Phát hiện tờ di chúc của chồng sắp cưới, tôi muốn hủy ngay hôn lễ
Anh đang còn sống khỏe mạnh, vậy mà đã viết di chúc. Phải chăng có bí mật gì anh muốn giấu giếm tôi đây?
Ảnh minh họa
Suốt 4 năm qua, tôi là người mẹ đơn thân, cuộc sống thật cực khổ vất vả. Trong nhà không có đàn ông, việc gì cũng đến tay. Thu nhập của tôi làm ra chỉ đủ nuôi con ăn học, chẳng tháng nào có dư.
Tôi muốn con gái có cuộc sống tốt hơn, được ở nhà cao cửa rộng và ăn ngon mặc đẹp. Vì vậy, tôi quyết định lấy người đàn ông hơn tôi 12 tuổi. Anh ấy đã chia tay vợ và đang nuôi 1 đứa con trai.
Khi mới yêu, anh hứa sẽ cho mẹ con tôi cuộc sống tốt đẹp hơn. Về nhà anh ấy, tôi không phải đi làm, chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc 2 đứa trẻ. Nhiều năm qua, làm việc nhiều, tôi quá mệt mỏi, cũng muốn được nghỉ ngơi và tôi gật đầu đồng ý là vợ của anh. Sau đó, chúng tôi đến phường đăng ký kết hôn.
Để chuẩn bị cho đám cưới diễn ra vào tuần sau, anh nhờ tôi qua dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng. Ngôi nhà có 2 bố con ở, đã lâu không có bàn tay phụ nữ nên khá bừa bộn.
Trong lúc dọn đống tài liệu, tôi phát hiện ra bản di chúc mới viết vài ngày trước của chồng. Toàn bộ ngôi nhà đứng tên anh sẽ để cho đứa con trai 14 tuổi. Sức khỏe đang tốt, thế mà chồng nghĩ đến việc viết di chúc? Phải chăng anh có bệnh nan y trong người?
Video đang HOT
Ngay sau đó, tôi đưa tờ giấy cho anh, xem phản ứng của anh ấy thế nào. Nhìn chồng bối rối, chưa biết nói thế nào, tôi liền hỏi anh có bệnh gì không? Chồng lắc đầu. Tôi hỏi tiếp, vậy thì chỉ có khả năng anh sợ bản thân đột tử thì căn nhà sẽ thuộc về mẹ con tôi, hoặc bị chia làm đôi, vì thế anh viết sẵn di chúc để tất cả tài sản cho đứa con lớn của anh. Sự tính toán của anh khiến tôi cảm thấy không thoải mái.
Anh nói việc trước mắt của chúng tôi là chuẩn bị tốt cho đám cưới vào tuần sau, còn chuyện nhà cửa dẹp qua 1 bên. Chồng cố tình đánh trống lảng, còn tôi không muốn trở thành người giúp việc cho bố con anh ấy. Khi vui họ cho mẹ con tôi ở, khi không hài lòng họ đuổi chúng tôi ra đường.
Tôi không muốn quãng đời còn lại là người giúp việc không lương cho bố con anh ấy. Tôi định đề nghị anh ấy cho tôi 1 cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ thì mới tiếp tục tổ chức đám cưới. Nếu anh không đáp ứng được thì hủy đám cưới. Theo mọi người, nguyện vọng của tôi có chính đáng không?
Mỗi đêm về giường chồng lại đặt xấp tiền lên gối, biết nguyên do tôi lập tức ly hôn
Cho tới ngày thứ 5, chồng tôi vẫn tiếp tục đặt tiền lên gối vợ như thế.
Sau cưới, chồng muốn tôi nghỉ việc ở nhà nội trợ, thay anh vun vén gia đình. Ban đầu tôi không đồng ý nhưng anh thuyết phục:
"Anh cần vợ thay anh chăm lo nhà cửa. Kinh tế mình anh kiếm đủ rồi".
Sau cùng, tôi cũng chiều theo ý chồng, gác bỏ công việc yêu thích của bản thân, ở nhà sinh con, lo nội trợ. 3 năm sinh liền 2 đứa, tính khi nào chúng cứng cáp sẽ gửi đi lớp rồi bắt đầu lại sự nghiệp. Nhưng đứa thứ 2 vừa tròn 4 tuổi thì mẹ chồng tôi lại bị đột quỵ, phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt, ăn uống đều phụ thuộc vào con dâu. Vậy là giấc mơ quay lại công việc của tôi xem như tắt hẳn.
Mặc dù đôi lúc cũng buồn nhưng tôi đành tự động viên bản thân rằng gia đình là quan trọng. Tôi vì gia đình nhà chồng đã hi sinh tất cả, chắc chắn anh sẽ trân trọng vợ hơn. Tiếc rằng thực tế hoàn toàn ngược lại, chồng tôi cậy làm ra tiền, quản chặt kinh tế và ngày càng coi thường vợ. Từ khi tôi không trực tiếp làm ra tài chính, anh cho mình quyền tự quyết mọi việc. Nếu tôi ý kiến, anh liền quát:
"Ăn bám còn đòi hỏi nhiều. Lúc nào cô kiếm ra tiền hãy lên tiếng".
Điều khiến tôi mệt mỏi nhất là anh luôn nghi ngờ, đề phòng vợ mang tiền cho nhà đẻ. Mỗi lần đưa tôi tiền, anh đều bóng gió nhắc:
"Cô chi tiêu phải rõ ràng. Tuy tôi không ở nhà thường xuyên nhưng cô làm gì tôi đều biết cả. Đừng nghĩ sau lưng tôi, cô mang tiền cho người ngoài mà tôi không biết".
Điều khiến tôi mệt mỏi nhất là anh luôn nghi ngờ, đề phòng vợ mang tiền cho nhà đẻ. (Ảnh minh họa)
Cách đây 1 tuần, chồng tôi có hành động rất lạ. Mỗi tối về giường ngủ, anh đều để xấp tiền 500k lên gối của vợ mà không nói gì. Tôi hỏi, anh chỉ đáp lại bằng sự im lặng cùng sắc mặt lạnh tanh. Biết tính chồng, tôi lẳng lặng cất tiền vào tủ, cũng không dám tiêu vào.
Cho tới ngày thứ 5, chồng tôi vẫn tiếp tục đặt tiền lên gối vợ như thế. Tôi hỏi tiếp:
"Đây là tiền gì mà sao anh cứ để lên gối vợ? Nếu em đã không được tiêu thì anh tự cất đi, đưa em làm gì?".
Không ngờ anh nhìn thẳng mặt vợ, cười nhạt bảo:
"Cô cũng biết tiền của tôi không được tự tiện động vào, hay tự tiện tiêu bừa à? Vậy mà sau lưng tôi vẫn dám lấy tiền cho nhà đẻ là sao?".
Thấy vợ đứng lặng người, anh liền mở điện thoại, check lại camera vài ngày trước đó. Vào đúng hôm mẹ đẻ tới chơi, tôi rút tiền biếu bà 5 triệu để về lo thuốc thang tẩm bổ. Sức khỏe bà không tốt, lâu rồi tôi bận không về thăm được, nghĩ thương và có lỗi với mẹ, tôi mới biếu bà vài đồng động viên. Không ngờ chồng tôi biết mẹ vợ tới, anh theo dõi camera. Biết vợ biếu mẹ đẻ tiền, anh hằn học và cư xử như thế. Không để tôi giải thích, anh tiếp lời:
"Tôi không check camera, làm sao biết mình nuôi ong tay áo. Cô lấy chồng, sống bằng tiền chồng kiếm lại dám lén giấu tiền cho nhà đẻ. Cô giỏi thì lấy tiếp tiền tôi đưa đó mà mang về cho bố mẹ cô đi".
Thấy tôi đặt vấn đề tiền này ở đâu mà ra, chồng liền chỉ tay thẳng mặt tôi trách móc. (Ảnh minh họa)
Nghe chồng nói tới đây, cổ họng tôi nghẹn ứ. Bao cay đắng, tủi hờn kìm nén trong suốt gần chục năm qua như vỡ òa. Không nín nhịn được hơn, tôi gằn giọng:
"Tiền biếu mẹ, là tiền tôi để dành từ ngày còn đi làm, không liên quan gì tới anh. Mỗi tháng tôi chi tiêu ra sao, đều ghi trong sổ sách, không mất đi đâu một đồng. Nhưng anh nghĩ lại xem, từ ngày lấy anh, để toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, tôi sống quên mình là vì ai, chăm sóc bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ. Còn anh... đã một lần thay tôi báo hiếu bố mẹ vợ? Vậy mà mẹ vợ tới nhà, anh lại check camera theo dõi rồi đay nghiến tôi bao ngày như vậy.
Anh làm tôi hiểu ra 1 điều, sống bên 1 người chồng vô tâm, ích kỷ thì tôi có cố gắng, hi sinh bao nhiêu cũng chỉ bằng thừa. Mình ly hôn đi".
Nói xong, tôi lập tức dọn đồ về nhà đẻ, khép lại cuộc hôn nhân của mình tại đây vì mệt mỏi quá rồi!
Người vợ nhận "núi" tiền công sau 25 năm ở nhà nội trợ Tòa án đã yêu cầu người chồng phải trả cho vợ cũ 5,1 tỷ đồng để bồi thường cho 25 năm người vợ ở nhà nội trợ. Ảnh minh họa. Mới đây, tòa án Tây Ban Nha đã ra lệnh cho một doanh nhân người Malaga trả cho vợ cũ 204.000 euro (5,1 tỷ đồng) để bồi thường cho những công việc nội...