Phương pháp căng da mặt nào an toàn?
Tôi muốn đi căng da mặt. Bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên căng da mặt không và có thể đi căng da mặt ở đâu? Quá trình căng da mất bao nhiêu thời gian và phức tạp không? (Mỹ Hoa)
Trả lời:
Căng da mặt là một kỹ thuật tương đối phức tạp. Để đạt kết quả tốt, người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và khéo léo. Có một số phương pháp căng da như sau:
Căng da phẫu thuật kinh điển: dùng đường rạch da dài, từ sau tai dọc theo viền tai, lên đầu. Đây là phương pháp can thiệp lớn, bóc tách rộng rãi. Một trong những biến chứng hay gặp của phương pháp này là tổn thương thần kinh vận động cơ vùng mặt, gây liệt mặt. Do trong phẫu thuật phải cắt bỏ phần chảy xệ dưới lớp da (đây là vị trí mà dây thần kinh đi qua). Theo thống kê của một số nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ biến chứng trong cách này chiếm khoảng gần 1%.
Căng da phẫu thuật tối thiểu (miniplasty) đường rạch da tối thiểu, chủ yếu mở đường vào giúp bóc tách da chùng và vừa đủ cho sử dụng dụng cụ phẫu thuật để treo cân dưới da. Phương pháp này khác với phương pháp kinh điển là vết mổ ngắn hơn, không cắt mô, cân dưới da nên an toàn hơn.
Căng da phẫu thuật nội soi: bằng dụng cụ nội soi các bác sĩ phẫu thuật bóc tách giải phóng da chùng, làm căng tổ chức mô đệm đỡ dưới da (SMAS) mà không làm tổn thương thần kinh, không gây biến dạng mặt. Sau phẫu thuật, hiện tượng sưng nề, bầm tím tại chỗ ít, thường hết sau khoảng 5 đến 10 ngày. Dấu vết để lại là một vài vết chích nhỏ khoảng 0,5 cm hoặc không có sẹo. Thời gian phẫu thuật cũng không kéo dài, chỉ mất khoảng 15 đến 45 phút tùy thuộc vào từng vị trí căng da, sau đó bệnh nhân có thể tự đi về.
Video đang HOT
Trước thực hiện kỹ thuật căng da không phẫu thuật.
Sau khi căng được nửa mặt.
Khác với phương pháp phẫu thuật cắt da kinh điển, phẫu thuật nội soi có đặc điểm không cắt mô, cân dưới da nên bảo tồn được dây thần kinh cảm giác, vận động vùng mặt, giảm hiện tượng phù nề, tránh nhiễm trùng, phục hồi nhanh chóng.
Do căng da nội soi là kỹ thuật ít gây sang chấn nên được chỉ định rộng rãi cho nhiều người. Người trưởng thành nếu chùng da ở mức độ vừa đều có thể sử dụng phương pháp này để làm căng da mặt.
Căng da bằng chỉ: hiện có nhiều loại chỉ được sử dụng cho căng da mặt như Serder 1994, Aptos 1999, Fournier 2002, Heznandez 2002, chỉ vàng (Gold thread), chỉ EZ… Phương pháp này sử dụng chỉ đính vào mô, cân dưới da, kéo căng, nâng lên vùng da chùng, chảy xệ. Chuyển hướng vùng da chùng sang bên, lên trên hoặc ra phía sau, giúp tạo độ căng, săn chắc cho da, vẻ trẻ trung cho khuôn mặt.
Tuy nhiên, những phương pháp trên được chỉ định phù hợp với từng mức độ chùng, chảy xệ da vùng mặt. Nếu chùng da quá nhiều nên sử dụng phương pháp phẫu thuật kinh điển. Nếu chùng da mức độ vừa hoặc đã căng da theo phương pháp thông thường, muốn tránh biến chứng tổn thương thần kinh có thể lựa chọn những phương pháp còn lại. Để có chỉ định chính xác và hiệu quả trong từng trường hợp, bạn nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Tư vấn bởi: Ths, Bs Mai Mạnh Tuấn – Viện thẩm mỹ Hà Nội.
Địa chỉ: 14 đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04 3945 4548.
Web: www.vienthammyhanoi.com.vn
Email: vienthammyhanoi@fpt.vn
Theo Vnexpress.net
Phải ăn gần 100kg bột ngô mỗi năm để... sống
Chrissie Augrandjean, một cô gái 12 tuổi đến từ thị trấn Clacton, hạt Essex, nước Anh là một trong số ít những người bị mắc căn bệnh tích trữ glycogen trong cơ thể.
Điều này có nghĩa là gan của Chrissie không thể hoạt động bình thường và giải phóng được glucose, nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Hiện tại vẫn chưa có phương thuốc nào có thể chữa trị được căn bệnh mà Chrissie đang mắc phải. Và để giải quyết những khó khăn này, mỗi ngày Chrissie phải ăn khoảng 250g bột ngô, tính ra là gần 100kg trong một năm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thành phần tinh bột có trong bột ngô giúp cho Chrissie có được nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động của mình. Nếu dừng ăn bột ngô, Chrissie sẽ rơi vào tình trạng hôn mê hoặc bị tổn thương gan ngay lập tức.
Cô Jacqui Augrandjean, 48 tuổi, mẹ của Chrissie cho biết: "Chrissie chưa bao giờ than phiền về những khó khăn mà cháu gặp phải. Tôi phải đặt đồng hồ hẹn giờ để nhắc nhở Chrissie ăn đúng giờ, thậm chí là vào lúc 2 giờ đêm."
Chrissie được chẩn đoán mắc chứng tích trữ glycogen từ khi mới 3 tuổi.
Khi mới được 3 tuổi, Chrissie đột nhiên bị đau bụng quằn quại, cô bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Colchester để khám xét. Qua quá trình kiểm tra phim chụp X-quang, các bác sĩ thấy rằng, gan của Chrissie đã phình lên khoảng hơn 6cm và chẩn đoán rằng cô bé đã mắc chứng tích trữ glycogen.
Trong suốt 3 năm sau đó, Chrissie không thể ăn uống bình thường mà phải thông qua một ống xông dẫn từ mũi xuống dạ dày. Cho đến khi tình trạng sức khỏe của Chrissie tốt hơn thì bạn ấy có thể bắt đầu ăn bột ngô.
Chrissie chia sẻ về "liều thuốc" lạ của mình
Chrissie chia sẻ: "Đôi khi tôi vừa phải ăn bột ngô vừa phải uống nước để không bị nghẹn. Mặc dù rất khó chịu nhưng tôi vẫn phải tuân theo các bữa ăn theo lịch vào lúc 8 giờ sáng, 3 giờ chiều, 8 giờ tối và 2 giờ đêm. Tôi nghĩ là tôi có thể vượt qua được mọi khó khăn."
Mặc dù gia đình Chrissie hy vọng rằng, một ngày nào đó, những tiến bộ trong liệu pháp gen có thể mở ra một hướng để giải quyết căn bệnh trên. Nhưng trước mắt Chrissie vẫn phải đối mặt với viễn cảnh sẽ phải ăn bột ngô trong suốt phần còn lại của cuộc đời mình.
Theo PLXH
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi...