Pakistan giận dữ trước phát biểu của ông Panetta
Ngày 8/6, Pakistan đã có những phản ứng giận dữ trước phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về việc Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Pakistan, bất chấp sự phản đối của nước này.
Đại sứ Pakistan tại Mỹ, bà Sherry Rehman. (Nguồn: Reuters)
Đại sứ Pakistan tại Mỹ, bà Sherry Rehman đã lên tiếng chỉ trích phát biểu trên của ông Panetta, đồng thời cho rằng tuyên bố của một quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ là “rất nghiêm trọng” và “làm thụt lùi tiến trình thu hẹp những bất đồng song phương” giữa Pakistan và Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang tiến hành đàm phán.
Bà Rehman cũng cho biết tuyên bố của ông Panetta sẽ chỉ gây khó khăn cho việc tháo gỡ bế tắc trong đàm phán song phương hiện nay.
Trước đó, ngày 6/6, Bộ trưởng Panetta khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại Pakistan cho đến khi những kẻ khủng bố tại đây không còn là mối đe dọa đối với Mỹ, bất chấp những ý kiến từ chính quyền Islamabad cho rằng các cuộc tấn công có thể vi phạm chủ quyền của nước này.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, tại thành phố Quetta, thủ phủ tỉnh Baluchistan, phía Tây Nam Pakistan, đã xảy ra một vụ nổ bom tại bên ngoài một trường dòng Hồi giáo, làm ít nhất 19 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương.
Theo nguồn tin cảnh sát địa phương, hầu hết nạn nhân đều là sinh viên của trường Hồi giáo Sunny. Quả bom được gài trên một chiếc xe đạp đã phát nổ tại thời điểm tập trung nhiều giáo viên, sinh viên có mặt tại lễ trao bằng của trường.
Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cũng như mục đích thực hiện vụ đánh bom này.
Khu vực biên giới Baluchistan giáp Afghanisan vẫn được xem là nơi trú ẩn của các phiến quân Taliban người Afghanisan và Pakistan, tổ chức khủng bố al-Qaeda cùng các nhóm vũ trang khác, đồng thời cũng là nơi thường xuyên xảy ra các vụ giao tranh kéo dài hàng thập kỷ giữa các thủ lĩnh bộ lạc nhằm giành chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên như khí đốt và dầu mỏ./.
Theo TTXVN
Video đang HOT
Các phe phái Syria tiếp tục bất đồng về điều kiện ngừng bắn
Các phe phái tại Syria vẫn tiếp tục bất đồng về điều kiện ngừng bắn, cho dù thời hạn chót cho việc thực thi kế hoạch hòa bình sắp trôi qua. Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố khiến triển vọng chấm dứt xung đột càng trở nên mong manh.
Ban lãnh đạo SNC: "Điều kiện của chính phủ Syria là không thể chấp nhận được".
Sau nhiều tuần thương lượng, ngày 27/3, chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al- Assad đã chấp thuận với kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc - Liên đoàn Ảrập (LHQ- AL) Kofi Annan đề xuất.
Theo thỏa thuận này, chính phủ Syria phải rút toàn bộ quân đội và khí tài ra khỏi các thành phố có biểu tình trước thời hạn chót vào 6h00 ngày 10/4 theo giờ địa phương (10h00 theo giờ Việt Nam) và sau đó 48 tiếng, tất cả các phe phái ở Syria sẽ phải tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện.
Tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại
Tuy nhiên, chỉ trước thời hạn chót chưa đầy 2 ngày, Damascus bất ngờ tuyên bố sẽ không rút quân chừng nào chưa nhận được văn kiện cam kết của phe đối lập, trong đó khẳng định lực lượng này cũng sẽ hạ vũ khí và không lợi dụng việc chính phủ rút quân để thừa thế tấn công.
Phản ứng trước yêu sách bất ngờ của chính phủ Syria, phe đối lập khẳng định đây là điều không thể chấp nhận được.
"Những điều kiện mà chính phủ Syria đưa ra cho việc thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm là không thể chấp nhận được, dù xét trên bất kỳ tiêu chuẩn nào", nữ phát ngôn viên Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) Basma Qoudmani khẳng định tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày hôm qua.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng nêu rõ: "Tất cả các bên phải tôn trọng vô điều kiện lộ trình chấm dứt bạo lực toàn diện tại Syria đã được HĐBA phê chuẩn".
Trước sức ép từ các phía, trong tuyên bố mới nhất sau khi thời hạn chót cho việc rút quân trôi qua, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đã tỏ ra đấu dịu khi nói rằng Damascus chỉ cần nhận được sự đảm bảo của ông Annan trong vấn đề này.
Ngoại trưởng Syria Muallem hạ thấp mức độ đòi hỏi của Damascus
"Chúng tôi sẽ không đòi hỏi những cam kết từ các nhóm khủng bố đang tấn công người dân và phá hủy cơ sở hạ tầng của Syria. Chúng tôi chỉ cần ông Annan đứng ra đảm bảo rằng các phe phái vũ trang sẽ không phát động tấn công sau lưng chúng tôi", ông Muallem phát biểu tại thủ đô Mátxcơva của Nga, nơi ông đang tiến hành các cuộc thảo luận về một tiến trình dàn xếp chính trị ở Syria.
Cũng theo ông Muallem, trong cuộc điện đàm mới đây, ông Annan đã hé lộ rằng sẽ tiến hành giải giáp lực lượng đối lập ở Syria sau khi các bên thực hiện lệnh ngừng bắn toàn diện theo khuôn khổ kế hoạch hòa bình do LHQ bảo trợ.
Ông Muallem cũng cho biết chính phủ Syria đã rút các đơn vị quân đội ra khỏi nhiều tỉnh để thể hiện thiện chí thực thi kế hoạch của ông Annan.
Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị phe đối lập lập tức bác bỏ
Phiến quân dọa nối lại các vụ tấn công
Trong tuyên bố ngày 10/4, Quâ n đội Syria Tự do (FSA) cảnh báo sẽ nối lại các cuộc tấn công nếu như quân chính phủ không chấm dứt các vụ pháo kích và rút quân khỏi những trung tâm biểu tình như đã cam kết.
"Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ động thái nào cho thấy chính phủ Syria đang rút quân. Trái lại, các vụ pháo kích vẫn tiếp diễn. Các lực lượng cũng được tăng cường tại nhiều khu vực, như tỉnh Hama. Vì vậy, chúng tôi vẫn sẽ duy trì trạng thái phòng thủ để chờ xem các hành động tiếp theo của chính phủ", người phát ngôn FSA, Đại tá Kassem Saadeddine, cho biết.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp diễn tại nhiều địa phương ở Syria, đặc biệt ở thành phố Homs và tỉnh Idlib, trong ngày 10/4 làm 17 người thiệt mạng.
Nhiều nơi tại thành phố Homs vẫn bị pháo kích bằng súng cối.
Bạo lực không chỉ diễn ra bên trong lãnh thổ Syria mà còn bắt đầu lan sang khu vực biên giới gây quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 9/4, một phóng viên quay phim người Lebanon làm việc cho đài truyền hình Al-Jadeed đã bị bắn chết ở khu vực biên giới giáp với Syria.
Cùng ngày, tại khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra các vụ bắn súng làm 2 người Syria thiệt mạng và 19 người bị thương. Trước tình hình này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã phải cắt ngắn chuyến thăm Trung Quốc để về nước giải quyết vụ việc.
Ông Davutoglu tháp tùng Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan tới thăm Trung Quốc 4 ngày, từ 8 - 11/4, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược song phương.
Tiếp tục các nỗ lực quốc tế
Nhằm cứu vãn kế hoạch hòa bình có nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào, ông Annan đã kêu gọi chính quyền Syria chấm dứt bạo lực mà không đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho tới 6h00 ngày 12/4.
"Giờ vẫn còn thời gian để các bên chấm dứt bạo lực. Tôi kêu gọi Damascus dành cho kế hoạch ngừng bắn một cơ hội. Kế hoạch này không thể bị thất bại và tôi tin là Syria vẫn còn thời gian để thực thi", ông Annan phát biểu tại thành phố Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Annan tới Thổ Nhĩ Kỳ để thị sát các trại tị nạn dọc biên giới với Syria. Theo kế hoạch, ngoài tỉnh Hatay, ông Annan cũng sẽ tới tỉnh Kilis ở Đông Nam thăm trại Yayladagi có đông người tị nạn Syria sinh sống.
Theo thống kê, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 24.000 người tị nạn Syria kể từ khi bùng phát làn sóng bạo động chống chính phủ của Tổng thống Assad cách đây hơn 1 năm.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng kêu gọi Syria thể hiện quyết tâm cao hơn trong việc thực thi đầy đủ kế hoạch hòa bình của ông Annan. Ông Lavrov cho rằng "ngừng bắn ngay lập tức phải là nhiệm vụ số một" của chính phủ Syria hiện nay.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dự kiến sẽ tới Ảrập Xêút vào ngày 13/4 để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syri. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ từng là đồng minh thân cận của Syria trong khu vực.
Theo Dân Trí
Pakistan và Mỹ nỗ lực đàm phán thu hẹp bất đồng Theo Kyodo, các quan chức Pakistan và Mỹ ngày 4/4 cho biết hai nước đang nỗ lực thu hẹp bất đồng nhằm xây dựng một "mối quan hệ cân bằng" mới, theo đó tôn trọng chủ quyền của Pakistan trong khi cũng cân nhắc các lợi ích của Mỹ. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Pakistan Hina...