Ông lão 84 t.uổi h.iếp d.âm người dưới 16 t.uổi
Lợi dụng bố mẹ em K. đi làm, ông Hồ Văn Thương đã qua nhà K. thực hiện hành vi h.iếp d.âm em.
Công an huyện Trà Bồng ( tỉnh Quảng Ngãi) đã ra quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Hồ Văn Thương (84 t.uổi, xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng) về tội h.iếp d.âm người dưới 16 t.uổi.
Bị can Hồ Văn Thương (đứng giữa) nghe đọc lệnh khởi tố. Ảnh: CACC
Video đang HOT
Theo cơ quan công an, ngày 9/4, lợi dụng bố mẹ em H.T.K. (ở xã Sơn Trà) đi làm, ông Hồ Văn Thương đã qua nhà K. thực hiện hành vi h.iếp d.âm em. Mặc cho em K. (SN 2008, thời điểm này chưa đủ 16 t.uổi) vùng vẫy, kháng cự, nhưng ông Thương vẫn thực hiện hành vi này.
Cùng lúc đó cha em K. đi làm rẫy về, phát hiện sự việc nên đã giải cứu em và trình báo cơ quan công an.
Nhận được tin báo, cơ quan công an lập tức đến hiện trường điều tra, mời ông Thương đến trụ sở để làm rõ hành vi.
Cơ quan công an cho biết, gia đình em K. thuộc diện hộ nghèo, còn K. là người khuyết tật, không biết nói, không đi đứng được.
Bộ Công an đề xuất đeo vòng điện tử quản lý đối tượng cấm đi khỏi nơi cư trú
Nhiều trường hợp cơ quan tố tụng không biết đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đi đâu, làm gì để áp dụng các biện pháp theo dõi, quản lý.
Bộ Công an vừa trình dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo tờ trình dự thảo, bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 06 năm triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập trong công tác chỉ đạo điều hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong điều kiện cách mạng 4.0, Bộ Công an đang đẩy mạnh chuyển đổi số nên cần bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định, trong đó, có nghĩa vụ chịu sự quản lý, theo dõi của chính quyền cấp xã hoặc đơn vị quân đội.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú còn phát sinh một số bất cập như: Chưa có trình tự, thủ tục thi hành biện pháp này kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Do chưa áp dụng các ứng dụng khoa học, công nghệ nên các cơ quan cũng không biết đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đi đâu, làm gì để áp dụng các biện pháp theo dõi, quản lý. Thực tiễn đã xảy ra các đối tượng được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú bỏ trốn dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định truy nã.
Do đó, Bộ Công an thấy cần thiết phải nghiên cứu để bổ sung các quy định về thiết bị giám sát điện tử (vòng đeo tay hoặc đeo chân) để quản lý, theo dõi đối tượng bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, phòng ngừa đối tượng bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Triệt xóa điểm khai thác vàng trái phép quy mô lớn ở Trà Bồng Ngày 13/6, Công an huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) cho biết vừa phối hợp với Công an xã Trà Bình tổ chức triệt xóa điểm đào đãi vàng sa khoáng trái phép quy mô lớn tại khu vực đồi Hố Du, thuộc thôn Bình Tân, xã Trà Bình. Trước đó, ngay sau khi tiếp nhận thông tin tố giác từ người dân về...