Phụ huynh “bắn” tiếng Anh như gió tại trường quốc tế, tố con bị bạn học đánh nhưng nhà trường thờ ơ
Phụ huynh này cho biết thêm một số học sinh khác bất bình, muốn bảo vệ con bà nên bị nữ sinh kia đánh. Cả 4 em hiện sang chấn tâm lý, khóc nhiều, hoảng loạn, tức ngực, người nhiều vết xước, bầm tím.
Mới đây, loạt clip liên quan đến vụ việc bạo lực học đường diễn ra tại trường Quốc tế ISHCMC-AA, TP.HCM đã gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, chị T.H.T – phụ huynh có con đang theo học tại ngôi trường này đã bức xúc tố cáo hành vi bạo lực của một học sinh nữ mới chuyển đến trường.
Chị T. kể lại sự việc như sau: “Tuần trước, nhà trường tổ chức cho các bạn đi du lịch Hồ Tràm. Con tôi vì giữ ghế cho bạn. Mà cô bé đánh con tôi hôm nay (gọi tắt là A.) đến hất hàm hỏi ghế này ai ngồi chưa? Con tôi bảo ‘Dạ chị ơi có bạn em ngồi rồi’… Sau đó những tưởng mọi chuyện đã xong! Ai dè hôm nay con tôi đã bị cháu A (áo xanh) đấm vào ngực và đánh, cào xước xát người ngay tại khuôn viên trường học.
Đầu tiên tôi không biết sự việc, phụ huynh các bạn bị đánh kia đến trước tôi, nhưng nhà trường đuổi về không tiếp! Đến lúc các phụ huynh rốt ráo gọi tôi, con mới lấy hết can đảm nói mẹ tới trường giải quyết sự việc…”
“Sau đó, cháu kia còn muốn lôi con tôi ra ngoài để đánh tiếp. Ở bên ngoài, gần trường, rất nhiều các học sinh nam đang chờ con tôi kèm hung khí để ‘xử’ con tôi”, bà T.H.T. kể.
“Khi tới trường, chúng tôi đầu tiên muốn nhận được ý kiến của nhà trường, nhưng nhà trường phủi bỏ trách nhiệm, đổ lỗi và nói cho các bên gia đình số điện thoại tự gọi nhau giải quyết! Tôi đã bức xúc tột cùng…
Không thể giữ bình tĩnh được lúc này nữa rồi… Phía bên gia đình A còn tỏ rõ thái độ thách thức, cậy quan hệ… Đến giờ tôi vẫn còn run người, vì nếu hôm nay, tôi không đến đón con, chắc con tôi đã không toàn vẹn nữa rồi”.
Phụ huynh này cho biết thêm một số học sinh khác bất bình, muốn bảo vệ con bà nên bị nữ sinh kia đánh. Cả 4 em hiện sang chấn tâm lý, khóc nhiều, hoảng loạn, tức ngực, người nhiều vết xước, bầm tím.
Tối 26/5, bà cho con đi khám. Theo kết quả khám bệnh bà T.H.T. cung cấp, con gái bà có vết thương ở tay, biểu hiện khó thở, kết quả chụp X-quang ngực thẳng không có gì bất thường. Bà T.H.T. cho rằng trong vụ việc, nhà trường tôn trọng, lắng nghe phụ huynh, không ai nhận trách nhiệm bảo vệ con họ.
“Ngoài ra, các bạn học sinh nam còn điện thoại, nhắn tin đe dọa con. Tôi thật sự vô cùng hoang mang và sợ hãi cho con mình nên quyết định cho cháu nghỉ học từ ngày hôm nay”, bà T.H.T. nói thêm.
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết với vụ việc như phụ huynh phản ánh, quan điểm của sở là nhà trường cần có trách nhiệm giải quyết, bao gồm việc gặp phụ huynh, đảm bảo an toàn cho học sinh, làm công tác tư tưởng để các em ổn định, tránh ảnh hưởng đến việc học.
Ông Trọng thông tin thêm sở sẽ làm việc với phòng giáo dục để nắm sự việc nhằm có chỉ đạo, đồng thời phối hợp Công an địa phương (nếu có liên quan) để đảm bảo an toàn, tâm lý cho học sinh.
Ông Nathan Swenson, Hiệu trưởng trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC-AA), xác nhận vụ việc xảy ra vào chiều 26/5, sau giờ học, bên ngoài trường. Theo hiệu trưởng trường, thời điểm đó, một trợ giảng bán thời gian của ISHCMC-AA thấy học sinh xô xát.
Người này lập tức vào trường, gọi người ngăn cản. Hiệu trưởng đích thân ra, dẫn các em vào trường, vị này cho biết. Ông Nathan Swenson thông tin lúc ông gặp học sinh, một số em có vết bị cào, cấu. Vì vậy, ông cho các em đến phòng y tế trường để kiểm tra. Y tá xác định học sinh bị xước, không có vấn đề nghiêm trọng nên cho các em về.
Theo vị hiệu trưởng, nhà trường thực hiện theo quy trình xử lý, mời học sinh liên quan đến nói chuyện để tìm hiểu trước khi làm việc với gia đình các em nhằm giải quyết sự việc. Tuy nhiên, lúc họ mới bắt đầu trao đổi, phụ huynh ập đến, xảy ra tranh chấp, họ phải dừng lại.
Do sự việc chưa được giải quyết trong ngày 26/5, ngày 27/5, trường tiếp tục tìm hiểu để có phương án giải quyết. “Hôm nay, trường đã nói chuyện với 14 học sinh. Chúng tôi nắm được sự việc. Bước tiếp theo là trao đổi với phụ huynh để giải quyết vấn đề.
Thông thường, trường xử lý sự việc suôn sẻ để giúp các con giải quyết mâu thuẫn nhưng sự việc trở nên khó khăn hơn khi quá trình điều tra bị cản trở như vậy”, đại diện trường ISHCMC-AA nói thêm.
Khi được hỏi về việc phụ huynh phản ánh phải cho con tạm dừng đến trường vì lo ngại mất an toàn, ông Swenson từ chối cung cấp thông tin học sinh đi học hay không trong ngày 27/5. Dù vậy, vị này nhiều lần khẳng định trường học vẫn an toàn và “các học sinh khác vẫn đến trường”.
Ông Nathan Swenson thừa nhận đây là vụ việc không mong muốn, xảy ra khi những học sinh đang trong độ tuổi 12-18, giai đoạn còn nông nổi, dễ phạm sai lầm. Quan điểm của trường là dù ai đúng, ai sai, người lớn nên tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. “Dù chuyện gì xảy ra, chúng ta cũng cần cho các em cơ hội phát triển, rút kinh nghiệm từ sự việc”, ông nhấn mạnh.
Sau vụ đánh nhau giữa học sinh, ông Swenson cho hay trường đã gửi email đến các phụ huynh có con theo học tại đây để thông báo sự việc. Về việc chưa liên hệ với gia đình học sinh bị đánh, vị này giải thích do sự việc mới xảy ra chiều 26/5, từ đó đến nay, họ bận nhiều việc, trong đó có buổi chia tay học sinh lớp 12, nên chưa làm việc với phụ huynh.
Trong ngày 27/5, trường có kế hoạch liên hệ với các gia đình để hỏi thăm tình hình sức khỏe học sinh, thông báo việc đã hoàn thành quá trình xác minh và đặt lịch hẹn với họ. Ông Nathan Swenson khẳng định lại trường sẽ xử lý công bằng, nhất quán, phản hồi lại phụ huynh và luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ gia đình học sinh.
Sau khi nắm được thông tin chia sẻ từ trường, bà T.H.T., cho hay đến chiều 27/5, bà vẫn chưa nhận bất cứ cuộc gọi nào từ nhà trường. Nữ phụ huynh cũng phủ nhận việc con bà được đưa vào phòng y tế trường kiểm tra như lời ông Nathan Swenson nói. Bà đề nghị trường trích xuất camera để xem toàn bộ sự việc trong khoảng thời gian 14h30-15h của các học sinh liên quan.
“Dù kết quả như thế nào, con tôi cũng sẽ chấm dứt việc học ngôi trường này”, bà T.H.T. nói.
Chọn trường quốc tế: Phụ huynh cần lưu ý gì?
Những năm gần đây, nhu cầu cho con học trường quốc tế ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng ngày càng gia tăng.
Nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư một khoản lớn để con được học môi trường đa văn hóa, phát triển
Học sinh thuộc hệ thống Trường Quốc tế Canada tham dự hội thảo triển lãm và giới thiệu các lựa chọn đại học trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, nhu cầu cho con học trường quốc tế ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng ngày càng gia tăng. Nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư một khoản lớn để con được học môi trường đa văn hóa, phát triển toàn diện. Thế nhưng không phải phụ huynh nào cũng có kinh nghiệm trong việc chọn trường phù hợp cho con mình.
"Muôn hình vạn trạng" chương trình ngoại
Trường quốc tế với chương trình giáo dục phát triển toàn diện trở thành lựa chọn của nhiều gia đình có điều kiện. Các bậc phụ huynh tin rằng, ở đó, con sẽ được hưởng thụ chương trình giáo dục tốt nhất.
Tại hệ thống trường quốc tế Canada (CISS), với tầm nhìn hướng đến việc cung cấp những chương trình quốc tế chất lượng tốt, từ nền tảng ban đầu là chương trình phổ thông bang Ontario, cho đến nay CISS đã mở rộng với nhiều lựa chọn cho phụ huynh và học sinh. Học sinh theo học các trường trong hệ thống có thể lựa chọn đầu ra là: Bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam, bằng Tú tài quốc tế, bằng THPT bang Ontario, bằng THPT bang Victoria (Úc) và sắp tới là chứng chỉ A-Level của tổ chức Cambridge (Anh). Tương ứng với các bằng cấp này là chương trình đến từ tổ chức quốc tế uy tín.
Tương tự, hệ thống Trường Tiểu học, THCS, THPT Việt Mỹ (VASS) ngoài việc giảng dạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT, trường còn dạy chương trình Cambrigde với đầu ra là văn bằng THCS Quốc tế IGCSE (International General Certificate of Secondary Education), chương trình Tú tài Quốc tế IB (International Baccalaureate) và IELTS theo từng cấp độ từ 6.0 - 8.5. Trường đảm bảo học sinh ra trường sẽ có ít nhất một trong các bằng cấp quốc tế trên cùng bằng tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT Việt Nam.
Được biết, ngoài việc dạy theo giáo trình được biên soạn, chọn lựa kỹ càng từ các nhà xuất bản Cambridge, Oxford... phù hợp cho từng trình độ và cấp học, Trường Tiểu học, THCS, THPT Việt Mỹ luôn tạo điều kiện cho học sinh thi các chứng chỉ Cambridge từ Starters đến FCE và bằng cấp quốc tế. Đồng thời tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, cuộc thi tài năng, hùng biện về tiếng Anh giúp học sinh phát huy 4 kỹ năng (nghe - nói - đọc - viết) cùng giáo viên bản ngữ có trình độ chuyên môn sư phạm cao và thầy cô giáo tốt nghiệp đại học chuyên ngành Anh ngữ. Hơn nữa, nhà trường còn tổ chức chương trình giao lưu văn hóa với các trường học đến từ Mỹ, New Zealand, Úc, và Singapore.... giúp học sinh dễ dàng hội nhập với các quốc gia sử dụng ngôn ngữ Anh.
"Học sinh theo học tại trường khi tốt nghiệp lớp phổ thông có thể tiếp tục theo học trường đại học công lập, đại học quốc tế tại Việt Nam hoặc đi du học. Ngoài kiến thức được trang bị khi theo học song ngữ, những kỹ năng mềm cùng hoạt động thể chất được tập luyện tại trường, học sinh dễ dàng hòa nhập vào bất cứ môi trường nào hay quốc gia nào trên thế giới. Điều đó được minh chứng qua nhiều thế hệ học sinh VASS đạt bằng cấp quốc tế với kết quả cao và suất học bổng du học có giá trị lớn tại Mỹ, Anh, Canada, Úc...", cô Nguyễn Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT Việt Mỹ (quận Tân Bình) cho biết.
Học sinh THCS Việt Mỹ sinh hoạt câu lạc bộ Khoa học với giáo viên nước ngoài.
Phụ huynh cần lưu ý gì?
Theo cô Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT Quốc tế Canada hệ Song ngữ (Quận 7), khi phụ huynh lựa chọn các trường quốc tế cho con theo học tại Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về chương trình học, bằng cấp đầu ra, giáo viên giảng dạy. Trong chương trình học, nếu theo các trường dạy chương trình tích hợp song ngữ hoặc song bằng, phụ huynh cần hỏi rõ cách tổ chức các môn học, ngôn ngữ giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá... để đảm bảo chương trình thiết kế không quá cồng kềnh và nặng nề cho con.
"Phụ huynh không cần quá chú trọng quốc tịch của giáo viên, mà thay vào đó là bằng cấp và kinh nghiệm làm việc trong trường học phổ thông của họ. Cơ sở vật chất cũng cần xem xét vì nếu nghèo nàn, chật hẹp rất khó để triển khai chương trình theo đúng tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế", cô Huyền cho hay.
Còn theo cô Nguyễn Thanh Mai, với mục tiêu giáo dục và đào tạo cụ thể và rõ ràng mà trường đã công bố ngay từ đầu, phụ huynh dễ dàng chọn lựa chương trình học phù hợp tại trường cho con theo học. Đặc biệt học ngôn ngữ Anh không phải một sớm một chiều mà đòi hỏi cần thời gian, sự đam mê, chịu khó vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống. Mỗi em có sự tiến bộ về các kỹ năng và điểm số khác nhau, phụ huynh không quá lo lắng; quan trọng là giúp học sinh yêu thích, từ đó tạo niềm tin để nỗ lực và gặt hái thành công.
Với các chứng chỉ quốc tế IB, IGCSE, IELTS và bằng tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT tại Việt Nam đạt được, học sinh dễ dàng được nhận vào các bậc học, lớp học cao hơn và tự tin với việc học của mình ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì vậy, phụ huynh cần phải hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống và tương lai của con em mình. Học tiếng Anh lấy bằng cấp quốc tế là cả một quá trình lâu dài cần phải được phụ huynh đầu tư nghiêm túc, học sinh phải phấn đấu và quyết tâm học mới đạt được.
Chia sẻ về việc chọn trường quốc tế, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TPHCM nhìn nhận: Ngoài việc định hướng cho con em mình khi học tiếp lên giai đoạn giáo dục nghề nghiệp, đại học để chọn trường cho phù hợp, phụ huynh cũng nên quan tâm khả năng của trẻ, nhất là ngoại ngữ. Cùng với đó, cha mẹ cũng cần quan tâm đến môi trường ngoài trường học, các khoản học phí trong quá trình học. Đặc biệt, quan trọng nhất là phụ huynh hiểu rõ nhu cầu của trẻ và điều kiện kinh tế gia đình trong những năm theo học.
"Phụ huynh tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình, đồng thời chọn chương trình học, lớp học vừa sức theo khả năng của con em như: Học chương trình chính thống để lấy bằng IGCSE và IB hoặc học theo chương trình ESL để lấy IELTS. Căn cứ theo mục tiêu của gia đình lựa chọn cho con học tại Việt Nam hoặc đi du học mới quyết định học chương trình học nào cho phù hợp, vừa sức", cô Nguyễn Thanh Mai lưu ý .
Thành công của 'xuất khẩu' giáo dục Phần Lan đến Ấn Độ Những ngôi trường với hình thức học tập mang phong cách Phần Lan dựa trên hoạt động thay vì sách giáo khoa đang xuất hiện ở khắp Ấn Độ. Trường The Academy theo phương pháp giáo dục Phần Lan tại Pune (Ấn Độ). Ảnh: Al Jazeera Bột nặn không phải là một công cụ hỗ trợ giảng dạy toán học thông thường. Nhưng...