Phản ứng của các bên trước thông tin Thủ tướng Israel định thay Bộ trưởng Quốc phòng
Nhiều người ở Israel đã cảnh báo mạnh mẽ khi xuất hiện thông tin Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có ý định thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ The Times of Israel ngày 17/9, Chủ tịch đảng Đoàn kết Quốc gia, ông Benny Gantz, cáo buộc Thủ tướng Netanyahu “liều lĩnh về mặt an ninh” sau khi có thông tin rằng ông đang sắp thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bằng Chủ tịch đảng Hy vọng Mới, ông Gideon Sa’ar.
Trong các phát biểu tại một hội nghị vào sáng 17/9, ông Gantz chỉ trích thỏa thuận giữa ông Netanyahu và ông Sa’ar mà báo chí đưa ra, cáo buộc: “Những gì ông Netanyahu đang làm lúc này gây nguy hiểm đến an ninh của Israel một cách rõ nhất mà tôi từng biết”.
Trong khi đó, Diễn đàn Doanh nghiệp Israel, đại diện cho phần lớn người lao động trong khu vực tư nhân của Israel, kêu gọi Thủ tướng Netanyahu không tiến hành kế hoạch sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Gallant như báo chí đưa tin, cảnh báo rằng điều này sẽ làm tổn hại thêm nền kinh tế vốn đã bị chiến tranh tàn phá.
Diễn đàn gồm 200 doanh nghiệp hàng đầu này cảnh báo rằng sa thải ông Gallant cũng sẽ làm suy yếu Israel trong mắt kẻ thù và sẽ dẫn đến chia rẽ xã hội sâu sắc hơn trong nội bộ người dân.
Cảnh báo có đoạn: “Thủ tướng hiểu rõ hơn bất kỳ ai rằng tất cả các chỉ số kinh tế đều cho thấy Israel đang trượt dốc vào vực thẳm kinh tế và đang chìm vào một cuộc suy thoái sâu sắc”.
Trước đó, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố mở rộng các mục tiêu chiến tranh của nước này, bao gồm cả việc đưa những cư dân phía Bắc, vốn đang chạy trốn khỏi cuộc giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và Hezbollah ở Liban, trở về.
Văn phòng Thủ tướng Israel ra thông cáo nêu rõ: “Nội các chính trị – an ninh đã cập nhật các mục tiêu của cuộc chiến vào tối nay, bao gồm đưa những cư dân ở phía Bắc trở về nhà một cách an toàn”.
Các lực lượng Israel và nhóm vũ trang Hezbollah đã không kích lẫn nhau gần như hàng ngày kể từ khi Hamas tấ.n côn.g Israel vào ngày 7/10/2023. Hezbollah ra điều kiện nhóm này sẽ rút lui nếu lệnh ngừng bắ.n ở Gaza đạt được, trong khi Israel khẳng định không thể để các tay sung ở lại khu vực biên giới phía Nam Liban.
Video đang HOT
Cùng ngày, báo Hayom của Israel trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tư lệnh Quân khu miền Nam của Lực lượng phòng vệ Israel, Thiếu tướng Ori Gorder đề xuất cho quân đội thành lập vùng đệm an ninh ở miền Nam Liban dưới sự kiểm soát của Israel. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Galant trong cuộc trò chuyện với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin nhận định khả năng giải quyết xung đột với phong trào Hezbollah của người Shi’ite ở Liban thông qua đàm phán đang thu hẹp, vì vậy giờ đây cách duy nhất để bảo vệ an ninh cho miền Bắc Israel là bắt đầu hành động quân sự chống lại phong trào này.
Theo kênh Al Jazeera ngày 17/9, thông báo mở rộng mục tiêu chiến tranh của Israel đã làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến toàn diện với Liban.
Ông Mohamad Elmasry, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Sau đại học Doha, nhận định rằng, mặc dù Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ lâu đã hứa sẽ mở một mặt trận phía Bắc, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho đến nay vẫn thận trọng.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Gallant rằng cánh cửa cho giải pháp ngoại giao với Hezbollah đang dần khép lại đã báo hiệu một thay đổi, khi truyền thông Israel đưa tin rằng ông Netanyahu đang tìm cách thay thế ông.
Giáo sư Elmasry nói: “Ông Gallant đang rất nghiêm túc với những thông tin rằng Thủ tướng Netanyahu sẵn sàng sa thải mình”. Theo ông Elmasry, những cảnh báo sa thải như vậy có thể đang ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của ông và làm suy yếu quyết tâm phản đối can thiệp quân sự vào Liban.
Phương Tây chia rẽ khi ICC phát lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel
Mỹ và Anh phản đối lệnh bắt của ICC đối với thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng của Israel, trong khi nhiều thành viên EU khác bày tỏ tôn trọng phán quyết của ICC.
Trưởng công tố của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) Karim Khan trong cuộc họp báo ở Bogota, Colombia ngày 25/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 22/5, lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant đã gây ra những phản ứng khác nhau từ các nước phương Tây.
Tổng công tố ICC Karim Khan đã yêu cầu tòa án ban hành lệnh bắt giữ ông Netanyahu, Gallant và ba quan chức Hamas, viện dẫn những căn cứ hợp lý để tin rằng họ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến thương vong thảm khốc ở Gaza.
Thủ tướng Netanyahu cho rằng phán quyết của ICC là hình thức bài Do Thái mới chuyển từ các trường đại học sang ICC, trong khi Tổng thống Israel Isaac Herzog cho rằng yêu cầu của công tố Khan đã vượt quá giới hạn và gây ra mối nguy cơ sụp đổ hệ thống tư pháp quốc tế.
Tiêu chuẩn kép của một số nước phương Tây
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả lệnh bắt này là "đáng xấu hổ" và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh rang Washington bác bỏ phán quyết mới của ICC.
Ngược lại, Tổng thống Biden gọi phán quyết của ICC vào tháng 3/2023 với nhà lãnh đạo Nga là "chính đáng", trong khi ông Blinken kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên ICC thực thi quyết định này.
Theo báo chí Anh, người phát ngôn của Thủ tướng Rishi Sunak cho biết lệnh bắt giữ ông Netanyahu không giúp ngăn chặn xung đột, giải cứu con tin hay cung cấp viện trợ nhân đạo.
Ngược lại, Ngoại trưởng Anh trước đây là James Cleverly đã "hoan nghênh hành động độc lập" của ICC liên quan đến Tổng thống Putin.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer viết trên trang mạng xã hội X rằng mặc dù nước này hoàn toàn tôn trọng tính độc lập của ICC, nhưng yêu cầu lệnh bắt giữ đồng thời đối với Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Gallant, cùng với lãnh đạo Hamas, là "không thể hiểu được".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Áo Alma Zadic bày tỏ ủng hộ lệnh bắt của ICC với ông Putin và chỉ ra rằng Áo sẽ ủng hộ ICC trong vụ việc này.
Thủ tướng Séc Petr Fiala mô tả yêu cầu bắt giữ ông Netanyahu và Gallant, cùng với ba nhà lãnh đạo Palestine, là "khủng khiếp và hoàn toàn không thể chấp nhận được", nhưng bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với những nỗ lực của ICC với Tổng thống Putin.
Sự khác biệt rõ ràng trong phản ứng về phán quyết của ICC đã làm dấy lên cáo buộc về tiêu chuẩn kép. Dylan Williams, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quản trị tại Trung tâm Chính sách Quốc tế có trụ sở tại Mỹ nói: "Chúng ta đang ở thời điểm then chốt đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Mỹ đã nỗ lực xây dựng trong 70 năm qua. Câu hỏi mà phần lớn thế giới đang đặt ra là liệu luật pháp và quy trình mà Mỹ xây dựng có áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người hay Washington và các đồng minh được miễn trừ?".
Các thành viên EU khác tôn trọng phán quyết của ICC
Trong khi đó, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước thành viên EU, hạn chế bình luận trực tiếp về quyết định mới của ICC mà thay vào đó bày tỏ tôn trọng tính độc lập của tòa quốc tế này.
Một số quốc gia EU, vốn công khai ủng hộ lệnh bắt của ICC với ông Putin, đã chọn cách giữ im lặng trước yêu cầu liên quan đến Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Gallant.
Bộ Ngoại giao Đức bày tỏ tôn trọng tính độc lập và hoạt động của ICC nhưng lưu ý rằng việc ban hành lệnh bắt giữ cả lãnh đạo Israel và các quan chức Hamas sẽ tạo ra sự "đán.h đồng sai lầm".
Ngoại trưởng Ireland Micheal Martin thừa nhận lệnh bắt giữ của công tố viên ICC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng tính độc lập và vô tư của tòa án. Ông cũng lên án những lời đ.e dọ.a gần đây chống lại ICC và các quan chức của tổ chức này.
Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định ủng hộ tính độc lập của ICC và cuộc đấu tranh chống sự miễn trừ trong mọi trường hợp.
Tương tự, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha nhắc lại cam kết về tính độc lập và khách quan của ICC, nhấn mạnh rằng tòa án này phải hoạt động tự do và không bị can thiệp.
Đại diện Liên hợp quốc của Thụy Sĩ Pascale Baeriswyl, trong bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã lưu ý yêu cầu ban hành lệnh bắt giữ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ ICC và tôn trọng tính độc lập của tổ chức này.
Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide đã thảo luận về yêu cầu của ICC về lệnh bắt giữ ông Netanyahu và Gallant với truyền thông địa phương, chỉ ra rằng Na Uy sẽ có nghĩa vụ bắt giữ họ nếu vào lãnh thổ Na Uy, áp dụng thủ tục tương tự đối với các nhà lãnh đạo Hamas.
Về phần mình, Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib coi yêu cầu của ICC là một bước tích cực hướng tới công lý, cam kết hỗ trợ ICC.
Tướng cấp cao Israel đẩy mạnh chiến dịch trên bộ, muốn lập vùng đệm ở Liban Tướng cấp cao chỉ huy mặt trận phía Bắc Israel được cho là đang tích cực vận động các nhà lãnh đạo thông qua một chiến dịch trên bộ nhằm vào phía Nam Liban với mục đích tạo ra một vùng đệm và ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g vào khu định cư Galilee suốt 11 tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Israel...