Ông Julian Assange tràn trề hy vọng với Ecuador
Mẹ của nhà sáng lập Wikileaks vừa cho biết ông Julian Assange đang rất “phấn chấn” với sự ủng hộ của công chúng kể từ khi ông chạy vào sứ quán Ecuador ở London xin tị nạn chính trị.
Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange. (Nguồn: Internet)
Bà Christine Assange cho biết bà đã nói chuyện với con trai mình hồi cuối tuần qua và ông Assange đang có “tinh thần tốt.”
Ông Assange hiện đang tràn trề hy vọng là Ecuador sẽ cho phép ông tị nạn chính trị. “Đã lâu rồi, tôi chưa từng thấy Assange thanh thản và thoải mái như vậy.
Video đang HOT
Assange muốn những người ủng hộ mình biết là Assange đang cảm thấy phấn chấn với sự ủng hộ này và đang có tinh thần chiến đấu cao,” bà Assange nói.
Phát biểu từ nhà riêng ở Australia, bà Assange nói bà không biết lý do tại sao ông Assange lựa chọn Ecuador để xin tị nạn chính trị, song bà cũng phát biểu: “Theo tôi nghĩ thì đó là do Ecuador không phải là nước bợ đỡ Mỹ giống như Thụy Điển, Anh và Australia.”
Bà Assange cho rằng Tổng thống Ecuador, Rafael Correa, đã bày tỏ sự thông cảm và sẽ không dễ gì bị “bắt nạt,” tuy nhiên bà cũng đã nghe nói Mỹ đang đe dọa sẽ rút lại hàng tỷ USD tiền viện trợ cho Ecuador nếu như nước này cho phép ông Assange tị nạn.
Theo bà Assange, Chính phủ Australia, vốn đã không can thiệp để bảo vệ lợi ích cho ông Assange, giờ chẳng “khác gì một con rối của Mỹ.”
Ông Assange, 40 tuổi, hiện đang xin tị nạn chính trị nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông có thể bị truy tố về tội cưỡng bức và xâm hại tình dục, các cáo buộc mà ông đã từng phủ nhận.
Ông Assange lo sợ rằng nếu bị đưa về Thụy Điển thì sau đó ông sẽ bị dẫn độ về Mỹ, nơi ông có thể bị tử hình vì tiết lộ những bí mật của nước này.
Trong khi đó, nhà chức trách Thụy Điển cho biết họ muốn thẩm vấn ông Assange vì những cáo buộc liên quan đến tội cưỡng bức.
Đến nay đã có năm nước liên quan đến vụ scandal này, tuy nhiên bà Assange cho rằng: “Sự việc không hề phức tạp. Nó chỉ là một vấn đề hết sức đơn giản.”
Bà Assange cũng lo ngại rằng một bồi thẩm đoàn của Mỹ đã bí mật kết tội Assange và những cáo buộc liên quan đến cưỡng bức chỉ đơn giản là nhằm bắt Assange ở Thụy Điển trước khi bị dẫn độ về Mỹ.
Hồi tuần trước, Giám đốc Viện công tố Thụy Điển, Marianne Ny, cho biết bà không bình luận gì về đơn xin tị nạn của ông Assange, tuy nhiên bà nói thêm: “Một lá đơn xin tị nạn chính trị không liên quan gì đến việc điều tra tội phạm ở Thụy Điển.
Trong khi đó nhà chức trách Thụy Điển cho biết họ đã ra lệnh truy nã ở châu Âu đối với ông Assange và điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp nước này./.
Theo TTXVN
Ông chủ WikiLeaks suy sụp vì bị "Australia bỏ rơi"
Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, ngày 22/6 nói ông đã trốn vào Đại sứ quán Ecuador ở London để thu hút sự chú ý đối với âm mưu dẫn độ ông sang Mỹ vì quê hương Australia đã bỏ rơi ông.
Ủng hộ Julian Assange trước cửa ngoại giai đoàn Ecuador ở London (Nguồn: Getty Images)
Ông Assange, một người Australia 40 tuổi, đã xin tị nạn ở ngoại giao đoàn Ecuador trong một diễn biến đầy kịch tính hòng tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị truy tố vì tội cưỡng bức và xâm hại tình dục."Chúng tôi hy vọng rằng những gì tôi làm sẽ đơn giản thu hút sự chú ý với vấn đề này," ông nói trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho đài phát thanh Ausstralia ABC.
Ông Assange bày tỏ lo ngại rằng mục tiêu cuối cùng là đưa ông sang Mỹ, nơi ông có thể bị xử tử hình vì đã tiết lộ các bí mật của nước này.
[Anh sẽ bắt Assange vì vi phạm điều kiện bảo lãnh]
Australia khẳng định không biết gì về các kế hoạch dẫn độ của Mỹ, nhưng trong những tuyên bố đầu tiên sau khi vào đại sứ quán Ecuador, ông Assange cáo buộc nhà chức trách quê hương ông "chỉ đạo đức giả."
WikiLeaks đã làm Washington phẫn nộ khi tiết lộ một lượng lớn tài liệu xếp loại mật của Mỹ về chiến tranh Iraq và Afghanistan, cũng như hơn 250.000 công hàm mật khác của Mỹ đã làm mất mặt hàng loạt chính quyền.
Ông Assange nói ông chọn Đại sứ quán Ecuador thay vì Australia là vì ông cảm thấy Canberra đã không làm gì để bảo vệ ông, một cáo buộc mà Chính phủ Australia phủ nhận.
"Không hề có một lời nào từ phía chính quyền Australia... yêu cầu các chính quyền khác cư xử hợp lý và công bằng trong vụ việc này", ông nói. "Đó trên thực tế là một tuyên bố ruồng bỏ tôi."
Canberra thì nói ông Assange nhận được đầy đủ hỗ trợ lãnh sự, nhưng Assange phủ nhận.
"Đó chỉ là những lời trống rỗng. Tôi đã không gặp bất cứ ai từ Cao ủy Australia ở đây kể từ tháng 12/2010. Chẳng hiểu là họ nói chuyện gì?" Assange nói.
Assange cũng phủ nhận cáo buộc xâm hại tình dục và nói ông không định tới Thụy Điển do sợ sẽ bị bắt giam.
"Thụy Điển tuyên bố công khai rằng họ sẽ bắt giữ tôi mà không buộc tội trong khi họ vẫn tiếp tục cái gọi là cuộc điều tra. Chúng ta đều biết Ecuador tỏ ra thông cảm với cuộc đấu tranh của tôi và của tổ chức với Mỹ... Cuộc sống ở Ecuador, với những con người thân thiện, rộng lượng, tốt hơn nhiều so với cuộc sống đằng sau song sắt".
Tổng thống Ecuador, Rafael Correa, thường xuyên bất đồng với Washington, nói chính phủ của ông đang cân nhắc yêu cầu của Assange và khả năng Mỹ có thể tuyên án tử hình với ông vì các lý do chính trị.
"Ecuador là một đất nước bảo vệ sự sống. Chúng tôi phải cân nhắc xem có gì đe dọa cuộc sống của Assange hay không," ông nói bên lề Hội nghị thượng đỉnh Rio 20 vì phát triển bền vững vào ngày 21/6.
Cơ quan cảnh sát Anh cho rằng Assange đã vi phạm các điều kiện bảo lãnh và sẽ bị bắt giữ nếu bước ra khỏi đại sứ quán./.
Theo TTXVN
Anh sẽ bắt Assange vì vi phạm điều kiện bảo lãnh Cảnh sát Anh ngày 21/6 cho hay, nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đang xin tị nạn chính trị bên trong đại sứ quán Ecuador ở London (Anh) đã vi phạm các điều kiện bảo lãnh và sẽ bị bắt. Assange tới xin tị nạn tại đại sứ quán Ecuador ở London (NGuồn: AFP)Các điều kiện bảo lãnh yêu cầu phải có mặt...