Phóng viên Mỹ đi tàu xuyên Việt, khen cảnh sắc ‘quá sức tuyệt diệu’
Natalie B.Compton là phóng viên du lịch của thời báo The Washington Post. Mùa hè năm nay, cô có chuyến du lịch khám phá Việt Nam.
Nhưng thay vì lựa chọn máy bay, Natalie quyết định đi tàu để ngắm nhìn trọn vẹn cảnh sắc của ‘mảnh đất hình chữ S’.
Nữ phóng viên của The Washington Post đã từng tới Việt Nam lần đầu vào năm 2016 nhưng vẫn còn nhiều luyến tiếc. Trong chuyến đi trở lại châu Á đầu tiên kể từ sau đại dịch, Natalie muốn khám phá mảnh đất kỳ diệu này theo một cách hoàn toàn khác. Do đó, thay vì đặt một chuyến bay ngắn từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, cô đã đặt hai chuyến tàu đêm đi trong ba ngày.
Nếu như ở Nhật Bản hay các quốc gia Tây Âu, tàu hỏa có thể được coi là phương tiện đi lại hiệu quả nhất, thì ở các quốc gia Đông Nam Á, những chuyến bay giá rẻ lại chiếm ưu thế. Do đó, trải nghiệm lần này khiến Natalie vô cùng mong chờ. Di chuyển bằng tàu hòa giúp cô được tận mắt nhìn thấy những cánh đồng bạt ngàn của các miền quê Việt Nam, những tỉnh thành không quá nổi tiếng, thưởng thức đồ ăn địa phương hay đơn giản là giảm được chút ít lượng carbon thải ra môi trường.
Chuyến đi đầu tiên của nữ phóng viên Mỹ từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Huế kéo dài 22 giờ 44 phút trên chuyến tàu tốc hành Thống Nhất. Với 64 USD, cô mua được một vé giường tầng trong cabin 4 người.
Video đang HOT
Trong suốt hành trình, nhân viên với xe đẩy hàng thường xuyên di chuyển đến các khoang để bán cà phê, đồ ăn nhẹ và các phần ăn như cơm đùi, súp và cháo thịt ăn sáng cho khách. Tàu cũng thỉnh thoảng dừng để khách xuống tàu và mua đồ ăn nhẹ từ các quán hàng ở ga.
Sau một đêm ở khách sạn và một ngày ở Huế, Natalie lên đường ra Hà Nội trên tàu Lotus Express, một chuyến tàu giường nằm du lịch đẹp hơn. Hành trình kéo dài 15 giờ với giá vé là 72 USD. Toa tàu lần này gần giống với tàu tốc hành Thống Nhất, nhưng có Wi-Fi, nệm dày hơn nhiều, nhiều đồ trang trí hơn, một ly rượu vang miễn phí, một túi đồ ăn nhẹ và lượng khách du lịch nhiều hơn.
Điều khiến nữ phóng viên ấn tượng hơn cả là khoảnh khắc cô chợt tỉnh dậy vào sáng sớm khi đoàn tàu băng qua những cánh rừng rậm rạp rồi tới những bãi gỗ, trang trại ngỗng, cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn, đàn trâu nghỉ ngơi giữa đầm nước, những đoàn thuyền đ.ánh cá và bờ biển trải dài tít tắp. Khung cảnh được Natalie nhận định là “quá sức tuyệt diệu” này chính là những gì cô mong đợi trước chuyến đi. Tất cả những điều này sẽ không thể hiện ra trước mắt mỗi du khách nếu như di chuyển bằng máy bay.
Dù vẫn còn nhiều bất tiện như không có Wifi, phòng tắm riêng, phải sử dụng nhà vệ sinh chung hay những người khách đồng hành ồn ào nhưng theo Natalie trải nghiệm đi tàu xuyên Việt là hoàn toàn đáng trải nghiệm cho những du khách nào mong muốn khám phá nhiều hơn về ‘mảnh đất hình chữ S’.
Con trai bỏ gần nửa tỉ đồng "độ" xe thành nhà di động, đưa bố đi xuyên Việt
Anh Thế Vinh (Hà Nội) đã thực hiện ước mơ đi xuyên Việt bấy lâu nay của bố.
Chiếc xe chở nhà di động đưa bố con anh Vinh đi xuyên Việt. Ảnh: NVCC
Anh Vinh nhiều lần được nghe chia sẻ của bố trong những bữa cơm của gia đình. Vì bố anh từng là lính lái xe dọc Trường Sơn nên ông cũng mong mỏi được muốn được một lần đi xuyên Việt, qua những cung đường cũ và ôn lại ký ức.
Anh bày tỏ: "Bản thân tôi cũng từng đi xuyên Việt nên đã có sẵn kinh nghiệm. Tuy nhiên, kế hoạch lần này tôi đã lên từ năm 2020 nhưng vì dịch bệnh, phải hoãn lại tới đầu năm 2024 mới đi được. Bố sau khi nghe kế hoạch của tôi đã rất vui và thu xếp thời gian để đi cùng con trai".
Chuyến đi 20 ngày của bố con anh còn có sự đồng hành của bố vợ và anh vợ. Bố vợ và anh trai vợ của anh Vinh từ Đồng Nai ra Hà Nội thăm con, cháu. Anh tranh thủ dịp này để hai ông thông gia có chuyến đi đường dài cùng nhau.
Hai ông thông gia đồng hành cùng con trai trong chuyến xuyên Việt. Ảnh: NVCC
Để chuẩn bị cho chuyến đi tốt nhất, anh còn đầu tư một bộ thiết bị "nhà di động" (mobihome) trị giá 300 triệu đồng chuyên dùng cho xe bán tải. Trước khi mua, anh Vinh đã tìm hiểu rất kĩ và sản phẩm này đảm bảo đúng luật giao thông Việt Nam hiện hành.
Bộ thiết bị được thiết kế bởi một công ty của Đức và sản xuất tại Trung Quốc, có cân nặng lên tới hơn 500kg, chất liệu nhôm nguyên khối, có độ dày từ 3-4 lớp. Bên cạnh đó, 4 chân thủy lực giúp tiết kiệm thời gian tháo lắp thiết bị, chỉ tốn 5-10 phút.
Bên trong lều có thể nâng chiều cao tối đa lên hơn 2,1m còn bên ngoài lều có mái hiên di động, phù hợp với những chuyến đi dài ngày của các gia đình. Phần lều được làm từ vải chống thấm nhiều lớp, có khả năng chống chịu mưa lớn, cách nhiệt tốt và có 4 cửa sổ.
Nhà di động trong chuyến xuyên Việt của gia đình anh Vinh. Ảnh: NVCC
Nhà di động của bố con anh Vinh có hệ thống điện dự trữ 4kW phục vụ các thiết bị như điều hòa, đèn, quạt, tủ lạnh 25l, ổ sạc điện thoại... và hệ thống trữ nước phục vụ các sinh hoạt như tắm tráng, rửa đồ ăn, đồ dùng...
Nhờ sự tiện nghi này, đôi khi gia đình anh mua đồ tự nấu ăn, tổ chức ăn trực tiếp bên ngoài nhà di động. Buổi sáng, gia đình anh thường nấu mì nếu cắm trại ở những địa điểm xa khu dân cư. Trên xe của anh cũng chứa khá nhiều đồ ăn và dụng cụ bếp như nồi cơm, tủ lạnh mini... Điện trong nhà di động có thể sạc bằng 3 cách khác nhau là sử dụng hệ máy phát điện từ xe, điện lưới hay pin mặt trời.
Anh Vinh bày tỏ: "Hành trình của gia đình chúng tôi đi qua 5 tỉnh Tây Nguyên rồi vào tới miền Tây, ghé Tây Ninh, sau đó quay về TPHCM và đi men theo đường ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận...
Cảnh đẹp trên đường nhiều lắm nhưng tôi ấn tượng nhất có lẽ là cảnh sắc ở Măng Đen ở Kon Tum và cung đường ven biển Phú Yên. Còn bố tôi thì thích Huế và Đà Nẵng".
Cảnh sắc hoàng hôn tại ngôi đền giữa biển ở Bali Đối với người dân Bali (Indonesia), Tanah Lot là một trong những ngôi đền quan trọng và linh thiêng. Khi nước biển rút và hoàng hôn buông là thời khắc du khách được thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của ngôi đền. Đầu tháng 8, chị Bích Hằng cùng gia đình đến hòn đảo Bali du lịch. Điểm đầu tiên trong lịch trình...