Ông Trịnh Văn Quyết mong sớm được “bán tài sản giá trị nhất” khắc phục hậu quả
Ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục mong muốn được tạo điều kiện sớm bán toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả, trong đó giá trị nhất là 30% cổ phần tại FLC.
Sáng ngày 25/7, phiên toà xét xử ông Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo liên quan đến vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” tiếp tục phần xét hỏi.
Tại toà, ngay từ ngày đầu, ông Trịnh Văn Quyết đã thừa nhận toàn bộ hành vi đã nêu trong cáo trạng. Do đó, tại phần trình bày của bản thân, cựu Chủ tịch FLC chỉ bày tỏ thái độ ăn năn, hối hận và tinh thần khắc phục hậu quả.
VKS hỏi, đến thời điểm hiện tại bị cáo mới nộp hơn 5% giá trị thiệt hại của vụ án, phương án khắc phục tiếp theo là gì?
Bị cáo cho biết, kể từ khi bị bắt vào ngày 29/3/2022 về tội “ Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã xác định số tiề.n bồi thường có thể lên đến gần 700 tỷ đồng. Trong khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo xin sớm dùng tài sản để khắc phục hậu quả.
Ông Trịnh Văn Quyết tha thiết xin sớm được khắc phục hậu quả.
Sau đó, bị cáo đã quyết định bán “đứa con tinh thần tâm huyết nhất” là hãng hàng không Bamboo Airway. Số tiề.n hơn 200 tỷ đồng thu được đã được gia đình khắc phục, còn 500 tỷ đồng sau khi được đối tác thanh toán cũng sẽ được nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Như vậy, bị cáo xác định sau khi bán xong hãng hàng không Bamboo Airway đã khắc phục được hậu quả cho tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Tuy nhiên, trong năm 2023, bị cáo tiếp tục bị truy tố về tội “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”.
Do đó, bị cáo sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ số tài sản “đóng băng” ước tính gần 5.000 tỷ đồng. Đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.
Ông Quyết cho biết, nếu được HĐXX gỡ bỏ phong toả tổng số tài sản cá nhân khoảng 5.000 tỷ đồng cùng với 500 tỷ đồng bán hãng hàng không Bamboo Airways (đối tác chưa thanh toán) thì ông có thể khắc phục hậu quả.
Đáng chú ý, theo ông Quyết, trong số tài sản riêng có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. “Theo bị cáo, tính sơ bộ giá trị thực với 5.000-6.000 phòng khách sạn 5 sao (không tính giá trị cổ phiếu) thì FLC cũng giá trị hàng tỷ USD. Nếu bán có thể thu được hàng chục nghìn tỷ đồng”, ông Quyết cho hay.
“Với tài sản tích lũy trong 20 năm cùng với sự đau đáu khắc phục hậu quả, bị cáo mong muốn được tạo điều kiện. Bị cáo nhiều lần xin bằng miệng và thông qua luật sư gửi đơn nhưng chưa được giải quyết”, ông Quyết tha thiết.
Sau khi lắng nghe, HĐXX cho biết sẽ xem xét đề nghị của bị cáo.
Các luật sư bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết cho hay, trong thời gian tạm giam, ông Quyết và gia đình luôn cố gắng khắc phục hậu quả của vụ án. Sáng ngày 23/7, (ngày thứ 2 diễn ra phiên toà), bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ ông Quyết cũng có đơn gửi tới HĐXX – TAND Tp. Hà Nội về việc nộp tiề.n bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả số tiề.n 25,1 tỷ đồng.
Do tài sản cá nhân bị phong toả, nên gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã huy động mọi nguồn lực, vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè tối đa để nộp tiề.n khắc phục hậu quả.
Vào ngày 9/7/2024, bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 23 tỷ đồng. Trước đó, bị cáo và gia đình cũng tự nguyện khắc phục số tiề.n hơn 191 tỷ đồng.
Theo luật sư, thực tế chỉ tính riêng tài sản là cổ phiếu và tiề.n mặt tại các tài khoản chứng khoán bị phong toả, ông Quyết có hơn 13 tỷ đồng tiề.n mặt và 1,5 tỷ cổ phiếu các loại (FLC, ROS, ART, GAB, VNM …) với tổng giá trị cổ phiếu (tính theo giá đóng cửa tại thời điểm bị phong tỏa) là khoảng 4.800 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả
Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cho biết, bị cáo sẵn sàng dùng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả vụ án.
Chiều 23/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày: Sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện nhiều dự án của Tập đoàn FLC, thi công nhiều công trình lớn ở Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa...
Trong suy nghĩ của bị cáo, giá trị thực tế của cổ phiếu ROS là tốt. Từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2018, giá cổ phiếu ROS tăng từ 10.000 đồng lên hơn 43.000 đồng/cổ phiếu. Có giai đoạn, mã cổ phiếu ROS tăng hơn 214.000 đồng/cổ phiếu (năm 2017).
Theo lờ.i kha.i của ông Trịnh Văn Quyết, bị cáo đã dành nhiều tâm huyết vào Công ty Faros nên chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ, sở hữu thêm và mua thêm.
Thời điểm 2020-2021, do dịch Covid-19, bị cáo khó khăn về tài chính nên mới bán số cổ phiếu của Công ty Faros. Nhưng bị cáo luôn muốn có cơ hội và đã lên kế hoạch để mua lại cổ phiếu của công ty này.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa. Ảnh: CTV
Trả lời thẩm vấn của luật sư, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết, dù đã bán phần lớn cổ phiếu của Công ty Faros, nhưng bị cáo vẫn có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động bình thường của công ty nên đã lấy tài sản cá nhân để đảm bảo cho các khoản vay.
Ngoài tài sản bị phong tỏa, bị cáo không còn tài sản nào khác. Nếu HĐXX tuyên bị cáo phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị của mình để khắc phục hậu quả. Nhưng số tài sản này bị phong tỏa từ ngày bị cáo bị bắt đến nay.
Ông Quyết trình bày, mới được cơ quan cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản là hãng hàng không Bamboo, thu được gần 200 tỷ đồng.
Số tiề.n này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra. Khoản tiề.n 500 tỷ đồng từ việc bán hãng hàng không Bamboo sẽ được nhận tiếp theo, ông Quyết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả.
Ông Trịnh Văn Quyết cho hay, đang tiếp tục nhờ gia đình tác động người thân, bạn bè để có tiề.n khắc phục hậu quả; đồng thời mong được tạo điều kiện để xử lý tài sản của mình (bất động sản, cổ phiếu...) nhằm khắc phục hậu quả vụ án.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo đề nghị bán cổ phần tại Tập đoàn FLC nhưng đến nay chưa được phép. Bị cáo cũng xin HĐXX có chính sách khoan hồng, cho bị cáo sớm được về với cộng đồng để tìm biện pháp khắc phục hậu quả.
Các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi với ông Quyết, nhưng bị cáo xin không trả lời vì cho rằng đã khai đầy đủ ở CQĐT và nội dung lờ.i kha.i đã thể hiện trong cáo trạng. Bị cáo đề nghị các luật sư nghiên cứu cáo trạng và hồ sơ vụ án.
Vị chủ tọa phiên tòa cho hay, bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi của luật sư.
Tại toà, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định, em gái Trịnh Thị Minh Huế không có quyền quyết định đối với việc tăng vốn tại Công ty Faros và không có vai trò trong bộ máy của Công ty này.
Hàng chục nghìn bị hại không đến đòi quyền lợi trong vụ Trịnh Văn Quyết Trong ngày đầu xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết, mặc dù được triệu tập nhưng hàng chục nghìn bị hại vẫn không có mặt tại tòa. Chiều ngày 22/7, TAND Tp. Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết - Chủ...