ội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội năm học 2017-2018: Xuất hiện nhiều bài giảng sáng tạo, hấp dẫn, sinh động
Trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm nay, ngành GD-ĐT Hà Nội đã phát hiện nhiều nhân tố mới, là những cô giáo không ngừng đổi mới sáng tạo, đem lại những tiết dạy hấp dẫn, hứng thú cho học trò.
Hội thi Giáo viên dạy giỏi Hà Nội năm học 2017-2018, cấp tiểu học được tổ chức dành cho những giáo viên dạy lớp 2, mỗi giáo viên tham gia 3 phần thi: Lí thuyết, dạy 2 tiết theo phân phối chương trình của tuần dự thi, sáng kiến kinh nghiệm.
Ở môn Toán, Tiếng Việt, các giáo viên đã xác định rõ mục tiêu bài dạy, thực hiện đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung học tập phù hợp với tâm lí lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, thể hiện rõ các nội dung đổi mới.
Nội dung, kiến thức truyền đạt chính xác, rõ ràng. Giáo viên đã tổ chức các hoạt động, dẫn dắt, gợi mở thông qua các thiết bị, đồ dùng dạy học đã giúp các em học sinh tiếp thu được nội dung kiến thức bài học và liên hệ thực tế.
Điều đó thể hiện rõ nét trong các tiết dạy bài “Số 1 trong phép nhân và phép chia”, “Số bị chia, số chia và thương số” của cô Ngô Thị Hà (Tiểu học Tả Thanh Oai, Thanh Trì), cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Tiểu học Cổ Nhuế 2B, Bắc Từ Liêm), cô Lê Minh Thu (Tiểu học Dịch Vọng B, Cầu Giấy).
Hay trong giờ tiếng Việt của các cô Nguyễn Lê Tuyết Anh (Tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm), cô Nguyễn Thị Hồng Việt (Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình).
Qua các tiết dự thi, giáo viên đều có sự nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy, lập kế hoạch, tiến trình dạy học thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò một cách hợp lí, chặt chẽ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Trong các tiết dạy bài, các giờ luyện tập, giáo viên đã thực hiện đúng đặc trưng của tiết dạy, giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học, rèn các kĩ năng vận dụng, tính toán, xử lí tình huống. Những nhận xét, đánh giá động viên của cô giáo đối với học sinh đã tạo nên những tiết dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
Video đang HOT
Nhiều cô giáo đã rất nỗ lực trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT kết hợp với sự chuẩn bị công phu, sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học đã tạo môi trường học tập tương tác, hứng thú. Tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Hồng Việt (Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình), cô Đinh Linh Chi (Tiểu học Thái Thịnh, Đống Đa)…
Ở môn Đạo đức, Tự nhiên & Xã hội, đã có sự tiến bộ lớn so với các hội thi trước. Tiến trình bài học hợp lí, nhiều giáo viên đã vận dụng phương pháp rèn luyện để giúp học sinh hình thành hành vi đạo đức thông qua phiếu giao việc.
Nội dung đạo đức được nhiều giáo viên phát triển phù hợp với học sinh của khu vực mà không máy móc sử dụng vở bài tập có sẵn đã góp phần phát triển năng lực đạo đức cho học sinh có hiệu quả.
Với chủ đề Tự nhiên, các tiết dạy đã cơ bản đạt được mục tiêu của bài học đặt ra theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Một số tiết học đã đạt hiệu quả trong việc hình thành thái độ, hành vi cho học sinh trước thế giới tự nhiên xung quanh.
Đặc biệt, các cô giáo đã chú ý tới mục tiêu phát triển năng lực học sinh như bài dạy của cô Nguyễn Lê Quyết Anh (Tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm), cô Nguyễn Thị Thu Hương (Tiểu học Tô Hiến Thành, Đan Phượng).
Làm nên thành công là sự đổi mới trong việc giới thiệu những video clip với học sinh những mẫu hành vi đạo đức hay để học sinh nhận xét hành vi, xử lí tình huống đạo đức. Điều này làm cho học sinh hứng thú với việc học tập, tiết học trở nên sinh động, đạt hiệu quả cao.
Phương pháp dạy học được vận dụng đa dạng, nhất là thảo luận nhóm, trò chơi… đã giúp các em tự học, tự giao tiếp, hợp tác trong bài học. Một số giáo viên đã sáng tác bài hát, bài thơ theo nội dung của bài học đạo đức đã làm học sinh rất háo hức, hứng thú.
Kế hoạch dạy học được giáo viên thiết kế công phu, sáng tạo. Tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Hồng Nga (tiểu học Nghĩa Tâm, Cầu Giấy), cô Nguyễn Thị Thu Phương (Tiểu học Nam Hồng, Đông Anh), cô Quách Thị Thanh (Tiểu học Tân Xã, Thạch Thất).
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá cũng có những đột phá đáng ghi nhận. Đa số các tiết học đã chú ý đến việc đánh giá trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học theo tinh thần Thông Tư 30, thông tư 22 của Bộ GD&ĐT.
Đáng ghi nhận là giờ dạy của các cô Nguyễn Thị Hồng Việt (Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình), cô Đinh Linh Chi (Tiểu học Thái Thịnh, Đống Đa), cô Phan Thị Hiền (Tiểu học Đại Xuyên, Phú Xuyên), cô Dương Thị Hà (Tiểu học Hai Bà Trưng, Phúc Thọ).
Hội thi GVDG thành phố Hà Nội năm học 2017-2018 đã kết thúc tốt đẹp. Với mục tiêu giáo dục toàn diện, các môn dự thi lần này cùng với các môn học khác góp phần trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ của học sinh.
Như Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang nhận định: Thực tế cho thấy chỉ khi bài giảng, kiến thức được xây dựng hợp lý, hướng đến sự phát triển các năng lực cá nhân của người học thì mới phát huy hiệu quả và mang đến lợi ích cho người học.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai.vn
Hà Nội tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
Sáng nay 26/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học, THCS, THPT cấp thành phố năm học 2017-2018.
Ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao bằng khen cho các giáo viên đạt giải Nhất
Hội thi giáo viên dạy giỏi là một hoạt động chuyên môn truyền thống của ngành giáo dục Thủ đô. Năm học 2017-2018, hội thi GVDG tổ chức cho các môn văn hóa cơ bản (cấp tiểu học), môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD (cấp THCS), môn Vật lý, Hóa học, Giáo dục thể chất, GDQPAN (cấp THPT).
Trong báo cáo tổng kết hội thi, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh: Hội thi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các phòng GD-ĐT, các trường THPT, THCS, TH quan tâm nhằm phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, để các giờ học thực sự có hiệu quả, chất lượng.
Từ giữa năm học, các đơn vị trường học đã tổ chức nhiều đợt hội giảng để chọn các giáo viên tiêu biểu dự thi thành phố. Hội thi thành phố của 3 cấp học diễn ra từ 23/1 đến 28/3/2018 với 60 giáo viên tiểu học, 180 giáo viên THCS, 102 giáo viên THPT tiêu biểu cho gần 1 vạn giáo viên các môn học ở hơn 1700 trường học toàn thành phố.
Mỗi môn dự thi, giáo viên phải thi viết về kiến thức chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp và dạy 1 tiết tại trường của đơn vị đăng cai. Việc tổ chức bốc thăm, chọn lớp và tiếp xúc, làm quen với học sinh được tiến hành đúng quy định.
Từng đạt nhiều giải cao ở các hội thi năm trước, không chỉ giảng dạy tốt, nhiều giáo viên còn đảm nhiệm công tác quản lí. Nhiều thầy cô có hoàn cảnh khó khăn nhưng với nghị lực vượt khó đã vươn lên thể hiện tài năng và bản lĩnh sư phạm như cô Nguyễn Thị Thu Hoài (THCS thị trấn Yên Viên, Gia Lâm), thầy Lưu Văn Trường (THPT Phú Xuyên B), cô Kiều Thị Phượng (THPT Trần Đăng Ninh)...
Đánh giá về sự thành công của hội thi, ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhận định: Thành công của mỗi bài giảng là thế hiện trình độ, tài năng sư phạm và sự nỗ lực của người đứng lớp. Có thể khẳng định, sự nỗ lực của các thầy cô, sự quan tâm của các nhà trường, sự khách quan của BGK, hội thi đã thành công tốt đẹp.
Qua hội thi này, các giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được thực hiện. Tiêu chí dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực hành ứng dụng đã in dấu đậm nét và chúng ta có những kinh nghiệm thực sự quý báu.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM: Việc luyện thi trong nhà trường phải là tự nguyện Việc tổ chức ôn tập trong nhà trường trước các kỳ thi chỉ thực hiện khi đã hoàn tất thời lượng chương trình theo kế hoạch và phải đảm bảo tính tự nguyện của người học. Đó là nội dung được Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh trong Hướng dẫn cuối năm học 2017-2018 vừa ban hành. Cụ thể, Sở yêu cầu các đơn...