‘Ở cữ’ sau sinh theo kiểu nhà giàu Trung Quốc
Nhiều gia đình giàu có ở Trung Quốc chi hàng nghìn USD thuê dịch vụ chăm sóc hậu sản “năm sao ” giúp bà mẹ chăm sóc con và phục hồi sức khỏe sau sinh nở.
Ảnh minh họa
Ở cữ là một tập tục lâu đời của Trung Quốc . Theo đó, phụ nữ mới sinh con phải ở trong nhà để hồi phục sức lực. Phong tục này bắt nguồn từ 2.000 năm trước và đã ăn sâu vào văn hóa. Họ tin rằng nếu phớt lờ những quy tắc ở cữ, cơ thể sẽ mắc nhiều bệnh về sau như đau đầu, thấp khớp , viêm khớp …
Thời gian kiêng cữ vừa dài lại lắm quy tắc. Lý tưởng nhất, phụ nữ mới sinh không nên gội đầu, tắm rửa, tập thể dục, dùng điều hòa hoặc mang vác vật nặng, đồng thời phòng tránh cảm lạnh cũng như cảm xúc tiêu cực . Để chắc chắn, đích thân bà nội, bà ngoại sẽ chăm sóc mẹ và em bé, nấu những bữa ăn kiêng với nhiều gừng. Có những nhà thuê hẳn một nguyệt tẩu (yue sao ) để chuyên làm công việc này. Một bà mẹ Hong Kong chia sẻ: “Chuyện kiêng cữ này thật khó khăn, nhưng sau khi đẻ tự nhiên mà không cần gây tê ngoài màng cứng, tôi nghĩ mình có thể vượt qua bất cứ thứ gì”.
Đối với các gia đình giàu có, chuyện ở cữ sẽ thoải mái hơn. Ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục, những bà mẹ có thể dành cả tháng tại một phòng khám chuyên khoa với dịch vụ năm sao . Ví dụ, tại các phòng khám của Care Bay – một trong những trung tâm chăm sóc hậu sản nổi tiếng nhất Thượng Hải, các khách hàng phải chi từ 10.000 đến 49.000 USD một tháng, hay thậm chí 129.000 USD nếu ở phòng tổng thống tại cơ sở ở Bắc Kinh.
Trong thời gian này, các bà mẹ sẽ được y tá chăm sóc tận tình, hướng dẫn cách chăm con và tập yoga nhẹ nhàng. Nhiều cặp vợ chồng rất cảm kích khi được chỉ dẫn cách chăm em bé. Chính sách một con trước đây của Trung Quốc khiến họ không có em và thiếu kinh nghiệm chăm trẻ con. Thậm chí cả ông bà cũng hài lòng. “Tôi thấy mình phù hợp để làm doanh nhân hơn là y tá, nên tôi rất mừng vì không phải chăm con gái trong thời gian đó”, một phụ nữ cho hay.
Johnny Han, giám đốc điều hành Care Bay, cho biết: “Chúng tôi muốn mang đến cho khách hàng bầu không khí rất thân thiện và dễ chịu. Đồng thời, chúng tôi muốn theo kịp thời đại. Ở đây, gội đầu là việc bắt buộc”.
Han kể rằng gần đây một phụ nữ ở Thượng Hải đã chết vì quá coi trọng các quy tắc ở cữ. Vào những ngày hè nóng nực, cô vẫn đắp chăn bông, không bật điều hòa hay ra khỏi giường. Những quy tắc này không còn phù hợp do chúng bắt nguồn từ thời xưa. Khi đó, mọi người sống trong những ngôi nhà lạnh lẽo xây bằng bùn và lấy nước từ những giếng nước bẩn. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ ở Trung Quốc vẫn tôn trọng các quy tắc cũ và khắt khe, tùy theo lời dạy của mẹ họ hoặc nguyệt tẩu.
Mẹ và em bé được kiểm tra sức khỏe thường xuyên bởi các bác sĩ sản và bác sĩ y học cổ truyền . Các chuyên gia thường kê các loại thức uống thảo dược khác nhau tùy theo tình trạng của người mẹ. Bữa ăn luôn đầy ắp các món bổ dưỡng và được trình bày như nhà hàng cao cấp. Các y tá cũng có nhiều kinh nghiệm và thân thiện. Đó là những lý do khiến chi phí ở Care Bay đắt đỏ như vậy.
Nếu ở cữ tại gia, người mẹ cần thuê một nguyệt tẩu qua các công ty hoặc người quen giới thiệu. Nhờ có nguyệt tẩu, các bà mẹ không phải làm gì cả. Người này sẽ giúp họ chăm con và nấu ăn. Chế độ ăn sẽ tùy thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ và lượng máu bị mất khi người mẹ sinh con.
Theo truyền thống, trong tuần đầu tiên, mẹ nên ăn nhiều canh nóng, sau đó có thể ăn thịt gà ướp nghệ, cá hấp với ít muối và dầu mỡ. Các nguyệt tẩu thường bắt đầu ngày mới bằng việc đi chợ, mua cá tươi , đậu phụ, rau, gừng – những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng ngon miệng. Chi phí cho một nguyệt tẩu dao động từ 1.200 đến 2.000 USD một tháng (tương đương 28 đến 46 triệu đồng).
Cả thế giới khát vắcxin COVID-19, nên 'mỏ vàng' vắcxin loạn giá
Ngoài yếu tố y khoa và chính trị, vắcxin COVID-19 còn là "mỏ vàng" về mặt kinh tế, trong bối cảnh cả nhân loại đang "khát" vắcxin để ngăn ngừa virus corona chủng mới quái ác, gây đại dịch COVID-19.
Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Hãng SinoVac Biotech (Trung Quốc) cho một tình nguyện viên ở Sao Paulo, Brazil ngày 30-7 - Ảnh: REUTERS
Họ sẽ trình bày dữ liệu và nói lý do tại sao chúng tôi tính chi phí nhiều như vậy hoặc lý do vì sao nên hạ giá xuống.
BRUCE Y. LEE, giáo sư về quản lý chính sách y tế tại ĐH thành phố New York, cho rằng giá vắcxin là vấn đề thương lượng giữa các công ty bảo hiểm, nhà sản xuất và đôi khi là chính phủ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có 28 loại vắcxin ngừa COVID-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Dù chưa có thử nghiệm lâm sàng nào hoàn thành nhưng một số manh mối về giá của vắcxin COVID-19 đang bắt đầu xuất hiện.
Từ vài USD đến 37 USD/liều
Theo báo Wall Street Journal, một số công ty phát triển vắcxin ngừa COVID-19 đã tiết lộ giá dự tính, dao động từ vài USD đến 37 USD/liều.
Mới nhất, trên kênh truyền hình Rossiya 24 tối 12-8, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty R-Pharm, ông Alexey Repik, cho biết giá xuất khẩu vắcxin ngừa virus corona mang tên Sputnik V. của Nga ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Ông Repik thừa nhận lô vắcxin đầu tiên sẽ khá đắt nhưng khẳng định giá sẽ rẻ hơn khi số lượng sản xuất đạt quy mô công nghiệp đủ lớn.
Trước đó, trong ngày 11-8, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ đồng ý mua 100 triệu liều vắcxin của Công ty công nghệ sinh học Moderna với tổng giá trị 1,5 tỉ USD, tương đương 15 USD/liều. Hiện Moderna cùng Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vắcxin COVID-19 tiềm năng có tên là mRNA-1273.
Trước đó, Mỹ đã đạt thỏa thuận 1,95 tỉ USD để mua 100 triệu liều vắcxin với Pfizer và BioNTech. Như vậy, vắcxin này sẽ có giá 19,5 USD/liều và 39 USD/2 liều. Trong khi đó, AstraZeneca (hãng dược Anh) đã đồng ý cung cấp 300 triệu liều vắcxin cho Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ USD, tức mỗi liều sẽ có giá 4 USD. Theo Financial Times, AstraZeneca cũng đã ký thỏa thuận cung cấp vắcxin tiềm năng của công ty cho Hà Lan, Đức, Pháp và Ý với giá từ 3-4 USD/liều.
Hãng dược Mỹ Johnson & Johnson (J&J) cho biết họ đã đồng ý cung cấp 100 triệu liều vắcxin cho Mỹ để đổi lấy hơn 1 tỉ USD từ chính phủ liên bang, nghĩa là mỗi liều vắcxin sẽ có giá khoảng 10 USD.
J&J và AstraZeneca cam kết không kiếm lợi nhuận từ vắcxin ngừa COVID-19 trong thời gian đại dịch, nhưng Moderna và Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer tuyên bố họ có ý định kiếm lời từ vắcxin ngừa COVID-19. Pfizer và đối tác BioNTech thông báo đã ký thỏa thuận cung cấp vắcxin cho Canada nhưng không thông tin chi tiết.
Moderna cũng nói đã ký các hợp đồng cung cấp vắcxin số lượng nhỏ cho chính phủ các nước với giá dao động từ 32-37 USD/liều, và vắcxin COVID-19 của Moderna cần đến 2 liều tiêm ngừa. Moderna không nói rõ công ty ký hợp đồng với các nước nào nhưng chính quyền Canada, Thụy Sĩ đã lên tiếng xác nhận thương vụ này. Giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel cho biết các thỏa thuận mua vắcxin số lượng lớn hơn thì vắcxin sẽ được định giá thấp hơn.
Bill Gates tài trợ vắcxin 3 USD/liều
Trong khi đó, Viện Serum của Ấn Độ nhận được tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) để sản xuất vắcxin giá 3 USD/liều nhằm giúp đỡ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Đây được xem là mức giá thấp nhất được đề xuất cho đến nay, trong bối cảnh các ứng cử viên vắcxin tiềm năng khác đang tiếp tục được phát triển.
Cho đến nay, Viện Serum đã hợp tác và đạt được thỏa thuận cung ứng vắcxin ngừa COVID-19 với ĐH Oxford và với Công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ.
Theo The Economic Times, Viện Serum sẽ sản xuất và phân phối 100 triệu liều vắcxin COVID-19 đang phát triển bởi ĐH Oxford và Novavax cho Ấn Độ và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, sớm nhất là vào nửa đầu năm 2021.
Viện Serum đã ký 2 thỏa thuận cung cấp vắcxin COVID-19. Đầu tiên là thỏa thuận với ứng cử viên vắcxin tiềm năng của AstraZeneca-Oxford, đang trong giai đoạn 2 và 3 của thử nghiệm lâm sàng. Viện Serum đã đồng ý sản xuất đến 1 tỉ liều vắcxin này cho 57 quốc gia đủ điều kiện nộp đơn xin hỗ trợ vắcxin mới lên GAVI.
Thỏa thuận thứ hai là với vắcxin NVX-CoV2373 của Novavax. Các thử nghiệm lâm sàng của vắcxin này vẫn chưa được tiến hành tại Ấn Độ. Nếu thành công, vắcxin của Novavax sẽ sẵn có cho tất cả 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình được chương trình Cam kết thị trường mở tiên tiến COVAX (AMC) của GAVI hỗ trợ. GAVI đã chốt danh sách 92 nước này hồi đầu tháng 8.
20,8 triệu
Tính đến 16h30 ngày 13-8 (giờ VN), thế giới ghi nhận hơn 20,8 triệu ca bệnh COVID-19, bao gồm 747.000 người chết và 13,7 triệu người hồi phục, theo trang Worldometer.info.
Hơn 21 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 21 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 752.000 người chết, WHO kêu gọi các nước kiểm soát lây nhiễm cộng đồng để ngăn Covid-19. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 21.050.368 ca nhiễm và 752.330 ca tử vong do nCoV, trong khi 13.893.539 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu...