Nước tiểu bỗng dưng chuyển sang màu cam, có sao không?
Nước tiểu có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe. Bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường.
Nếu cơ thể khỏe mạnh và uống đủ nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng rơm hoặc vàng nhạt. Nước tiểu trong là dấu hiệu cơ thể đang thừa nước. Ngược lại, nước tiểu màu cam nhạt hoặc vàng đậm là dấu hiệu mất nước, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Ăn quá nhiều các loại thực vật có màu cam như cà rốt, bí đỏ có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu cam. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong khi đó, nước tiểu màu hồng, cam, đỏ hoặc nâu có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn. Dùng thực phẩm hoặc thuốc có màu sắc đậm cũng khiến nước tiểu chuyển sang màu đen, hồng, cam, xanh dương hay màu khác. Chẳng hạn, ăn hay uống quá nhiều nước củ dền sẽ khiến nước tiểu có màu đỏ.
Tương tự, nếu bạn ăn nhiều măng tây hoặc uống nhiều viên bổ sung vitamin B thì nước tiểu có thể chuyển sang màu xanh. Trường hợp nước tiểu chuyển sang màu cam cũng có thể là do đã ăn quá nhiều các loại thực vật giàu beta-carotene. Đây là tiền chất vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua hay bí đỏ.
Video đang HOT
Nếu bạn đã ngưng ăn các thực vật có màu cam nhưng nước tiểu vẫn không trở lại màu bình thường thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra. Nguyên nhân thường gặp là do dùng một số loại thuốc như sulfasalazine, rifampin, thuốc nhuận tràng và vài loại khác.
Ung thư tuyến tụy cũng khiến nước tiểu chuyển sang màu cam. Khi đó, người bệnh thường kèm thêm một số triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau dạ dày, buồn nôn hay thay đổi thói quen đại tiện.
Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ) lưu ý nước tiểu màu cam còn có thể do dùng một số chất bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày, chẳng hạn như do dùng lượng lớn viên bổ sung riboflavin hay vitamin B2, theo Healthline.
Đi vệ sinh: 'Bật mí' tác hại của tư thế ngồi 'sợ bẩn' của chị em
Trong một số trường hợp thì nhà vệ sinh công cộng không được sạch sẽ cho lắm. Vì vậy, khi phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhiều phụ nữ thường ngồi xổm lưng chừng để tránh chạm vào bệ ngồi.
Mặc dù đây là một giải pháp tạm thời tốt, nhưng thói quen này có thể tiềm ẩn hình thành các vấn đề có hại theo thời gian, theo trang tin Bright Side.
Có thể có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi ngồi xổm lưng chừng bên trên bồn vệ sinh, các cơ sàn chậu bị căng khoảng 40% và bàng quang không được thư giãn hoàn toàn.
Vì vậy, khi đứng lên, có thể sẽ còn sót nước tiểu lại bên trong. Nước tiểu tồn đọng đó có thể tạo ra vi khuẩn và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn.
Khi phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhiều phụ nữ thường ngồi xổm lưng chừng để tránh chạm vào bệ ngồi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khiến phải đi tiểu nhiều lần
Nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sẽ dẫn đến nguy cơ bị rò rỉ vô tình khi hắt hơi, nhảy, cười hoặc ho. Nó cũng có thể gây kích ứng bên trong bàng quang, dẫn đến cảm giác như thể cần phải đi gấp hoặc thường xuyên hơn so với thực tế.
Tư thế ngồi này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bàng quang dần dần có thể trở nên yếu hơn
Việc ngồi xổm lưng chừng bên trên bồn vệ sinh khiến không thể sử dụng các cơ vùng chậu theo cách tự nhiên. Vì vậy, đi vệ sinh theo cách này thường xuyên là tập cho cơ không được thư giãn, và sau nhiều năm, bàng quang có thể trở nên yếu đi, theo Bright Side.
Còn bạn, bạn có cách nào để "tránh vi trùng" khi đi nhà vệ sinh công cộng?
Vì sao bàng quang không tống hết được nước tiểu ra ngoài? Không tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài có thể khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Bàng quang có chức năng lưu trữ nước tiểu, từ đó giúp kiểm soát quá trình tiểu tiện. Với tình trạng không thể tống hết nước tiểu trong bàng...