ đều kiểm soát được tình trạng suy giáp. Quan trọng là người bệnh không thể tự ý giảm liều lượng hoặc ngừng hẳn việc sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ, vì điều này có thể khiến suy giáp nghiêm trọng hơn và gây ra biến chứng.
Ngoài ra, những bệnh nhân mà suy giáp đã gây ra biến chứng thì cần điều trị tùy vào biến chứng cụ thể mà bệnh nhân gặp phải.
Nhìn chung, tất cả mọi trường hợp suy giáp đều cần điều trị. Việc sử dụng hormone thay thế có thể phải kéo dài suốt đời. Phụ nữ mang thai bị suy giáp cần điều trị tích cực để tránh thai nhi bị bướu giáp. Mục tiêu cuối cùng là đưa tuyến giáp về tình trạng bình giáp nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể và ngăn ngừa biến chứng.
Khi nào cần đi kiểm tra sớm hơn?
- Các triệu chứng suy giáp xuất hiện trở lại hoặc nặng hơn.
- Tăng hoặc giảm cân nhiều
- Có sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng một loại thuốc làm giảm hấp thu thyroxine (chẳng hạn như một số loại thuốc kháng axit, thuốc bổ sung canxi và viên sắt); Thuốc có chứa estrogen (thuốc tránh thai) cũng ảnh hưởng đến liều lượng thyroxine.
- Bắt đầu sử dụng hoặc ngừng dùng một số loại thuốc để kiểm soát cơn co giật (động kinh) như phenytoin hoặc tegretol, vì những loại thuốc này làm tăng tốc độ chuyển hóa thyroxine và liều lượng thyroxine của bạn có thể cần được điều chỉnh.
- Phải sử dụng uống thuốc không thường xuyên.
Châu Phi trong cuộc cạnh tranh mới Với diện tích đất đai rộng lớn, nguồn lao động dồi dào - dân số chỉ đứng sau châu Á, cộng với các nguồn tài nguyên, khoáng sản khổng lồ, châu Phi từ lâu vẫn được nhiều nước lớn để mắt và vốn dĩ đã trở thành một "đấu trường cạnh tranh ảnh hưởng" giữa các siêu cường. Hiện nay, lục địa đen...