Philippines đạt dấu mốc mới về năng lượng hạt nhân
Theo báo Philstar ngày 9.12 dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Philippines đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc hiện thực hóa kế hoạch phát triển cơ sở hạt nhân.
IAEA cho hay Philippines đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, bao gồm: soạn thảo và thúc đẩy luật hạt nhân toàn diện tiến tới ban hành, hoàn thành đánh giá về phát triển nguồn nhân lực; khung pháp lý; bảo vệ phóng xạ; quản lý chất thải phóng xạ, tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp, xây dựng chính sách và chiến lược trong các lĩnh vực liên quan.
Ông Ceyhan (trái) và Bộ trưởng Lotilla ngày 6.12. ẢNH: BỘ NĂNG LƯỢNG PHILIPPINES
Ông Mehmet Ceyhan, trưởng nhóm Đánh giá cơ sở hạ tầng hạt nhân tích hợp (INIR) của IAEA, cho biết Philippines đã mở rộng thành phần Tổ chức thực hiện Chương trình Năng lượng hạt nhân lên 24 tổ chức, với các ban đang tích cực tham gia thực hiện các hoạt động liên quan. “Điều này cho thấy mức độ cam kết của Philippines trong việc tiến hành chương trình điện hạt nhân của họ”, theo ông Ceyhan. Tuy nhiên, phía IAEA cũng chỉ ra rằng Philippines vẫn cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược điện hạt nhân, nhất là các nghiên cứu cần thiết cho các hoạt động liên quan lưới điện, sự tham gia của ngành công nghiệp và luật pháp quốc gia.
Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Raphael Lotilla khẳng định: “Đánh giá khích lệ của IAEA phản ánh cam kết mạnh mẽ của chính phủ Philippines trong việc phát triển một chương trình điện hạt nhân mạnh mẽ”, đồng thời cam kết tiếp tục hợp tác toàn diện với IAEA trong thời gian tới. Hồi tháng 9.2024, Bộ Năng lượng Philippines công bố lộ trình phát triển năng lượng hạt nhân với mục tiêu vận hành thương mại các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2032. Công suất ban đầu dự kiến đạt ít nhất 1.200 megawatt (MW) và sẽ tăng dần lên 4.800 MW vào năm 2050.
Người Đức nhận khuyến cáo chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp về hạt nhân
Theo kênh truyền hình RT, bà Inge Paulini, Chủ tịch Văn phòng Liên bang Bảo vệ Bức xạ, ngày 28/12 đã cảnh báo người dân ở Đức phải chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về hạt nhân.
Nhà máy nhiệt điện than Neurath tại Garzweiler, Đức. Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn tờ báo của tập đoàn truyền thông Funke, bà Paulini chỉ ra rằng bức xạ không dừng lại ở biên giới, tuyên bố rằng cuộc xung đột quân sự đang diễn ra giữa Nga và Ukraine cho thấy rõ rằng phải chuẩn bị cho một loạt các trường hợp khẩn cấp hạt nhân.
Trước đó, Nga đã nhiều lần khẳng định họ không có ý định sử dụng vũ khí nguyên tử ở Ukraine và đã đề cập đến học thuyết hạt nhân của mình, trong đó chỉ cho phép sử dụng những loại vũ khí như vậy để đáp trả hoặc trong trường hợp nước này phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ chiến tranh thông thường.
Bà Paulini cũng chỉ trích các nước láng giềng của Đức đã không loại bỏ năng lượng hạt nhân ra khỏi lưới điện.
Trong những năm gần đây, Đức đã đưa ra sáng kiến tự loại bỏ năng lượng hạt nhân. Đảng Xanh của nước này chỉ ra những rủi ro thảm khốc tiềm ẩn liên quan đến việc sản xuất loại năng lượng hạt nhân. Đức chỉ còn lại ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động sau khi các nhà lập pháp bỏ phiếu vào tháng 11, gia hạn hoạt động cho đến tháng 4/2023 do cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.
Phó chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Kubicki đã chỉ trích việc chính phủ từ chối sửa đổi cách tiếp cận tổng thể đối với các nhà máy điện hạt nhân và cảnh báo về thất bại trong chính sách, trừ khi có biện pháp nào đó được thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.
"Chúng ta không muốn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt và dầu của Nga nữa, nhưng cùng lúc, những người thuộc đảng Xanh lại tái khởi động các nhà máy nhiệt điện than, ngăn cản kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân", ông Kubicki chia sẻ ý kiến hồi đầu tuần.
Uzbekistan và Trung Quốc hợp tác khai thác uranium Hợp tác với công ty Hạt nhân Uranium Trung Quốc là một phần trong chương trình nghị sự rộng lớn hơn của Uzbekistan nhằm trở thành nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới. Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoev đề ra tham vọng sản xuất uranium của cả nước là 7.100 tấn vào năm 2030. Ảnh: AFP/TTXVN Theo mạng tin Eurasianet.org, Navoiuran, nhà...