Ông Đỗ Mười và dấu ấn thời chuyển từ cơ chế “tem phiếu” sang thị trường
Trao đổi với Dân Việt, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dấu ấn lớn nhất ông Đỗ Mười đóng góp cho nền kinh tế chính là việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Ông Đỗ Mười có công lớn giúp chuyển từ cơ chế “tem phiếu” sang kinh tế thị trường (Ảnh: IT)
Trao đổi với Dân Việt – PGS. TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) chia sẻ, có thể nói ông Đỗ Mười là cán bộ trưởng thành trực tiếp từ thời cách mạng chống Pháp, đến chống Mỹ. Ông cũng là người làm đường Trường Sơn để tiếp viện từ miền Bắc cho tiề.n tuyến miền Nam. Ông Đỗ Mười đã phụ trách ở nhiều lĩnh vực, sau đó lên Phó Thủ tướng rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và làm Tổng Bí thư.
“Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là thời kỳ đang công tác tại Học viện Nguyễn Ái Quốc đã được triệu tập để xây dựng đề án kiểm soát lạm phát, thực chất là chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp cũ hay còn được gọi là “tem phiếu” sang cơ chế thị trường”, ông Nam nói.
Ông Nam cũng cho biết, năm 1988, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, ngân sách thiếu hụt, lạm phát kéo dài…ông Đỗ Mười khi đó được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đã có những điều hành quan trọng liên quan tới kinh tế.
Trước những khó khăn ở thời điểm đó, ông Đỗ Mười có mời 20 nhà khoa học làm việc liên tục trong vòng 3 tháng để hoàn thiện Đề án kiềm chế làm phát và chuyển đổi cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Văn Nam (Ảnh: IT)
Sau đó, Đề án đã được thí điểm ở Hải Phòng và nhân rộng ra toàn quốc. Cũng theo ông Nam, Đề án này cũng đã được triển khai thực hiện từ năm 1989. Tuy nhiên, sau khi triển khai thì các cơ quan quản lý cho rằng chính sách này tuy có ưu điểm nhưng lại làm ảnh hưởng chủ nghĩa xã hội và khiến doanh nghiệp quốc doanh gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ sụp đổ nên cần đình chỉ phương án.
Tuy nhiên, với sự kiên quyết của ông Đỗ Mười, phương án này đã không bị đình chỉ, nhưng có sửa đổi một số điểm để cứu các doanh nghiệp quốc doanh.
“Chính sách của ông Mười ở thời điểm đó không chỉ kiềm chế được lạm phát, xóa bỏ “tem phiếu”, cho phép người dân được tự do mua bán vàng, USD, mua bán hàng hóa trong và ngoài nước… nâng lãi suất để thu hút người dân gửi tiề.n và.o ngân hàng mà dấu ấn lớn nhất là đã chuyển cơ chế kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường”, ông Nam nhận định.
TS. Lê Đăng Doanh cho biết, ông Đỗ Mười đã chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua những khó khăn (Ảnh: IT)
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng chia sẻ, thời điểm ở Văn phòng Trung ương Đảng, ông đã được làm việc trực tiếp với ông Mười.
Theo ông Doanh, thời kỳ ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn nhất. Đặc biệt, khi Liên Xô sụp đổ năm 1990, kinh tế Việt Nam không còn được sự trợ giúp của Liên Xô nữa nên càng gặp khó khăn. “Chính ông Đỗ Mười đã chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua những khó khăn đó”, ông Doanh nhận định.
Ông Doanh cũng cho biết, ông Mười cũng chính là người thực hiện công cuộc cải cách mà Đại hội VI đưa ra là: Thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bỏ “tem phiếu”, tự do hóa thương mại… Đó là những đóng góp đáng kể, tạo bước bứt phá cho nền kinh tế của đất nước không chỉ thời điểm đó mà còn có những giá trị về sau này.
Ông Doanh cũng cho biết, ông Mười là người chỉ đạo rất kiên quyết. Do am hiểu về thực tế nền kinh tế khó khăn, không còn dự trữ ngoại tệ nên khi đó phải tìm nguồn dầu lửa để bảo đảm cho nền nông nghiệp phát triển….
“Ông Đỗ Mười là người làm việc ngày đêm, sâu sát, quyết liệt. Những người giúp việc cho ông mới hiểu cường độ làm việc rất cao, có lúc 11 đến 12 giờ đêm nếu nghĩ ra ý tưởng mới là ông lại gọi các cán bộ cùng ông tiếp tục làm việc. Ông là tấm gương về tinh thần làm việc để những cán bộ giúp việc thời bấy giờ noi theo”, ông Doanh chia sẻ.
Theo Danviet
Chuyện 2 ông: Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt tranh cử chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Theo ông Vũ Mão, kỷ niệm liên quan đến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có một câu chuyện ông hết sức ấn tượng.
Ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt (ảnh tư liệu).
Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể với phóng viên Dân Việt: Tháng 3.1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay chức danh này gọi là Thủ tướng Chính phủ) Phạm Hùng đột ngột từ trần. Khi đó ông Võ Văn Kiệt là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3 khóa VIII diễn ra tháng 6.1988, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới. Theo thông lệ, Ban chấp hành Trung ương sẽ giới thiệu người ứng cử vào chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể lúc đó Trung ương giới thiệu ông Đỗ Mười, lúc này ông đang là Thường trực Ban Bí thư.
Tiếp đến, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã giới thiệu ông Đỗ Mười để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên khi ra Quốc hội có điều rất đặc biệt, các đại biểu đồng tình với giới thiệu của Trung ương về trường hợp ông Đỗ Mười nhưng nhiều đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị giới thiệu thêm ông Võ Văn Kiệt.
Ông Vũ Mão (ảnh PV).
Tôi lúc đó Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp đã báo cáo với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tình hình trên. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhất trí với ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là có hai ứng viên để Quốc hội bầu.
Khi được thông báo, ông Võ Văn Kiệt không một phút chần chừ đã trả lời luôn: Không thể như thế được, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất giới thiệu anh Đỗ Mười để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Là một đảng viên, lại còn là một Ủy viên Bộ Chính trị, tôi phải chấp hành Nghị quyết của Đảng. Tôi chính thức đề nghị các anh báo cáo lại với Quốc hội rằng "đồng chí Võ Văn Kiệt rất cám ơn và xin được rút tên, không tham gia danh sách ứng cử viên chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng".
Mặc dù ông Kiệt tha thiết nhưng Quốc hội vẫn không đồng ý cho rút tên. Kết quả Quốc hội bầu chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: ông Đỗ Mười được 63% số phiếu, ông Võ Văn Kiệt được 37% số phiếu.
Về chuyện này lúc đầu ông Đỗ Mười cũng có tâm tư, bởi từ trước tới nay chỉ có một ứng viên, khi bầu phiếu rất cao. Nay có hai ứng viên kết quả bầu sẽ thế nào, nếu bầu không trúng đi một lẽ, phiếu thấp cũng mất uy tín. Qua trao đổi tôi có nói với ông, nay chúng ta đổi mới từ đó rất nhiều vấn đề chúng ta cần có tư duy mới. Sau đó ông đồng ý và nói vui "cậu chỉ được cái bày vẽ, nói khôn".
Sau khi có kết quả bầu, tôi có tâm sự riêng với ông Đỗ Mười, như vậy là tốt, kết quả như vậy là đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân đán.h giá anh đến mức độ đó, đòi hỏi phải cố gắng hơn rất nhiều. Tôi nhớ Tết Nguyên đán năm 1989, khi vào TP.HCM ông Đỗ Mười có câu: Xin chúc đồng bào TP.HCM làm ăn phát tài, phát lộc. Người dân nghe như vậy rất thích, họ nói ông Đỗ Mười đã đổi mới, đã ủng hộ cho người dân làm kinh tế.
Theo Danviet
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười - "nhạc trưởng" mở ra thời kỳ mới cho đối ngoại Việt Nam Trong tiến trình đổi mới, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người sáng tạo ra những khẩu hiệu đối ngoại mang đậm bản sắc dân tộc như: "Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước", "Xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai". Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama và Tổng Bí thư Đỗ Mười...