Phản ứng của Ukraine trước tin Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga
Một quan chức Ukraine ngày 9/9 đã đưa ra cảnh báo về thông tin cho rằng Iran đã cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga.
Andrii Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine cho rằng Kiev nên được phép tấn công cơ sở lưu trữ tên lửa bên trong nước Nga sau một số bài báo nói rằng Tehran đã cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Moscow.
“Nhằm phản ứng trước việc Nga được cung cấp tên lửa đạn đạo, Ukraine phải được phép phá hủy các nhà kho lưu trữ những tên lửa này bằng các vũ khí phương Tây”, ông Yermak cho hay, song không nêu cụ thể quốc gia cung cấp tên lửa.
Ảnh minh họa: Wikimedia Commons
Video đang HOT
Những bình luận của ông Yermak được đưa ra sau khi cơ quan tình báo Mỹ nói rằng Iran đã cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, Nhà Trắng từ chối xác nhận việc chuyển giao vũ khí trên, dù vẫn chỉ ra mối lo ngại về việc Iran tăng cường ủng hộ Nga. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Sean Savett cho rằng, quan hệ đối tác giữa Nga và Iran “đe dọa an ninh châu Âu và cho thấy Iran đang tác động bất ổn ngoài Trung Đông và trên thế giới như thế nào”.
Dù vậy, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 9/9 đã phủ nhận những tin đồn gần đây về tên lửa Iran và khẳng định những thông tin này không phải là sự thật. Ông cho biết: “Iran là đối tác quan trọng của chúng tôi. Chúng tôi đang phát triển quan hệ thương mại và kinh tế. Chúng tôi đang tăng cường hợp tác và đối thoại trong tất cả lĩnh vực có thể, trong đó có cả những lĩnh vực nhạy cảm nhất và sẽ tiếp tục làm vậy dựa trên lợi ích của nhân dân hai nước”.
Iran cũng phủ nhận việc cung cấp tên lửa cho Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã gọi các cáo buộc trên là mang động cơ chính trị.
“Chúng tôi kiên quyết bác bỏ những cáo buộc về vai trò của Iran trong việc cung cấp vũ khí cho một bên trong xung đột và chúng tôi cho rằng những đánh giá này mang động cơ chính trị của một số bên”, ông Kanaani nói.
Bất chấp những phủ nhận trên, Ukraine vẫn giữ nguyên lập trường của mình. Bộ Ngoại giao nước này đưa ra cảnh báo vào cuối tuần trước, kêu gọi Iran ngừng ủng hộ Nga.
ĐIểm danh 6 hệ thống vũ khí hàng đầu của Triều Tiên
Trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quốc phòng ở Bình Nhưỡng gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên có đủ sức mạnh quân sự để ngăn cản Mỹ can thiệp nếu xung đột nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-25. Ảnh: Rodong Sinmun
Theo đài Sputnik (Nga), giới chuyên gia cho rằng tuyên bố của ông Kim dường như không phải là lời nói sáo rỗng, vì bất chấp mọi lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt, Bình Nhưỡng vẫn sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh trang bị một số vũ khí khá ấn tượng.
Dưới đây là một số minh chứng về hệ thống vũ khí mà Triều Tiên có thể sử dụng để đối phó với đối phương.
Trước hết phải nhắc đến M1989 Koksan - pháo tự hành cỡ nòng 170 mm. Loại pháo này có tầm bắn lên đến 40 km với đạn thông thường hoặc 60 km với đạn tăng tầm, vượt xa pháo tự hành K9 Thunder hiện đại nhất của Hàn Quốc về cả tầm bắn lẫn sức công phá.
Tiếp đến là Hwasong-11Na, hay còn gọi là KN-24 , tên lửa đạn đạo tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn thông thường nặng tới 500 kg, có tầm bắn khoảng 400 km.
Theo Bình Nhưỡng, Hwasong-8 là tên lửa đạn đạo được trang bị phương tiện bay siêu vượt âm. Tên lửa này có thể mang đầu đạn vươn tới các mục tiêu cách xa hàng nghìn km.
KN-09 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt với 8 ống phóng có cỡ nòng 300 mm, tầm bắn 200 km, được quân đội Triều Tiên giới thiệu năm 2014 và đưa vào biên chế năm 2016, được xem là loại vũ khí thông thường mạnh nhất lúc bấy giờ.
KN-25 thực sự là sáng tạo đặc biệt của các nhà sản xuất vũ khí Triều Tiên. Là hệ thống tên lửa phóng loạt cỡ nòng siêu lớn, KN-25 có thể phóng nhiều loại tên lửa tiêu chuẩn, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật có thể mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn của loại vũ khí này ước tính khoảng 380 km.
Triều Tiên mới đây đã trình làng xe tăng chiến đấu chủ lực M2024, phiên bản nâng cấp so với M2020 trước đó. M2020 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo được trang bị pháo 125mm và tên lửa chống tăng. Nhìn bề ngoài, M2020 giống sự kết hợp giữa T-14 Armata của Nga và M1 Abrams của Mỹ. Đây là bổ sung tương đối mới cho kho vũ khí của Triều Tiên và vẫn còn phải xem chính xác khả năng của nó là gì.
Lãnh đạo quân đội Iran hé lộ chỉ sử dụng vũ khí lỗi thời trong cuộc tấn công Israel Tehran chỉ sử dụng tên lửa lỗi thời nhưng đã buộc Tel Aviv và các đồng minh phương Tây phải sử dụng tối đa nguồn lực để phòng vệ. Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt tại Jerusalem để đánh chặn thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4. Ảnh: THX/TTXVN...