Ông Trump trải nghiệm chiên khoai, giao đồ ăn tại cửa hàng Mc Donald’s
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã trải nghiệm các công việc như chiên khoai tây, giao đồ ăn cho khách tại cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s ở bang Pennsylvania hôm 20/10.
Ông Trump trải nghiệm chiên khoai tây tại cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s ở Feasterville, bang Pennsylvania, ngày 20/10. Ảnh: Getty Images
Theo đài ABC News, ông Trump đã cởi áo vest, khoác tạp dề và được nhân viên cửa hàng hướng dẫn chiên khoai tây, rắc muối, chia đồ ăn vào túi và giao cho các khách hàng dừng xe mua đồ ăn nhanh.
Cựu tổng thống Mỹ – được biết đến là “fan” của đồ ăn nhanh và là người sợ vi khuẩn – tỏ ra ấn tượng trước những dụng cụ của cửa hàng, giúp ông không cần phải chạm tay trực tiếp vào đồ ăn.
“Thực ra, cần phải có chuyên môn để làm đúng và làm nhanh”, ông Trump nói.
Nhiều người tỏ ra thích thú khi chứng kiến cựu tổng thống Mỹ trải nghiệm công việc này. Đám đông đã xếp hàng trên phố bên ngoài cửa hàng ở Feasterville-Trevose ở quận Bucks, một khu vực cử tri dao động quan trọng ở phía Bắc Philadelphia. Cửa hàng đồ ăn nhanh này đã không đón khách trong thời gian ông Trump đến trải nghiệm.
Sau khi phục vụ những túi đồ ăn mang về cho khách hàng, ông Trump nghiêng người ra ngoài cửa sổ, vẫn đeo tạp dề, để trả lời các câu hỏi từ truyền thông. Cựu tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ tôn trọng kết quả bỏ phiếu vào tháng tới “nếu đó là một cuộc bầu cử công bằng”.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump không trả lời trực tiếp câu hỏi liệu ông có ủng hộ việc tăng lương tối thiểu sau khi trải nghiệm làm việc tại McDonald’s hay không. Ông nói rằng: “Những nhân viên ở đây làm việc thật chăm chỉ. Họ thật tuyệt vời”.
Trải nghiệm đầy hào hứng của ông Trump diễn ra khi nhóm của ông đang phản bác tuyên bố của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris cho rằng bà từng làm nhân viên tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh để thu hút sự ủng hộ của từng lớp lao động. Nhóm vận động tranh cử của ông Trump cho rằng bà Harris đã nói dối bởi công việc này không được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bà, song không đưa ra bằng chứng.
Đại diện của McDonald’s chưa xác thực liệu công ty này còn giữ hồ sơ tuyển dụng của một trong những cửa hàng đồ ăn nhanh cách đây 40 năm hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước trên MSNBC, Phó tổng thống Mỹ Harris nói rằng bà từng làm việc tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này cách đây 40 năm khi bà còn là sinh viên.
“Một phần lý do khiến tôi nói về việc từng làm việc tại McDonald’s là vì có những người làm việc tại McDonald’s ở đất nước chúng ta đang kiếm sống để nuôi gia đình. Tôi cũng từng làm việc ở đó khi còn là sinh viên. Tôi nghĩ một phần sự khác biệt giữa tôi và đối thủ là quan điểm về nhu cầu của người dân Mỹ và trách nhiệm của chúng tôi là đáp ứng những nhu cầu đó”, bà nói.
Phát ngôn viên chiến dịch Harris, ông Joseph Costello cho biết chuyến thăm cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s của cựu tổng thống Trump “cho thấy chính xác những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump: lợi dụng người lao động để phục vụ lợi ích cá nhân”.
“Ông Trump không hiểu làm việc để kiếm sống là như thế nào, bất kể ông ấy có dàn dựng bao nhiêu bức ảnh. Toàn bộ kế hoạch cho nhiệm kỳ thứ hai của ông là tự giảm thuế cho mình, cho những người bạn giàu có của ông ấy và các tập đoàn khổng lồ”, ông Costello nói.
Chỉ còn khoảng hai tuần nữa, nước Mỹ sẽ bước vào ngày bầu cử tổng thống quan trọng 5/11. Bà Harris và ông Trump đang tăng cường cạnh tranh ủng hộ của cử tri Mỹ, đặc biệt là 7 bang chiến trường quan trọng như Pennsylvania. Ông Trump đang dẫn trước bà Kamala Harris, ở cả 7 bang này nhưng với khoảng cách không đáng kể.
Video đang HOT
Theo phân tích các kết quả thăm dò mới nhất do chuyên trang khảo sát RealClearPolitics.com thực hiện, tính trung bình ở 7 bang này, 48,3% số người được hỏi sẵn sàng ủng hộ ông Trump, cao hơn một chút so với mức 47,5% cho biết sẽ bỏ phiếu cho bà Harris.
Cụ thể, ông Trump đang dẫn trước bà Harris 1,4 điểm phần trăm ở Arizona và 1,1 điểm phần trăm ở Georgia. Tại North Carolina, cựu tổng thống Mỹ đang dẫn trước bà Harris 1 điểm phần trăm, tại Michigan là 0,9 điểm phần trăm, tại Nevada và Pennsylvania là 0,5 điểm phần trăm và tại Wisconsin là 0,1 điểm phần trăm.
Cảnh shipper gào thét, hoảng loạn khi nhận đánh giá 1 sao ở Trung Quốc
Hàng triệu tài xế giao đồ ăn ở Trung Quốc đang đối diện áp lực chưa từng có khi phải làm việc nhiều hơn, bị phạt vô cớ và thu nhập giảm mạnh.
Một shipper (nhân viên giao hàng) đập mạnh chiếc điện thoại xuống vỉa hè vì nhận đánh giá tiêu cực từ khách hàng.
Một shipper khác quỳ xin lỗi cảnh sát khi bị chặn lại vì vượt đèn đỏ rồi uất ức đứng lên, xô đổ chiếc xe của mình, gào thét chạy băng qua đường mà không để ý đến giao thông.
Trong một câu chuyện khác, hàng trăm tài xế giao hàng đã tập trung bên ngoài khu chung cư để đòi công lý cho một shipper bị bảo vệ nội khu bắt quỳ .
Đó là một vài trong số rất nhiều vụ phản ứng dữ dội của tài xế giao hàng tại Trung Quốc gần đây, cho thấy lực lượng lao động này đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng và không thể chịu đựng thêm.
Ngành công nghiệp trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, lớn nhất thế giới về doanh thu và khối lượng đơn hàng, đã lớn mạnh gấp đôi trong 3 năm phong tỏa vì Covid-19 và từng mang lại thu nhập ổn định cho những người lao động thời vụ.
Nhưng giờ mọi thứ không còn tốt như vậy nữa.
Khủng hoảng của shipper
Khoảng 12 triệu tài xế tạo nên xương sống của mạng lưới giao đồ ăn rộng lớn của Trung Quốc, bắt đầu phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của ứng dụng Ele.me vào năm 2009, hiện thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Alibaba (BABA).
Những người giao hàng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của cộng đồng trong thời kỳ đại dịch - khi người dân bị cấm ra khỏi nhà theo lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Giờ đây, shipper đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của đất nước tỷ dân.
Shipper có mặt ở khắp mọi nơi: Họ băng qua đường sá đông đúc và những con hẻm tối tăm để giao đồ ăn mỗi ngày, một số thậm chí không nghỉ ngay cả khi trời mưa to hoặc bão lớn.
Shipper giao đồ ăn tại Trung Quốc đã bùng nổ về số lượng trong ít năm qua, làm việc bất chấp điều kiện giao thông và thời tiết.
Thị trường giao đồ ăn đạt 214 tỷ USD vào năm 2023, gấp 2,3 lần so với năm 2020, theo ước tính của iiMedia Research, một công ty có trụ sở tại Trung Quốc chuyên theo dõi xu hướng của người tiêu dùng. Ngành công nghiệp này dự kiến đạt 280 tỷ USD vào năm 2030. Morningstar cho biết Trung Quốc có thị trường giao đồ ăn cầm về lớn nhất thế giới.
Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn với hàng loạt khó khăn, từ cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài đến tình trạng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, những người giao hàng cũng chịu nhiều tổn thất.
Những thách thức đó trở nên rõ ràng hơn vào ngày 18/10, khi Cục Thống kê Quốc gia công bố nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong quý 3, do sức tiêu dùng yếu và khủng hoảng trên thị trường bất động sản. Tổng sản phẩm quốc nội tăng 4,6% trong giai đoạn 3 tháng - từ tháng 7 đến tháng 9 - so với một năm trước. Con số này chỉ cao hơn một chút so với kỳ vọng của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò, những người đã dự đoán mức tăng trưởng là 4,5%.
"Họ (shipper) làm việc nhiều giờ, thực sự bị chèn ép. Và họ sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực vì các nền tảng giao hàng phải duy trì chi phí ở mức thấp", Jenny Chan, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Bách khoa Hong Kong (Trung Quốc), cho biết.
Nền kinh tế chững lại đồng nghĩa với khách hàng sẽ gọi những bữa ăn rẻ hơn, làm giảm thu nhập của shipper vì hầu hết đều nhận tiền hoa hồng theo giá trị đơn hàng. Tài xế buộc phải làm việc nhiều giờ hơn để duy trì thu nhập.
Ngoài ra, sự thống trị của hai nền tảng giao đồ ăn lớn cho phép họ áp đặt các điều khoản hợp đồng, khiến người lao động không có nhiều khả năng phản đối điều kiện làm việc ngày càng xấu đi.
Để đáp ứng thời gian giao hàng ngày càng bị rút ngắn, shipper liên tục chịu áp lực lớn, nhiều khi bất chấp băng qua đường bằng cách phóng nhanh hoặc vượt đèn đỏ, gây ra mối nguy hiểm cho bản thân và những người khác.
"Họ muốn tôi chết sao?"
Tài xế đã đập vỡ điện thoại của mình khẳng định trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc rằng đánh giá tiêu cực của khách hàng nhắm vào anh ta là vô căn cứ. Nhưng anh vẫn bị nền tảng phạt bằng cách siết số đơn, khiến thu nhập của anh giảm xuống.
"Họ muốn gì vậy? Họ muốn tôi chết sao?", anh nói.
Nhiều tài xế phải giao hàng nhiều hơn, nhanh hơn nhưng nhận thu nhập thấp hơn trước.
Lu Sihang (20 tuổi) nói với CNN rằng anh làm ca 10 tiếng, giao 30 đơn hàng mỗi ngày. Anh kiếm được khoảng 30-40 USD/ca. Với con số đó, Lu phải làm việc không ngày nghỉ mới đạt được thu nhập trung bình là 950 USD/tháng.
Gary Ng, nhà kinh tế học tại ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp, cho biết "mức tiêu thụ giảm" của Trung Quốc là nguyên nhân của sự suy giảm. Khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, người tiêu dùng chi tiêu ít hơn.
Chuyên gia kinh tế cho biết mặc dù thực phẩm là sản phẩm thiết yếu nhưng nền kinh tế suy thoái khiến khách hàng chi ít tiền hơn cho dịch vụ giao đồ ăn, các nhà hàng cũng phải giảm giá để thu hút khách.
Từ đó, thu nhập của nhân viên giao hàng cũng giảm vì tiền lương của họ thường được gắn với hoa hồng dựa trên giá của đơn hàng. Khi khách hàng không rủng rỉnh như trước, họ cũng ít đưa tiền tip hơn.
Trong khi đó, nền kinh tế chững lại dẫn đến ít việc làm hơn, đẩy sự cạnh tranh trở nên khốc liệt. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng vọt lên 18,8% vào tháng 8, mức cao nhất kể từ phương pháp thống kê được thay đổi vào năm ngoái để loại trừ sinh viên.
Nhưng vấn đề không phải lúc nào cũng nằm ở nền kinh tế và túi tiền của người tiêu dùng.
Ngiên cứu của China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hong Kong, cho biết các ứng dụng giao hàng ban đầu đã phải móc hầu bao để đưa ra mức lương cao hơn nhằm thu hút đủ lao động trong quá trình mở rộng thị phần.
"Nhưng khi điều kiện thay đổi - một vài công ty độc quyền thị trường và phát triển thuật toán kiểm soát quy trình - người lao động có ít sự bảo vệ và mất đi sự tự do nhất định", báo cáo cho biết.
Yang (bên trái), một tài xế giao đồ ăn, cho biết áp lực ngày càng lớn nhưng anh vẫn làm vì công việc này có sự linh hoạt.
Chan, thuộc Đại học Bách khoa, cho biết các nền tảng đã đầu tư mạnh lúc ban đầu để có giá thấp nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Nhưng giờ đây, khi đã đạt được sự thống trị, họ bắt đầu chuyển gánh nặng chi phí sang tài xế bằng cách cắt giảm tiền thưởng và lương.
Đầu năm nay, cổng thông tin trực tuyến do nhà nước quản lý Workers.cn đã đưa tin về một số khiếu nại từ tài xế cho rằng họ bị phạt dù không làm gì sai.
Một tài xế cho biết anh bị phạt 86 nhân dân tệ (12 USD) vì không nhận đơn hàng đã chuẩn bị sẵn, mặc dù anh đã thông báo với nhà hàng rằng sẽ không nhận đơn đó vì họ không chuẩn bị đồ ăn đúng giờ, Workers.cn đưa tin.
Theo Chan, một vấn đề nữa là shipper là người làm việc tự do được trả lương theo mỗi đơn hàng thay vì được trả lương hàng tháng, điều đó khuyến khích họ bất chấp nguy hiểm để giao hàng nhiều đơn nhất có thể.
"Ai lại muốn vượt đèn đỏ nếu họ có thể chậm giao đơn một cách an toàn? Nhưng họ không thể làm như vậy", bà nói.
Hậu quả của thực trạng trên đã được chứng minh là rất nghiêm trọng. Theo hãng tin nhà nước Global Times, năm 2019, một shipper đã mất vì bị cây đổ vào người do gió bão ở Bắc Kinh.
Tuần trước (ngày 9/10), Đài Phát thanh Trùng Khánh đã phát đoạn phim ghi lại cảnh một shipper đâm vào một chiếc ôtô tại ngã tư ở tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc sau khi vượt đèn đỏ.
Một shipper 35 tuổi, chỉ cho biết họ Yang, đã thừa nhận những mặt tối, nói rằng ngành này "không còn tốt như trước". Nhưng anh vẫn nghĩ công việc này phù hợp với mình ở hiện tại, sau khi từng làm qua nhiều công việc từ bán đồ ăn nhẹ đến làm việc văn phòng.
"Đây là công việc có tính linh hoạt. Nếu muốn kiếm nhiều tiền hơn sẽ phải làm việc lâu hơn, nhưng nếu muốn nghỉ ngơi thì có thể làm việc ít hơn", Yang nói.
Khách Tây đòi trao "giải Olympic" cho màn giao đồ ăn cực đẳng cấp tại Sài Gòn Xem xong đoạn clip này ai cũng ngỡ ngàng như được xem biểu diễn xiếc đường phố tại Việt Nam. Tuy là một thành phố hiện đại với nhịp sống hối hả và không ngừng nghỉ, thế nhưng đâu đó ở Sài Gòn vẫn luôn ẩn chứa những hình ảnh độc đáo, khiến nhiều du khách khi đặt chân đến không khỏi ngạc...