Phong thủy màu sắc – Không có màu nào xấu….
…chỉ có màu chưa hợp phong thủy” là câu nói có thể được biến thể từ câu “không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ chưa biết làm đẹp”.
Chống nóng nhờ đóng và mở theo phong thủy
5 thứ nên đặt trong phòng ngủ, dù xui đến đâu cũng có thể cải vận
Ngôi nhà cũng như con người, luôn có những góc cát và hung, vùng vượng khí và nơi suy khí, đòi hỏi nhận định và xử lý, bài trí, chọn lựa vật dụng, màu sắc cho phù hợp.
Những chỉ định lâu nay theo kiểu “màu A đem lại may mắn, màu B tuyệt đối không dùng” thực ra chỉ mang tính tương đối. Vấn đề nằm ở tính chất thay đổi, vận động liên tục của không gian theo thời gian, theo tương tác giữa thời tiết, con người, cấu trúc, vật liệu… để một nơi cư ngụ có được ấm êm, an lành hay không.
Dĩ nhiên, trong vô vàn sắc màu tự nhiên lẫn nhân tạo, vẫn có những gam màu hay màu cụ thể ở vào từng thời điểm cụ thể được cho là nhiều sinh khí, năng lượng tốt hưng vượng, tươi tắn hơn các màu khác. Tất cả đều nằm trong quy luật tương tác, mà cụ thể theo Ngũ hành tương sinh tương khắc, và cả quy luật tương thừa, tương vũ nữa.
Từ tương sinh đến tương khắc
Theo quy luật cân bằng Âm Dương và sinh khắc Ngũ hành, màu sắc được nhận biết qua ánh sáng, mà ánh sáng thì được phân bố sao cho phù hợp sinh hoạt và không gian tương ứng. Do vậy một mảng sơn có thể rất đẹp trên catalogue hoặc tại khu vực demo của cửa hàng, nhưng khi về sơn trong không gian cụ thể nào đó thì lại không như ý, thậm chí tạo cảm giác khó chịu.
Vì vậy, trước khi chọn màu cần hình dung cụ thể môi trường không gian mà màu sắc đó sẽ được dùng, để bổ sung hoặc gia giảm đúng mức về ánh sáng và cách bài trí.
Làm mát nhà bằng bảng màu thiên nhiên qua phối kết chất liệu, bề mặt phù hợp
Ví dụ cùng một ngôi nhà phố sơn màu xanh dương nhạt (thuộc Thủy, tươi mát) nhưng càng xuống dưới các tầng thấp (Âm thịnh hơn) thì sẽ càng tối hơn; sẽ thấy màu xanh trở nên “tái” hơn và cần sử dụng đèn bổ sung ánh sáng nhiều hơn. Đồng thời cách chiếu sáng đi cùng màu sơn nội thất cũng cần thêm những mảng màu trung tính, phản quang và sáng sủa hơn (như trắng, ánh vàng…) để đem lại cảm giác nhẹ nhõm và thư giãn hơn.
Phối màu Thổ – Kim – Thủy hài hòa ở một khách sạn kiểu tân cổ điển, với phần đế dùng sơn giả đá để “nâng đỡ” các khối trên màu trắng với hệ cửa màu đen
Thực tế cũng chứng minh cùng một màu và một cách thức chiếu sáng nhưng nếu bề mặt trần, tường và sàn khác nhau (nhám hay láng, bóng gương hay vân đá…) thì hiệu quả thẩm mỹ và phong thủy sẽ khác biệt rõ rệt. Thông thường để đạt sự đồng điệu thì giải pháp tương sinh, tương hòa hay được chọn.
Phòng tr.ẻ e.m có thể áp dụng cách phối màu tương phản, rực rỡ để kích hoạt sinh khí nhiều hơn
Tương sinh, tương hòa là cách chọn màu cho từng không gian có sự đồng bộ với toàn nhà về tông màu và phong cách, trong đó các nhóm màu quan hệ gần nhau trên bảng màu và vòng sinh khắc Ngũ hành.
Phối màu hệ Kim – Thủy để giảm Hỏa trong không gian bếp hiện đại
Ví dụ như nội thất chủ yếu theo lối hiện đại, bề mặt phẳng và vuông vức nhiều, thì nhóm màu trắng sáng (Kim) sẽ đi với nhóm màu vàng (Thổ, sinh Kim) hoặc xám đen, xanh đen (Thủy, từ Kim sinh) sẽ vừa phù hợp với gu thiết kế đương đại đơn giản, vừa tạo nên các bề mặt có tính đều đặn, êm ả, ít đột biến và đối chọi. Tương tự như vậy sẽ thấy trên vòng Ngũ hành sinh khắc có thể dùng màu thuộc hai hành liền nhau để tạo sự hài hòa.
Các bề mặt phòng giải trí phối màu đi cùng vật liệu phù hợp với nhu cầu trang âm và chiếu sáng theo phong cách riêng
Video đang HOT
Đối với nhà theo phong cách cổ điển, nhiều chi tiết chạm trổ, vòm, gờ chỉ, cột hay hoa văn sắt cầu kỳ… thì cách dùng màu tương sinh nêu trên vẫn phát huy hiệu quả, nhất là khi đi cùng kiểu chiếu sáng theo điểm để bật lên chi tiết nhiều hơn.
Phối màu vào vùng Tọa và Hướng, trên nền màu trung tính nhẹ nhàng là cách làm hợp đối tượng và xu hướng thời hiện đại
Hiện nay một số biệt thự, khách sạn, resort theo phong cách tân cổ điển (neo classic) hoặc đồng quê (cottage) đã dùng những bộ màu đúng với hệ màu thời trước sử dụng nhưng dĩ nhiên bằng kỹ thuật sơn và xử lý bề mặt hiện đại hơn. Ví dụ sơn giả đá, sơn tạo rỉ sét hay sơn gai thô mộc theo hệ màu Thổ – Kim, Kim – Thủy, Mộc – Hỏa.
Gam màu trung tính (neutral) và sử dụng họa tiết vintage tạo nên sự hài hòa và dễ phối kết đồ đạc
Còn ở cách chọn màu tương khắc – tương phản thì dựa vào sự đối lập để làm nổi bật yếu tố chính, tách bạch phông nền với đối tượng chủ đạo. Ngôi nhà luôn có những vị trí cần xử lý màu sắc theo lối tương khắc, tương phản. Cụ thể như những không gian giải trí (nghe nhạc, xem phim) hoặc phòng tr.ẻ e.m.
Quảng cáo
Đặc thù của các không gian này mang tính động nhiều hơn tĩnh, cần những mảng uốn lượn sinh động, cần kiểu khối bo tròn hay lập thể để gia tăng trí tưởng tượng,… nên màu sắc cũng có thể đối lập để kích hoạt sinh khí. Ví dụ như các cặp màu vàng – xanh biển (Thổ khắc Thủy) hoặc trắng – xanh lá (Kim khắc Mộc) hay đỏ và xám (Hỏa khắc Kim).
Ngoài ra, một số không gian mang tính chất điểm nhấn như sảnh tầng có dạng tường cong, phòng thờ cần trang trọng khác biệt thì nhóm màu xung khắc nhau như đỏ sậm – trắng (Hỏa khắc Kim) hoặc màu đồng đi với màu gỗ (Kim khắc Mộc) sẽ tạo nên sự nổi bật hơn, cũng là một cách khai thác hiệu ứng ánh sáng lên bề mặt có màu đối lập.
Dùng màu theo Tứ Hợp
Một số nhà thiết kế khá bức xúc khi thấy “đứa con tinh thần” của mình lúc hoàn thiện bị “son phấn” khác hẳn với ý tưởng thiết kế ban đầu, chỉ vì những lý do nặng về cảm tính, hoặc do thầy phong thủy “phán”. Vấn đề màu sắc theo phong thủy thực ra không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi nguyên tắc cơ bản cần thấu hiểu là: mỗi mẫu nhà, mỗi kiểu thiết kế hay đi cùng một số nhóm màu phù hợp nhất định, mà khi áp màu khác vào sẽ gây phả.n cả.m hoặc khó chấp nhận. Dùng màu theo Tứ Hợp là tiêu chí phong thủy đáng lưu ý, cụ thể là hợp bề mặt, hợp khí hậu, hợp công năng và hợp đối tượng.
Khi một số không gian có bề mặt nhận sáng tự nhiên nhiều vào ban ngày hoặc ánh sáng nhân tạo mạnh (đèn pha, chiếu điểm) vào ban đêm thì dùng sơn hay vật liệu ốp lát gạch, đá, gỗ… có màu sậm và thô sẽ đem lại sức hấp dẫn, tăng chiều sâu và kích hoạt các năng lượng sáng tạo.
Còn khi bề mặt trơn láng dịu nhẹ theo kiểu tối giản, ít chi tiết, thì bảng màu nên chọn là màu trung tính (neutral) với đèn âm, chiếu sáng nhẹ, lọc ánh sáng sẽ tạo nên sự hài hòa. Đây cũng là cách thức dẫn truyền khí và năng lượng hữu hiệu của phong thủy hiện đại mà nếu không căn cứ vào kiểu nhà thì sẽ thiếu cơ sở để chọn bảng màu phù hợp.
Về khí hậu, có thể thấy nhà Việt truyền thống dù ở xứ nhiệt đới khá nóng nhưng không hề chủ trương dùng màu “lạnh” để làm mát nhà đơn thuần, mà tuân theo những nguyên tắc hài hòa màu sắc hợp tự nhiên. Những ngôi nhà truyền thống sử dụng vật liệu có nguồn gốc thuộc Thổ và Mộc luôn giữ được vẻ gần gũi, thân thiện và dịu mát qua nhiều thời kỳ. Các bảng màu mô phỏng theo thiên nhiên gần đây đã được nhiều hãng sơn nghiên cứu và những màu “chiết xuất” từ tự nhiên vẫn rất được người Việt ưa chuộng như xanh cốm, nâu đất… hơn là màu kiểu “công nghiệp” rực rỡ.
Không gian tâm linh, truyền thống với nhóm màu Mộc – Hỏa – Thổ tạo gắn kết với thiên nhiên Á Đông
Những hướng đón nắng gắt (Tây Nam, Tây) cần giảm bớt độ chói và độ hút nhiệt, bên ngoài cần dùng những màu nhạt và ít phản quang gây ảnh hưởng đến nhà chung quanh. Trong khi đó những hướng nhận ánh sáng yếu hơn (như hướng Bắc, Đông Bắc) thì nên dùng những màu tươi và phối hợp tương phản. Những hướng đón ánh sáng mạnh như Đông Nam, Nam thì có thể dùng màu sậm và đa dạng hơn, như màu đỏ bã trầu, vàng đất, xanh rêu… tuy khá đậm đà nhưng cũng rất ôn hòa nếu dùng với tỷ lệ thích hợp.
Về công năng có thể thấy khu bếp là nơi “bốc hỏa” nhất trong nhà, nên cần dùng những màu nhẹ nhàng, gần thiên nhiên trên tường và trần để đem lại hứng khởi cho công việc bếp núc và giảm cảm giác nóng. Màu trắng thuộc Kim và màu đen thuộc Thủy là những hành tương khắc với Hỏa nên sẽ rút bớt tính Hỏa đi (có thể kể thêm sắc xanh biển hay xám) và hệ màu trung tính (neutral) gần đây thường được ưa dùng cho thiết kế bếp nhờ sự dịu nhẹ.
Đây cũng là nhóm màu hiện đại hợp cho phòng làm việc và nơi tiếp khách, sinh hoạt gia đình. Phòng ngủ cần tĩnh lặng nên tông màu dịu và thư giãn (xanh ngọc, xanh dương, trắng phớt tím…) sẽ chiếm ưu thế nhưng cần thêm các mảng màu ấm áp hơn thuộc Thổ và Hỏa như vàng, cam, nâu…
Việc dựa theo chủ thể, đối tượng sử dụng là ai, độ tuổ.i, giới tính hay cá tính thế nào sẽ giúp xem xét chọn màu hợp phong thủy kỹ hơn. Ví dụ, phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh – trên đầu – dưới chân sẽ có các phương vị tốt hay xấu so với tuổ.i gia chủ và nhu cầu sử dụng. Từ chủ thể suy ra cách bố trí nội thất ứng với kiểu trần và trang trí tường, kiểu giường và bàn ghế, mảng màu nhấn ở đâu là thích hợp.
Cụ thể, vùng tường trên đầu giường là vùng Tọa của chủ thể, có thể dùng mảng màu thuộc bản mệnh hoặc màu tương sinh bản mệnh với đèn hắt nhẹ nhàng làm chỗ dựa ổn định, tránh dùng màu sắc và đèn rọi gay gắt. Không nên “áp màu” tràn lan, lộn xộn mà không chú ý đến phương vị và cấu trúc nội thất xoay quanh chủ thể.
Màu dùng theo Ngũ hành cũng cần tương sinh hài hòa với công năng và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc Mộc nên dùng gam màu vàng nhẹ (Thổ), màu gỗ, màu pastel có ánh xanh (Thủy – Mộc), phòng làm việc nên chọn tông màu trắng, xám (Kim) làm chủ đạo, có bổ sung vàng (Thổ) để tương sinh. Gia chủ mạng Hỏa sẽ hợp hơn với nhóm màu xanh lá cây, vàng và cam, trong khi người mạng Thủy sẽ thiên về nhóm màu trắng và xanh biển, hoặc đen (Kim sinh Thủy) là tương hợp.
Mẹo bài trí theo phong thủy giúp bếp ấm cúng, nhà quây quần
Bếp ấm cúng, nhà quây quần... là những tiêu chí hàng đầu xưa nay trong bài trí nhà cửa nói chung và khu bếp ăn nói riêng.
Làm thế nào để biết một ngôi nhà có phong thủy tốt?
Bí quyết giúp nhà hướng Tây thoáng mát
Tuy nhiên giữa thời đại nhiều biến động, nhịp sống nhanh và phải giãn cách vì bệnh dịch như hiện nay, một gian bếp ăn quây quần ấm cúng đang trở nên khan hiếm, cùng với nhiều không gian khác cũng ngày càng đơn vắng, lặng lẽ. Có thể quan sát kinh nghiệm phong thủy xưa và nay để tìm cách gia tăng sự ấm cúng cho chốn cư ngụ.
Cổ hay kim đều tìm khoảng cách
Không gian sống có khoảng cách hợp lý giữa các thành phần cấu thành luôn là mục tiêu kiếm tìm trong mọi ngôi nhà từ cổ chí kim. Ta hay nghe nói đến thước Lỗ Ban, đo khoảng thông thủy, lọt lòng gió... với những con số mang tính tương truyền, pha trộn giữa huyền bí và khoa học. Thực ra tất cả đều xuất phát và hoàn thiện dần từ cơ sở gốc là sự tiện nghi và cảm giác của người sử dụng không gian.
Trong biệt thự thoáng rộng, hay căn hộ nhỏ xinh, nơi bếp ăn vẫn là điểm hội tụ cốt yếu cho gia đình tìm về quây quần
Cảm giác thấy bất an thì không chọn, thì kiêng kỵ, còn bố trí thấy tiện nghi trong cả vật lý lẫn tâm lý thì nâng tầm thành triết lý. Do vậy, mọi bậc thầy kiến trúc tây phương hay đại sư phong thủy đông phương đều lấy hoạt động của con người làm đối tượng tính toán và sự thoải mái trong sử dụng hay hấp dẫn trong thẩm mỹ mà con người thụ cảm được thực chất rất cụ thể, đời thường, không có gì cầu kỳ, bí hiểm.
Cụ thể, kiến trúc nếp nhà truyền thống Việt được ông cha ta phân khu chức năng theo hệ lưới cột hợp với nhân trắc học, sai số nhỏ, tương thích tốt với hệ thước đo tỷ lệ của tây phương. Nhà truyền thống ít phức tạp nhưng cấu trúc ổn định, sinh hoạt quây quần, chính phụ rõ rệt... nhờ hệ khoảng cách hợp lý đó.
Các thiết kế bếp đúng chuẩn sẽ đảm bảo tiện nghi, phần tương hòa ngũ hành mệnh chủ sẽ bổ sung yếu tố phong thủy cho bếp tốt hơn
Thời hiện đại, việc gia tăng chất quây quần, ấm cúng trong nhà ở liên quan đến khả năng tăng giảm âm dương, tinh chỉnh khoảng cách giữa các vùng sinh hoạt và thành phần nội thất nhằm hài hòa về thẩm mỹ và tương hợp với ngũ hành mệnh chủ. Mọi ngôi nhà, căn phòng sau một thời gian sử dụng đều có "xê xích" bởi thói quen và tác động qua lại khi giao tiếp.
Chính vì thế mà bộ ba Môn - Táo - Chủ cần phải được khống chế, giữ khoảng cách hợp lý theo thời gian. Cụ thể, trong bếp là khoảng cách hợp lý giữa tam giác bếp nấu - bồn rửa - tủ lạnh mà thời xưa chưa có khiến bếp rất bừa bộn và ô nhiễm. Hoặc việc điều chỉnh đúng khoảng cách giữa màn hình tivi và bàn ghế tủ kệ giúp nâng chất không gian sinh hoạt giải trí tại gia.
Khoảng cách, kích thước tiêu chuẩn sẽ giúp nâng cao tiện nghi cho bếp chứ không đơn thuần là bề mặt thẩm mỹ hay kiểu dáng thời thượng
Tuy nhiên để xác định khoảng cách sinh hoạt thế nào là cân đối, kiểu nào là tiện dụng thoải mái nhất thì không có tiêu chí cụ thể cho mọi nhà, mà phải tùy từng tình huống cụ thể. Nhà này dùng bàn ăn tròn thấy quây quần, nhà khác lại chuộng bàn ăn dài. Hoặc có gia chủ thích ngồi kiểu quầy bar cho thân tình, cao ráo, thú vị, còn người khác lại ưa ngồi khoanh chân xếp bằng trên bộ ngựa, tấm phản, ngoài hiên cho dân dã khoái hoạt. Tất cả những sở thích đều cần được tôn trọng và nên tìm cách khai thác hợp lý trong không gian gia đình, tránh du nhập kiểu thức xa lạ với các thành viên.
Phân vùng không gian hợp lý tính từ Trung Cung của nhà (hay căn phòng) sẽ dựa vào khoảng di chuyển, khoảng tĩnh tại, khoảng sử dụng, khoảng nhìn ngắm. Phòng ăn rộng mà đi xuyên qua nhiều thì cũng thành vướng víu khó chịu. Căn bếp nhỏ nhưng bài trí gọn gàng hợp lý thì sinh khí tiếp nạp dài lâu. Vùng di chuyển, nhiều ánh sáng, gió đối lưu...thuộc Dương, trong khi vùng khuất lối, nhiều mảng tối, ít nắng gió... sẽ thuộc Âm.
Các mảng màu ấm áp, nhiệt đới như vàng, đỏ, cam, màu gỗ... là điểm nhấn tươi tắn cho không gian ẩm thực gia đình
Để đạt được Âm Dương cân bằng và chuyển hóa hợp lý, nên dựa vào kích thước tiêu chuẩn của nhân trắc con người khi sử dụng, khi đi lại, khi giao tiếp... để khoanh vùng. Tránh chồng lấn, va chạm giữa các vùng và có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Khu bếp ăn là vùng tiếp nạp năng lượng, kết nối thành viên trong toàn nhà, vì thế yếu tố quây quần và dung hòa giữa các nhu cầu cần được đề cao trước tiên tùy theo "kịch bản sử dụng" của mỗi gia đình.
Đồng hành phải có chính có phụ
Quảng cáo
Xử lý nội thất đúng khoảng cách tiêu chuẩn sử dụng và an toàn rồi thì sẽ quan tâm đến tính tương đồng để giúp không gian đồng bộ về Nội Khí. Khái niệm "đồng hành" ở đây được hiểu là tìm kiếm sự tương đồng, đồng bộ, hỗ trợ giữa các hành trong không gian, chứ không phải độc hành, hay đơn hành (chỉ dùng một loại chất liệu thuộc ngũ hành hợp bản mệnh, dẫn đến lệch lạc thái quá).
Thứ tự ưu tiên trong đồng hành nội thất có thể hiểu là xét từ mệnh chủ của người sử dụng, sau đó ưu tiên (a) hành tương hòa (với hành của bản mệnh); rồi (b) hành tương sinh ra bản mệnh; đến (c) hành bản mệnh khắc chế; tiếp theo là (d) hành bản mệnh sinh xuất và cuối cùng là (e) hành xung khắc với bản mệnh.
Ví dụ như gia chủ có bản mệnh thuộc hành Thổ, thì thứ tự ưu tiên abcde khi chọn lựa theo ngũ hành là Thổ - Hỏa - Thủy - Kim - Mộc, trong đó các hành ưu tiên thì dùng với tỷ lệ nhiều, hành hạn chế thì dùng điểm xuyết, tạo cho không gian sự hài hòa có chọn lọc không cực đoan. Điều này tương tự với triết lý ẩm thực hợp dưỡng sinh đông phương: không quá thiên về một loại thức ăn, đồ uống nào quá mức, phải biết dùng kết hợp, xen kẽ, thuận theo mùa nào thức nấy, điều chỉnh linh hoạt, thay đổi theo không gian và thời gian.
Dùng đèn chùm, đèn thả, đèn lồng... ở vùng trung tâm bếp ăn đem lại điểm kích hoạt khí hữu hiệu
Ngay trong từng thành phần ngũ hành khi suy nghiệm ra chất liệu, màu sắc cụ thể thì cũng phải tiết chế, gia giảm bằng kiến thức khoa học. Ví dụ như các màu rực rỡ (đỏ, cam) hoặc màu tím đậm thì dùng trong không gian bếp ăn phải cân nhắc, bởi sẽ gây chói mắt, hoặc làm ám sắc vào đồ ăn, thì dùng có thuộc nhóm hành ưu tiên với bản mệnh cũng không thể tùy tiện dùng.
Ngược lại, những nhóm màu dịu mát, nhã nhặn, trung tính...như vàng kem, trắng ngà, nâu nhẹ... theo nguyên tắc phối màu hiện đại sẽ làm nền hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến phong thủy hiện đại mang đậm tính khoa học và không tồn tại chỉ định mơ hồ, mê tín, bởi hoàn toàn lấy cơ sở từ vật lý, tâm lý để suy luận cùng với Dịch lý.
Gian bếp ấm cúng không có nghĩa phải dùng nhiều màu đỏ cho... nóng nực bốc hỏa, đồng thời bản thân yếu tố Hỏa trong nơi nấu ăn cũng có nhiều cách biểu hiện phong phú về đường nét (xéo, vươn cao) hình khối (thang, tam giác) hay chất liệu (gỗ, đá, kính màu, nhựa resin...) để nhà thiết kế và gia chủ chọn lựa.
Sử dụng ánh sáng hợp lý giúp gia tăng khí cho không gian phụ để hài hòa tổng thể toàn nhà
Cách xử lý đồng hành trong không gian cũng không có nghĩa là mọi thứ đều phải nâng tầm ngang nhau, cao bằng, hoặc ngược lại làm lệch lạc một vùng nhất định. Vì lý do kinh tế, ít sử dụng, nhưng cách chiếu sáng hay dùng vật liệu vẫn có thể giúp vùng cầu thang, lối ra vào phụ... không gây cảm giác vắng vẻ, cô quạnh, hoặc thiếu gần gũi.
Thay vì xử lý cầu kỳ phức tạp, chú ý chiếu sáng theo vùng chính phụ sẽ giúp kích hoạt đúng mức nội khí, như khu ăn uống cần ánh sáng tập trung và lan tỏa, khu đi lại cần ánh sáng dẫn lối. Ngay cả khu vệ sinh, nơi hay bị xem là "vào cho nhanh rồi ra" cũng cần bố trí ánh sáng ấm cúng để khi bước chân vào sẽ được cảm giác an toàn, nhẹ nhàng, ấm áp...
Nhiều gia đình quá chú trọng "tốt khoe xấu che" nơi phòng khách, chỗ thờ cúng, mà "bỏ quên" khu bếp và vệ sinh, khiến nhiều thành viên trong nhà thậm chí... không dám xuống bếp khi tối trời, không dám vô vệ sinh lúc khuya khoắt. Ở khía cạnh này, kiến trúc nhà ở hiện đại tây phương rất coi trọng, làm kỹ lưỡng, đáng học hỏi về mặt tiện dụng và an toàn cho người sử dụng.
Dù nhà trệt hay căn hộ, khu vực quây quần gia đình nên tiếp cận các góc thiên nhiên, tiểu cảnh để hòa hợp Thiên Địa Nhân, tăng tính kết nối khí
Đồng hành để nhà thêm ấm cúng thể hiện rõ nét khi màn đêm buông xuống, không còn dương quang mặt trời, đòi hỏi cách chiếu sáng nhân tạo hòa hợp với không gian và con người. Một căn phòng đầy đủ ánh sáng mà không ngọn đèn nào chóa mắt gây khó chịu, không tạo ra nhiều bóng đổ rối mắt, lệch lạc, thì có nghĩa là ánh sáng phòng được kiểm soát hợp lý.
Yếu tố đồng hành ánh sáng với không gian và gia chủ thể hiện qua các bộ ba liên hoàn sinh khắc ngũ hành, như phòng ngủ vốn thuộc Mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (Thổ) có thể điểm thêm ánh xanh (Thủy), phòng làm việc thì lấy ánh sáng trắng (Kim) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng (Thổ) để tương sinh. Gia chủ mạng Hỏa sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp hoặc hình ngẫu hứng.
Trong khi người mạng Thủy sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu đèn có uốn lượn mềm mại hoặc tròn, láng (Kim sinh Thủy). Dĩ nhiên không thể áp đặt nếu gia chủ không thích, nhưng thông thường các nguyên tắc ngũ hành khá phong phú và không ít thì nhiều sẽ luôn có các điểm tương hợp với đặc tính gia chủ và không gian cụ thể để tùy nghi chọn lựa
Cây cảnh "đẻ trứng phượng", cứng như sắt, sống nghìn năm, trồng trong nhà chiêu tài, vượng khí Cây cảnh cát tường này có tuổ.i thọ tới nghìn năm, cực kỳ tốt cho phong thủy gia đình, giúp chiêu tài, vượng khí, ngăn tà khí, hút tài lộc, may mắn. 4 cây cảnh như rèm hoa đẹp dịu dàng, như thác xanh ngọt ngào, tựa máy lọc không khí mạnh mẽ Người xưa nói: "Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, không...