Ở nhà trông 2 con, mẹ chồng kêu “sướng hơn tiên”, vợ tung chiêu khiến tất cả rối rít xin
Có lẽ chỉ những chị em phụ nữ ở nhà trông con mới thấu hiểu hết nỗi vất vả, cực nhọc của công việc tưởng như nhẹ nhàng ấy. Nói không ngoa chứ đến vài phút đi vệ sinh cũng chẳng có ấy chứ.
Em cũng đã sống trong tình cảnh đấy hai năm nay rồi. Lỗi cũng do em không cẩn thận trong việc tránh thai để nhỡ kế hoạch , đẻ đứa thứ hai khi đứa lớn mới được 2 tuổi. Thế là đang định gửi con đi trẻ để đi làm lại thì em buộc lòng phải ở nhà tiếp. Vì muốn tiết kiệm tiền nên trông luôn cả hai đứa, không cho đứa lớn đi nhà trẻ nữa.
Vợ chồng em vẫn ở chung với bố mẹ chồng , bố chồng là đàn ông nên chẳng nhờ vả được gì. Mẹ chồng thì viện cớ đau lưng, đau xương khớp, ốm yếu không thức đêm được để không phải giúp em trông con . Đã thế mẹ chồng cũng chẳng hộ em việc cơm nước, dọn dẹp. Hết một tháng ở cữ, em phải dậy làm tất cả mọi việc trong nhà và đồng thời trông cả hai đứa con.
Thực sự đến thời gian để thở cũng không có nữa ấy chứ! Nhiều lúc hai bên hai đứa con khóc nhèo nhẽo, đến giờ cơm nước chưa nấu được cơm thì bố chồng lớn tiếng quát mắng. Cái cảnh ấy khiến em chỉ muốn bế con bỏ đi luôn cho xong.
Đã thế mẹ chồng cũng chẳng hộ em việc cơm nước, dọn dẹp. Ảnh minh họa
Thế mà mẹ chồng và chồng em lúc nào cũng bảo em ở nhà trông con sướng hơn tiên . Con thì ngoan ngoãn, bố mẹ chồng thì dễ tính, tiền nong không phải nghĩ vì đã có chồng mang về, chẳng phải sướng hơn tiên thì là gì!
Đùa chứ nói một, hai lần em cũng cố gắng răng cho qua, chấp nhận nhịn đi để nhà cửa yên ấm. Thế nhưng hễ em mở miệng than thở một câu là chồng em lập tức quát sa sả, bảo em lắm điều, chỉ có ở nhà ăn với trông con mà cũng kêu. Anh ấy đi làm cả ngày quần quật kiếm tiền nuôi cả nhà còn chưa kêu thì thôi!
Lại nói đến chồng em, mang tiếng đi làm nhưng lương tháng chưa được 15 triệu, các chị bảo lo cho cả nhà từng ấy người thì em phải khổ sở căn ke, tiết kiệm đến mức nào?
Cách đây một tháng, vợ chồng em cãi nhau nảy lửa về chuyện công việc và con cái. Anh ta lại cái điệp khúc “ sướng hơn tiên ” khiến tức quá nói luôn. Rằng nếu sướng như thế thì anh ở nhà mà được sướng đi, để em đi làm kiếm tiền cho. Chồng em nghĩ một lát rồi đồng ý.
Đứa thứ hai nhà em lúc ấy được 7 tháng rồi, em ít sữa nên chủ yếu bé ăn sữa ngoài. Hơn nữa ở nhà còn có mẹ chồng, bà có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ nên em yên tâm để con ở nhà cho chồng trông.
May mắn em xin được việc ngay dù không phải công việc quá tốt do mấy năm nghỉ ở nhà. Nhưng em làm thêm chỗ này chỗ kia nữa, tuy hơi vất vả một chút nhưng tính ra thu nhập cũng không đến nỗi nào.
Về phần em thì như vậy, còn bên phía chồng, vừa mới ở nhà được 1 tuần anh ta đã kêu la thảm thiết. Mẹ chồng cũng phải tức tối mắng chửi suốt ngày. Nguyên nhân là chồng em không muốn trông con nên toàn trốn đi chơi, phó mặc cho mẹ chồng trông cả hai đứa trẻ.
Mẹ chồng cũng phải tức tối mắng chửi suốt ngày. Ảnh minh họa
Do mâu thuẫn trong việc trông con, ngày nào đi làm về em cũng thấy hai người đó hục hặc tranh cãi nhưng em mặc kệ vì công việc của em là kiếm tiền. Em chơi với con một lúc rồi lại thả con cho chồng ru chúng ngủ.
Mỗi lần nghe chồng kêu ca em lại cười bảo ở nhà trông con sướng hơn tiên còn kêu ca cái gì. Mẹ chồng và chồng em nghe thế thì tái mặt, câm nín không nói được gì nữa.
Hai người đó gắng gượng mãi mới trải qua được một tháng. Đến lúc này chồng em chính thức xin đầu hàng, xuống nước nhẹ nhàng bảo em ở nhà trông con để anh ta đi làm. Anh ta hứa sẽ không bao giờ làm đối xử với em như trước. Mẹ chồng cũng đổi thái độ một trời một vực, bảo em rằng việc xông pha ngoài xã hội cứ để đàn ông. Nhưng đời nào em chịu. Em tuyên bố đứa lớn thì cho đi trẻ, còn đứa nhỏ thì mẹ chồng trông hộ là cái tốt, nếu không sẽ thuê người giúp việc, mọi chi phí trong nhà vợ chồng chia đôi.
Chồng không thuyết phục được em đành phải chấp nhận. Mẹ chồng đồng ý trông hộ đứa con nhỏ cho chúng em. Chồng em đã được thấm thía cảnh ở nhà trông con sướng thế nào nên hết giờ làm về nhà đều chia sẻ việc nhà, con cái với em. Cũng từ đó mà mọi việc êm xuôi hẳn các chị ạ.
Bị mẹ chồng mắng xối xả vì khác biệt cách nuôi con
Ai cũng bảo tôi 'sướng từ trong trứng', lớn lên trong gia đình cơ bản, được bố mẹ chăm bẵm nuôi nấng đâu ra đấy. Khi trưởng thành, tôi kết hôn với một người chồng giỏi giang, hiền lành, gia đình chồng khá giả.
Mỗi khi được nghe những lời trầm trồ ngưỡng mộ, tôi chỉ cười cho xong chuyện, nhưng phải ở trong chăn mới biết chăn có rận.
Trước khi kết hôn, mẹ tôi không ngừng dặn dò: "Về nhà người ta, con phải biết kính trên nhường dưới". Tôi là người hiểu chuyện nên nghĩ rằng mẹ dặn mình hơi thừa, tôi tự biết chừng mực trong phép tắc cư xử và giao tiếp với người lớn.
Bố chồng chưa từng phàn nàn gì về tôi, nhưng mẹ chồng dường như không chịu "hợp tác" với tôi để giữ hòa khí trong gia đình, bà luôn tìm cơ hội để mắng mỏ, trách móc, đặc biệt là khi tôi sinh cháu nội cho bà.
Đến tháng ăn dặm, ngày nào tôi cũng kỳ công nấu cháo cho con, nhưng con tôi khảnh ăn, hễ thấy cháo là bé khóc ngằn ngặt, em họ tôi mách: "Con em ngày trước cũng thế, lười ăn lắm, em phải đè ra nó mới chịu ăn".
Tôi không "rắn" được như em họ nên chỉ dám giữ chặt 2 tay con để bé không thể giãy giụa chống đối khi ăn. Thấy thế, mẹ chồng tôi nhảy lên giật thìa cháo từ tay tôi, quát ầm nhà: "Ối giời ơi, nó làm cháu tôi ngộp thở mất thôi".
Tôi rất bực mình vì chuyện nhỏ xíu mà bà coi tôi không khác gì người mẹ "hổ vồ" nên mới nói lại một câu: "Mẹ ơi, con biết làm thế nào là tốt nhất cho con mình". Không ngờ, bà hiểu sai ý tôi, quát to hơn: "Nó là con của riêng chị à? Nó cũng là cháu tôi đấy, cô không cho con ăn được thì để đấy, tôi làm".
Tất nhiên, một đứa bé khảnh ăn sẽ chẳng bao giờ dễ dàng há miệng, mẹ chồng tôi không đút được cháo cho cháu thì ngay lập tức pha sữa cho cháu uống rồi lên mặt với tôi: "Thấy chưa, cứ bắt cháu tôi ăn thứ nó không thích, nó ăn cái gì chả được, miễn là no bụng, chị chỉ giỏi hành hạ cháu tôi".
Dù sau đó tôi đã giải thích rất rõ ràng về sự quan trọng trong việc ăn dặm của bé nhưng mẹ chồng nhất định bỏ ngoài tai. Từ đó, mỗi bữa ăn của con tôi đều trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa giữa tôi và mẹ chồng.
Tôi quyết định bỏ ngoài tai tất cả những điều khó nghe, tập trung chăm sóc con theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Sau một thời gian, con tôi dần có phản xạ nhai và rất thích ăn.
Có lần trong lúc tôi đi lấy thìa, bé tự bốc thức ăn cho vào miệng, nuốt vội và bị nôn. Tôi nhẹ nhàng đập nhẹ vào lưng để bé dễ dàng đẩy hết thức ăn ra ngoài, tránh bị nghẹn. Thấy thế, mẹ chồng tru tréo: "Cả nhà ra đây mà xem, nó giết cháu tôi mất thôi".
Thấy mẹ chồng can thiệp ngày càng quá quắt, tôi cũng không nhún nhường: "Trẻ con bị nôn trớ trong lúc ăn là chuyện rất bình thường mẹ ạ". Mẹ chồng tôi cười khẩy: "Chị thì giỏi rồi, đấy, con chị thì chị chăm, tôi mặc kệ đấy".
Tưởng mẹ chồng mặc kệ thì tôi được yên thân, nhưng bà hết can thiệp chuyện tôi cho con ăn uống đến việc tôi dạy dỗ, uốn nắn con. Từ bé, bố mẹ không để tôi thiếu thốn thứ gì nhưng cũng rất nghiêm khắc, không chiều chuộng vô lý. Tôi cũng áp dụng cách đó để dạy con. Ở nhà, bé sợ tôi nhất, nhưng hễ tôi đi làm, bé ở nhà cùng bà nội là sinh thói mè nheo, hờn dỗi.
Có hôm tôi tan làm sớm, vừa về đến nơi thì thấy con đang ngồi bệt dưới sàn nhà, chân giãy giụa, miệng gào khóc, nhưng chợt thấy bóng dáng tôi, con bé "tự động" chu mỏ lên hát: "Chổi to bà quét sân to", trong khi nước mắt vẫn giàn giụa hai bên má.
Tôi chưa kịp hỏi tại sao con khóc thì mẹ chồng tôi sấp ngửa chạy ra, mắng tôi cực kỳ vô lý: "Cháu tôi sang chấn tâm lý vì chị mất thôi, mẹ đẻ gì mà như mẹ mìn, chị làm nó khóc cũng không được thoải mái".
Mẹ chồng vụng chăm sóc, con dâu ở cữ chảy nước mắt "kêu cứu" Người ngoài nhìn vào sẽ thấy cuộc sống của tôi khá êm đềm. Nhan sắc tôi bình thường, học vấn cũng chỉ vừa đủ để tôi không phải cúi đầu trước ai. Ảnh minh họa. Nhưng tôi khá may mắn khi lấy được tấm chồng tốt, gia đình chồng khá giả, bố mẹ chồng đều là viên chức về hưu, đặc biệt họ...