PGS.TS Tâm lí học Trần Thành Nam: Những cảnh bạo lực trong Squid Game có thể tác động xấu đến trẻ
Theo chuyên gia, một số em khi tiếp xúc với nhiều hình ảnh bạo lực lại gây cho các em cảm giác thế giới không hề an toàn.
Thời gian gần đây, phim Squid Game – hay còn gọi là Trò chơi con mực – đã gây sốt toàn cầu. Giám đốc Netflix Ted Sarandos cho biết Squid Game đang trên đà trở thành loạt phim được xem nhiều nhất từ trước đến nay của Netflix, thống trị các bảng xếp hạng trên toàn thế giới.
Squid Game: Nhiều hình ảnh ‘máu me’ gây ám ảnh
Bộ phim về ‘cuộc chiến sinh tử’ dựa trên các trò chơi dân gian của Hàn Quốc do Hwang Dong-hyuk tạo ra, mô tả một cuộc cạnh tranh với khoảng 456 người tham gia. Phần thưởng lên đến 38 triệu USD sẽ dành cho người sống sót cuối cùng trong các thử thách chết người.
Các thử thách này được vay mượn từ trò chơi dân gian phổ biến của trẻ em Hàn Quốc nhưng lại trở nên tàn bạo, khi người chơi thua cuộc phải trả giá bằng mạng sống. Thực chất, người chơi trở thành một thú tiêu khiển cho những tên nhà giàu bệnh hoạn, muốn tìm kiếm những cảm giác ‘trải nghiệm tuổi thơ’ mà không bị rủi ro. Ví dụ, trong cuộc chơi đầu tiên, một phiên bản của ‘Red Light, Green Light’ (Đèn xanh, đèn đỏ) hơn một nửa những người di chuyển sau tiếng hô ‘Đèn đỏ” sẽ bị tiêu diệt.
Điều này chứng kiến khoảng hơn 200 người bị bắn hạ đẫm máu. Và Squid Game hầu như không ngại phô bày những hành động gây ám ảnh như mổ nội tạng. Bạo lực được trình diễn một cách kỳ lạ, những người bắn súng là nhân viên trò chơi đeo mặt nạ hoặc, trong trường hợp Đèn đỏ, Đèn xanh, là một con búp bê người máy.
Cái chết được ấn định theo các quy tắc của những ông chủ giàu có và người chơi tuân theo với sự ngây thơ ép buộc. Bởi họ không có lựa chọn, họ chỉ được coi là quân cờ trên một bàn cờ ớn lạnh. Thực tế rằng cả người chơi và nhà sản xuất trò chơi đều bị ràng buộc bởi nhu cầu riêng tư. Người chơi cần tiền vì sự túng quẫn của cuộc sống theo những cách rất khác nhau. Nên những người chơi sống sót được cho phép có cơ hội rời đi sau cuộc tắm máu đầu tiên và cuối cùng họ lựa chọn trở về tiếp tục cuộc chơi vì họ rất cần tiền.
Còn người tạo ra trò chơi muốn trải nghiệm những cảm giác khác mà không có sự rủi ro với nhịp điệu lạnh lùng của ‘những con sói khát máu’. Vì cuộc chơi bắt nguồn từ những trò chơi dân gian khá phổ biến nên trở thành một thứ hấp dẫn lấp lánh cho trẻ con bắt chước và sáng tạo lại theo cách riêng của chúng. Nhiều trường học trên thế giới bày tỏ lo ngại vì mức độ phủ sóng rộng khắp trên các nền tảng mạng xã hội và đã đưa ra cảnh báo tới các bậc phụ huynh về mức độ nguy hiểm của nó.
Squid Game: Những hình ảnh bạo lực tác động đến tâm lí và nhận thức của trẻ
Các trường tiểu học ở Mỹ, Úc, châu Á và châu Âu đều đã đưa ra cảnh báo cho phụ huynh về loạt phim Netflix, yêu cầu phụ huynh đảm bảo con họ không xem Squid Game. Chương trình của Hàn Quốc mô tả ‘cực kỳ bạo lực và máu me’. Đây là một chương trình dành cho người lớn với các yếu tố bạo lực gây sốc và có thể có những ảnh hưởng nhất định đến trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Trước tình trạng này, chúng tôi đã liên hệ với PGS.TS Tâm lý Trần Thành Nam về sự ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực đến nhận thức và tâm lý của trẻ em trong bộ phim Trò chơi con mực.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, trước tiên, đây là bộ phim gắn mác 18 , điều đó có nghĩa là, nội dung chỉ dành cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã trưởng thành về mặt nhận thức và kiểm soát hành vi tương đối tốt. Như vậy, với đối tượng nhỏ tuổi hơn sẽ không phù hợp bởi tâm lí và nhận thức còn non nớt dễ bị tác động tiêu cực. Với một bộ phim có hình ảnh đẫm máu, thông điệp về cuộc sống thiếu tính nhân văn sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và nhận thức của các em – đối tượng dễ bị tổn thương.
Các bé có thể bắt chước các hành vi tương tự như trừng phạt bạn theo những cách nguy hiểm nếu thua cuộc trong một trò chơi như Đèn xanh, đèn đỏ. Xem nhiều hình ảnh có tính chất bạo lực nhiều sẽ khiến trẻ trơ lì về cảm xúc và có thể học theo.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu gia đình và trẻ em thuộc Trường đại học Macquarie cho biết, có sự liên hệ rõ ràng giữa thời gian trải qua việc xem phim bạo lực và cách cư xử hung hăng của trẻ. Xem phim bạo lực kéo dài còn bóp méo nhận thức của con người về thế giới thực tế và tạo ra những suy nghĩ mang tính bạo lực hơn. Ở nhiều đứa trẻ, cảm giác về sự đau đớn bị giảm đi sau khi chúng xem phim có cảnh bạo lực, chém giết.
Với khả năng nhận thức của mình, trẻ em luôn tin vào những gì chúng nhìn thấy và điều này lý giải vì sao phim ảnh có tác động rất lớn đến các bé. Một số nội dung phim dường như ngay lập tức có tác động trực tiếp đến hành vi của trẻ em, trong khi một số khác ảnh hưởng đến sự nhận thức của trẻ mãi sau này khi lớn lên.
Mặc dù có thể tồn tại những chủ đề tích cực về đấu tranh giai cấp trong Trò chơi Mực, nhưng những chủ đề đó sẽ không được trẻ em hoặc những cá nhân dễ bị tổn thương khác nhận thức. Thay vào đó, bạo lực sẽ là tâm điểm và có thể gây tác động nguy hiểm.
Đặc biệt, hệ quả lâu dài của việc tiếp xúc với các hình ảnh đánh, chém giết nhau ảnh sẽ dẫn đến những thay đổi về tâm lí của trẻ khiến chúng đề phòng hơn, tối ngủ không ngon giấc, luôn bất an, giật mình.
Ở giai đoạn sau, bạo lực có thể tạo điều kiện cho những người dễ gây ấn tượng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, coi đây là hành vi bình thường và có thể chấp nhận được, thích hợp để bắt chước. Không ai được an toàn trước những hình ảnh như vậy, và chúng có nguy cơ làm suy thoái xã hội hơn nữa. Đặc biệt là trẻ nhỏ, đối tượng dễ bị tổn thưởng, không ai chắc chúng sẽ miễn nhiễm với những tác động hư hỏng của… bạo lực.
Bố mẹ cần làm gì trước những bộ phim bạo lực như Squid Game?
Để trẻ không bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, bố mẹ cần chia sẻ với con các nội dung trong phim cởi mở và hiểu biết. Cấm đoán luôn là cách làm mang tính cực đoan và khiến trẻ em càng tò mò hơn về nội dung của nó.
Cha mẹ cần nêu những tác hại và thẳng thắn trao đổi nội dung với con để con hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp. Còn đối với lứa tuổi thiếu nhi, các con còn quá nhỏ, nên việc cha mẹ thiết lập an toàn bằng cách sử dụng các phần mềm ngăn chặn nội dung độc hại sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng như nhà trường cần nâng cao giá trị sống cho trẻ và thanh thiếu niên, để chính các em là người quản lý mình trước khi người khác quản lý.
Rạp chiếu phim là một nhân tố góp phần vào sự phát triển văn hóa và con người của cá nhân nhưng cũng có thể đàn áp tự do, bóp méo sự thật, phản chiếu các kiểu hành vi tiêu cực, sử dụng các cảnh bạo lực và tình dục xúc phạm nhân phẩm.
Nhiều người biện minh rằng đó là sáng tạo, tìm kiếm cái mới, nhưng một điều rằng mô tả bạo lực này ‘không thể được định nghĩa là biểu hiện nghệ thuật tự do.’ Việc thường xuyên tiếp xúc với bạo lực trên các tác phẩm có thể gây nhầm lẫn cho trẻ em, những trẻ không thể phân biệt dễ dàng giữa tưởng tượng và thực tế.
Không bố mẹ nào khẳng định chắc chắn con mình sẽ an toàn trước những hành vi bắt chước từ phim ảnh bạo lực. Một ví dụ điển hình cho nhận định này chính là vụ xả súng trong rạp chiếu phim ngày 20-7-2012. Một tay súng đeo mặt nạ chống độc mô phỏng hình tượng nhân vật phản diện Bane tại buổi công chiếu bộ phim The Dark Night Rises ở TP Aurora, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ đã bắn như điên dại khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 58 người khác bị thương.
Thanh niên và trẻ trưởng thành đặc biệt dễ bị tổn thương và có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực tàn bạo… ăn mòn các mối quan hệ của con người, bóc lột các cá nhân, thúc đẩy các hành vi chống đối xã hội và làm suy yếu sợi dây đạo đức của chính xã hội.
Squid Game là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta rằng sẽ không lành mạnh về mặt tinh thần khi bao quanh chúng ta với những hình ảnh bạo lực. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta được miễn nhiễm, nhưng chúng ta càng bão hòa tâm hồn mình bằng bạo lực, chúng ta càng có nhiều khả năng hành động theo nó.
Theo chuyên gia, một số em khi tiếp xúc với nhiều hình ảnh bạo lực lại gây cho các em cảm giác thế giới không hề an toàn. Những trò chơi này phần lớn dạy người ta cách bắn, giết, cướp, đốt nhà, triệt hạ đối thủ một cách tàn nhẫn, bất chấp. Người chơi được trải nghiệm cảm giác làm hại người khác, phá hủy đồ vật… và cả cảm giác về sự chiến thắng, mãn nguyện. Vì vậy, dạy trẻ biết phân biệt đâu là thực, đâu là ảo là việc cần thiết.
Cũng vì thế, theo các chuyên gia, cần có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu những ảnh hưởng của các phim bạo lực đến trẻ nhỏ. Việc kiểm soát từ phía cơ quan chức năng đến việc giám sát của các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc nay.
Cơn sốt 'Squid Game' biến nam thần Lee Min Ho thành 'fan gơ cuồng nhiệt' của Lee Jung Jae
Các fan vô cùng thích thú khi thấy Lee Min Ho cũng 'cuồng' vì idol chẳng kém ai.
Trước Squid Game (Trò chơi con mực) , Lee Jung Jae đã là 'người đàn ông độc thân hoàng kim' của màn ảnh Hàn Quốc.
Đến khi Squid Game trở thành cơn sốt toàn cầu, sự nổi tiếng của nam diễn viên họ Lee lại càng dữ dội hơn, không chỉ gói gọn trong xứ sở kim chi mà còn vươn ra ngoài thị trường thế giới.
Trong phim, tạo hình của nhân vật khiến Lee Jung Jae bệ rạc, già nua...
Nhưng ngoài đời anh là nam thần nổi tiếng của Hàn Quốc.
Mới đây, Lee Min Ho đã thể hiện sự 'cuồng nhiệt' của mình với Lee Jung Jae như một 'fan gơ' (fangirl) đích thực. Cụ thể, nam diễn viên The Heirs để lại bình luận bên dưới bài post gần đây của Lee Jung Jae: 'Tiền bối ơi, nếu anh cứ tiếp tục trông ngầu như thế này thì em sẽ chớttttt mấttttt'.
Bình luận của Lee Min Ho lập tức thu hút được sự chú ý của người hâm mộ và sau đó mọi người đều chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn mạng xã hội.
Không ai ngờ Lee Min Ho bình thường nhìn 'ngầu', 'lạnh lùng' như vậy nhưng lại có phản ứng chẳng khác gì fan thứ thiệt trước thần tượng như thế.
'Trời ơi có chuyện gì xảy ra với giọng điệu của anh ấy vậy', 'Không ngờ Lee Min Ho còn nói chuyện (kéo dài âm cuối cùng) như thế này luôn đấy', 'Tự nhiên thấy ảnh gần gũi ghê...', 'Đọc mà cứ tưởng tượng một cậu học sinh trung học đang nói chuyện ấy', 'Min Ho-ssi... đang làm nũng với tiền bối đấy à...' là một số comment của dân mạng.
Lee Min Ho và Lee Jung Jae là những người tiền bối - hậu bối rất thân thiết với nhau từ trước đó. Khi Lee Jung Jae quay phim Chief of Staff, Lee Min Ho đã gửi tặng đàn anh một chiếc xe cà phê và ngược lại, khi Lee Min Ho quay The King: Eternal Monarch, nam diễn viên Squid Game cũng có hành động tương tự.
Lee Min Ho hào hứng cười tít mắt khi nhận quà của tiền bối kiêm thần tượng.
Song Joong Ki 'sốc nhẹ' trước độ viral của 'Squid Game' ở nước ngoài Khi đi đóng phim ở nước ngoài, Song Joong Ki đã tận mắt chứng kiến sự nổi tiếng của 'Squid Game'. Mới đây trong một cuộc phỏng vấn báo chí, Song Joong Ki bất ngờ nhắc đến cơn sốt Squid Game (Trò chơi con mực) của đạo diễn Hwang Dong Hyuk. Nam diễn viên cho biết khi ra nước ngoài quay bộ phim...