Phát hiện loài hoa Trà mi đặc hữu cực hiếm ở Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà
Sau nhiều chục năm hầu như vắng bóng, thậm chí có nghi hoặc về khả năng tuyệt chủng, các nhà khoa học đã tái phát hiện loài Trà mi Langbiang ( Camellia langbianensis ), thực vật đặc hữu của Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup-Núi Bà.
Tuy vậy, đây chỉ là một trong số các thông tin bất ngờ về thực vật tại vườn quốc gia này.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Đà Lạt và VQG Bidoup-Núi Bà ( Lâm Đồng ) vừa công bố trên tạp chí chuyên ngành thực vật Phytotaxa những phát hiện trở lại về loài Trà mi Langbiang ( Camellia langbianensis ), thực vật đặc hữu của VQG Bidoup-Núi Bà.
Mẫu vật Trà mi Langbiang đầu tiên được nhà sưu tập thực vật người Pháp M. Eug. Poilane tìm ra đầu năm 1931 tại khu vực núi Langbiang. Tuy nhiên, nhiều chục năm qua, hầu như không có mẫu vật khác được nghiên cứu hay đề cập. Thậm chí các nhà khoa học nghi hoặc về khả năng loài này tuyệt chủng.
Đây chỉ là một trong số những phát hiện bất ngờ về quần thể thực vật tại vùng rừng thuộc VQG Bidoup-Núi Bà.
Loài Trà mi Langbiang (Camellia langbianensis) tái phát hiện tại VQG Bidoup-Núi Bà ( Lâm Đồng ). Ảnh: baolamdong.
Tháng 4/2020, các nhà khoa học Đài Loan và Việt Nam đã công bố 2 loài lan mới là Thanh thiên quỳ pubilabia (Nervilia pubilabia T.C. Hsu, C.W. Chen & Luu) và Khúc thần sagittate (Panisea sagittata T.C. Hsu, H.C. Hung & Luu); đồng thời có 3 ghi nhận mới về các loài lan ở cao nguyên Langbiang.
Lan Thanh thiên quỳ pubilabia là loài đặc hữu của Việt Nam, thân thảo mọc trên đất, chiều cao đạt đến 12 cm, phân bố ở độ cao từ 800 – 1000 m so với mực nước biển. Lan Thanh thiên quỳ pubilabia hiện chỉ được ghi nhận tại khu vực cao nguyên Langbiang với ước tính chỉ có 100 cá thể trưởng thành.
Sa nhân mấu sudae ( Meistera sudae), một loài mới VQG Bidoup-Núi Bà được công bố năm 2019. Nguồn: SIDA/Phytotaxa.
Lan Khúc thần sagittate (Panisea sagittata T.C. Hsu, H.C. Hung & Luu) cũng là loài đặc hữu của Việt Nam, là loài thân thảo, phụ sinh cao từ 5 – 10 cm, phân bố ở độ cao 1700 -1900m.
Ba loài lan ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam tại cao nguyên Langbiang bao gồm: lan Thủ thư tortilacinia (Cheirostylis tortilacinia C.S. Leou); lan Gấm đất reticulata (Goodyera reticulata Blume) và lan Corybas geminigibbus J.J.Sm. Các loài lan trên phát hiện mọc ở các độ cao khoảng 1.200 m, 1750m và 1800m với số cá thể rất hạn chế.
Nam mộc hương bidoup (Aristolochia bidoupensis) VQG Bidoup-Núi Bà công bố năm 2016. Ảnh: Đỗ Văn Trường/Helsinki.
Trong 15 năm qua, có hơn 50 loài động- thực vật mới được mô tả tại VQG Bidoup-Núi Bà. Riêng từ 2011 đến 2019, có 15 loài thực vật mới được mô tả, bao gồm Đa tử trà hương (Polyspora huongiana), Trà cành dẹt (Camellia Inusitata), Dạ hợp bidoup (Magnolia bidoupensis), Xà Thảo tristylatus (Ophiopogon tristylatus), Súm Hòn giao (Adinandra hongiaoensis),..
Khu dự trữ sinh quyển Langbiang mà vùng lõi là VQG Bidoup-Núi Bà được đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, hiện đã ghi nhận hơn 2.000 loài thực vật có mạch. Riêng các loài thuộc họ lan (Orchidaceae) đã ghi nhận được hơn 300 loài, gồm nhiều loài đặc hữu, có vùng phân bố hẹp. Theo đánh giá của các nhà khoa học, những loài này rất dễ bị tổn thương, dễ bị tuyệt chủng do mất sinh cảnh và biến đổi khí hậu.
Sinh vật sống sót qua 30 kỷ băng hà
Bọ đuôi bật được phát hiện sau nửa thế kỷ biến mất, giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự biến đổi của dải băng Nam Cực qua hàng triệu năm.
Hình dáng của bọ đuôi bật. Ảnh: Daily Star.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Byron Adams, giáo sư tại Đại học Brigham Young, bang Utah, Mỹ, tái phát hiện loài sinh vật biển giống côn trùng mang tên bọ đuôi bật ở dải băng Tây Nam Cực. Loài vật này được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1960 nhưng vắng bóng suốt nhiều thập kỷ. Nhóm nghiên cứu đặt biệt danh cho chúng là "hồn ma Nam Cực" do bản tính ẩn dật. Họ công bố kết quả phân tích dữ liệu gene của loài này trên tạp chí PNAS.
Theo Adams, bọ đuôi bật đã sống trên lục địa đóng băng suốt 18 triệu năm, trải qua 30 kỷ băng hà. Thông qua lịch sử sinh tồn của chúng, các nhà nghiên cứu có thể suy ra sự thay đổi và vận động của dải băng theo thời gian cũng như tác động tới hệ sinh thái. Dữ liệu gene của bọ đuôi bật giúp chứng thực những giai đoạn biến đổi khí hậu ở vùng biển Ross của Nam Cực.
Adams và cộng sự mất 20 năm thu thập mẫu vật của 6 loài bọ đuôi bật khác nhau ở 91 địa điểm trên khắp Nam Cực. Chúng sống trong đất, di chuyển rất hạn chế và chỉ phân bố ở các khu vực không có băng. Trong suốt kỷ băng hà, dải băng mở rộng ra biển, môi trường sống của chúng thu hẹp. Ngược lại, vào thời kỳ ấm hơn, chúng có thể di chuyển qua mặt nước. Việc nghiên cứu nơi ở hiện nay, mô hình tiến hóa và phân hóa về gene của chúng cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ dải băng Tây Nam Cực thay đổi như thế nào theo thời gian.
"Lịch sử tiến hóa của bọ đuôi bật có thể cung cấp ước tính độc lập về cách dải băng thay đổi trong quá khứ và giúp dự đoán điều gì sẽ xảy ra với dải băng trong tương lai khi Trái Đất trở nên ấm hơn", Adams cho biết.
Thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y tìm thấy xác chết nhanh hơn Thông thường cây cối và các loại thảm thực vật khác che khuất việc tìm kiếm các thi thể mất tích. Nhưng trong một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Trends in Plant Science, các nhà khoa học đã xem xét khả năng thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y truy tìm xác chết nhanh hơn. "Ở...