NSƯT Quế Trân ‘xuất thần’ khi vào vai cô đào hát
Sau nhiều ngày tập luyện, NSƯT Quế Trân cùng các đồng nghiệp NSƯT Kim Tử Long, Võ Minh Lâm và Minh Trường mang đến cho khán giả những phút giây thăng hoa với vở diễn ‘Cô đào hát’.
Tối 25.8, vở cải lương của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, soạn giả Hoàng Song Việt, được chỉ đạo bởi đạo diễn Hoa Hạ chính thức diễn ra tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Tác phẩm được phóng tác từ truyện ngắn Người đàn bà đức hạnh của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Minh Hy
Buổi công diễn có sự tham dự của các nghệ sĩ cải lương gạo cội như NSND Ngọc Giàu, NSƯT Lê Thiện, nghệ sĩ Phú Quý, MC Trác Thúy Miêu… và đông đảo khán giả. Trong vở diễn này, NSƯT Quế Trân vào vai Cầm Thanh, một cô đào chính được khán giả yêu thích. Nhân vật của Quế Trân có tính cách nhân hậu và sẵn sàng hy sinh bản thân để giữ gìn sân khấu cải lương. Minh Hy
Cô được cả ba kép chính Vân Hạc (Minh Trường), chủ tòa soạn báo Lê Anh Dũng (NSƯT Kim Tử Long) và thầy ký Trần Hữu Liêm (Võ Minh Lâm) yêu mến. Trong đó, Cầm Thanh từng mong muốn kết hôn với Vân Hạc nhưng anh lại không chịu. Còn đối với nhân vật Trần Hữu Liêm, cô lại tìm thấy sự đồng điệu trong nghệ thuật và xem nhau như tri kỷ. Tuy nhiên, nhân vật Cầm Thanh dường như không biết thầy ký cũng có tình cảm với cô. Minh Hy
Sau một lần gặp nạn và được chủ tòa soạn Lê Anh Dũng cứu giúp, cô đã quyết định nên duyên với anh nhà báo này. Nhân vật Lê Anh Dũng có tính ghen tuông nên anh chưa bao giờ đến đoàn cải lương xem vợ biểu diễn. Tuy nhiên, anh vẫn ủng hộ ước mơ và viết bài ca ngợi tài năng của vợ mình. Minh Hy
Vì không thể cứu Cầm Thanh lúc cô gặp nạn và chứng kiến người mình yêu kết hôn với chàng trai khác nên nhân vật Trần Hữu Liêm đã hóa điên. Minh Hy
Sau thời gian chung sống hạnh phúc với chồng, Cầm Thanh được nghe về câu chuyện của người bạn tri kỷ Trần Hữu Liêm nên cô quyết định giấu chồng chăm sóc cho bạn. Minh Hy
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự việc này nhanh chóng bị chồng phát giác, từ đây, hạnh phúc gia đình của nhân vật Cầm Thanh tan vỡ. Minh Hy
Xuyên suốt vở diễn, Quế Trân và các cộng sự liên tục nhận được những tràng pháo tay từ giới chuyên môn và khán giả. Minh Hy
Kết thúc vở diễn, con gái của NSND Thanh Tòng cho biết bản thân từng đắn đo việc nhận vai diễn này vì cô lo lắng mình không thể hoàn thành tốt. Tuy nhiên, sau đó Quế Trân đồng ý và hạnh phúc khi được khán giả ủng hộ. Minh Hy
“Chúng tôi ăn ngủ với vai diễn và được cô đạo diễn Hoa Hạ tập luyện cho rất kỹ. Bên cạnh đó, anh Kim Tử Long cùng Võ Minh Lâm và Minh Trường cũng hỗ trợ cho nhau, dành hết thời gian để cho tác phẩm này được trọn vẹn. Hôm nay, Trân vỡ òa trong hạnh phúc khi khán giả đến xem rất đông và ủng hộ cho từng lời thoại, điệu múa của các nghệ sĩ. Trân xin tri ân đến tất cả quý vị”, cô nói. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ cũng dành vài phút để tưởng nhớ đến NSƯT Vũ Linh, người từng ghi dấu với vai diễn thầy ký Trần Hữu Liêm cách đây 25 năm. Minh Hy
NSƯT Quế Trân sinh năm 1981 là con gái của NSND Thanh Tòng và là thế hệ thứ 5 của đại gia đình cải lương tuồng cổ Bầu Thắng – Minh Tơ. Quế Trân theo nghiệp từ năm 8 tuổi (năm 1989) ở đoàn Đồng ấu Bạch Long. Năm 18 tuổi, Quế Trân giành được giải thưởng Trần Hữu Trang và đến năm 2011 nữ nghệ sĩ chính thức được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú. Những vở cải lương nổi tiếng của cô có thể kể đến như Xử án Bàng Quý Phi, Nhảy múa với quỷ dữ, Bên cầu dệt lụa, Trắng hoa mai, Khúc ly hương…Minh Hy
NSƯT Quế Trân nói gì chuyện nghệ sĩ cải lương đi hát đám ma, đám cưới?
NSƯT Quế Trân có những trải lòng với Thanh Niên về hành trình gắn bó với sân khấu cải lương, đặc biệt là giai đoạn khó khăn khi ba ruột - NSND Thanh Tòng qua đời.
NSƯT Quế Trân sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cô là con gái của NSND Thanh Tòng. Từ bé, Quế Trân đã bộc lộ năng khiếu và giành giải Trần Hữu Trang với vai Thiên Kiều công chúa trong vở Trắng Hoa Mai. FBNV
Chỉ khi đứng trên sân khấu tôi mới được là chính mình
* Chào NSƯT Quế Trân. Chị cảm nhận thế nào về tình hình sân khấu cải lương hiện nay?
- NSƯT Quế Trân: Thời gian qua, tôi nghe tin các nghệ sĩ, các đoàn cải lương hoạt động nhiều. Có các chương trình đầu tư tốt, bán vé khả quan, tôi thấy đó là tín hiệu đáng mừng. Tất nhiên khi so với thời hoàng kim thì mình không thể bằng. Bởi vì cải lương hiện nay phải cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Khán xem cải lương đa số là người lớn tuổi. Gần đây, các nghệ sĩ cũng thu hút được một số khán giả trẻ tuổi. Nhưng với tôi, đây là một quá trình lâu dài theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Tôi thấy đây cũng là sự nỗ lực đáng trân trọng và chúng ta nhận được một tín hiệu vui là các bạn trẻ đang dần quan tâm đến cải lương nhiều hơn.
Trong giai đoạn khó khăn này mà các nghệ sĩ nỗ lực và khán giả phản hồi tích cực như vậy, tôi cảm thấy được an ủi và có thêm động lực. Nhưng để so với thời xưa thì làm sao bằng được. Ngày xưa cải lương gần như độc tôn, ít cạnh tranh và khán giả chỉ mua vé đến rạp mới có thể gặp nghệ sĩ. Còn bây giờ truyền hình có quá nhiều chương trình khác nhau mà người ta có thể lựa chọn xem. Nhiều người ở nhà có thể xem truyền hình, YouTube... cho nên ai còn đến sân khấu mua vé xem cải lương, tôi thấy rất trân quý.
* Quế Trân có thấy mình may mắn khi có cơ hội tiếp xúc với những "cây đa cây đề" của sân khấu cải lương. Nhờ vậy mà chị "cứng nghề" hơn?
- Tôi may mắn vì từ nhỏ được xem ba (NSND Thanh Tòng) và các cô chú biểu diễn. Điều đó hun đúc cho tôi niềm say mê, ao ước được hát hay, nổi tiếng như mọi người. Ngày xưa, sân khấu sáng đèn mỗi ngày nên đêm nào tôi cũng ngồi trong cánh gà xem. Nhờ vậy tôi được học nghề, từ lời ca tiếng hát đến cả những điệu bộ. Sau này lớn lên tôi được tham gia nhiều đoàn, được nghệ sĩ Bạch Long chỉ dạy. Tôi đến đâu cũng được mọi người chia sẻ, hướng dẫn cho mình.
Ở tuổi 42, Quế Trân vẫn miệt mài với các dự án nghệ thuật. Cô gây ấn tượng bởi nhan sắc trẻ trung, giọng hát ngọt ngào. FBNV
* Khi là con nhà nòi, Quế Trân có thấy áp lực không vì dù cố gắng bao nhiêu chị cũng sẽ bị nói nhờ người thân mới nổi tiếng?
- Ai cũng có cội nguồn, nền tảng cả. Khi bước vào ngành nghề nào mình cũng phải học, không học ở trường lớp thì học ngoài cuộc sống. Đến với sân khấu, ai cũng có cho mình những người thầy. Có thể họ không phải là cha mẹ mình nhưng cũng sẽ là những nghệ sĩ nổi tiếng. Người ta thường nói "không thầy đố mày làm nên". Gia đình tôi luôn nhắc nhở đạo lý tôn sư trọng đạo. Dù đó là người thân hay các cô chú, anh chị trong nghề đã hướng dẫn cho tôi mà tôi cảm thấy mình học hỏi được cái hay thì tôi đều tôn trọng và xem như người thầy.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, điều đó tạo cho tôi một nền tảng vững chắc mà tôi không muốn tách rời. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn tri ân những người ở trong cuộc sống làm nghệ thuật vì đã chia sẻ, chỉ dạy cho tôi.
* Hỏi thật trong quá trình làm nghề, có bao giờ Quế Trân bị mất lửa, muốn từ bỏ không?
- Đôi khi không hoạt động nghệ thuật nhiều, tôi cũng có sự lãng quên. Nhưng có một điều lạ là khi bắt tay vào làm các trích đoạn ca cổ trên kênh YouTube, tôi bị cuốn vào và rất đam mê. Tôi được hoạt động ở khía cạnh nào thì cũng muốn làm tốt. Các đài truyền hình có mời thì tôi cũng hăng hái học tuồng và thể hiện chỉn chu nhất. Cái nghề này lạ ở chỗ có nhiều cô chú vì khó khăn trong cuộc sống nên phải tìm một nghề tay trái. Nhưng có làm gì đi nữa thì sau khi ổn định cuộc sống, họ cũng muốn trở về đi hát. Dường như cái nghề này có một sự cuốn hút lạ lùng nên dù đi đâu chúng tôi cũng quay về với cái nôi của mình.
Quế Trân thừa nhận cô từng hụt hẫng, muốn buông xuôi khi cha ruột - NSND Thanh Tòng qua đời. Được sự động viên của gia đình, nữ nghệ sĩ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn để tiếp tục với sự nghiệp nghệ thuật. FBNV
* Sống với cải lương từ bé và được diễn chung với NSND Thanh Tòng, đến khi cha mất, chắc hẳn NSƯT Quế Trân trải qua khoảng thời gian chông chênh?
- Phải nói rằng sự ra đi của ba tôi là một mất mát lớn cho nền nghệ thuật sân khấu cải lương nói chung và cho tôi, gia tộc nói riêng. Những khán giả thân thương cũng thấy tiếc nuối. Dĩ nhiên với bất kỳ người con nào thì sự mất mát của đấng sinh thành là điều khủng khiếp. Lúc đầu tôi cảm thấy hụt hẫng, thậm chí là muốn buông xuôi. Nhưng tôi nghĩ ba và những người trong gia đình muốn gắn bó cuộc đời với sân khấu cải lương. Ba tôi cũng mong con cái theo nghề nên khi nhận được sự động viên của mọi người, tôi dần lấy lại tinh thần. Chỉ khi đứng trên sân khấu, tôi mới thấy mình được là chính mình.
Cái gì tôi thấy mình làm tốt thì mới dám nhận lời
* Thời gian trước Quế Trân xuất hiện ở các chương trình truyền hình nhưng bây giờ lại khá im ắng. Lý do vì sao vậy?
- Gần đây không có nhiều gameshow phù hợp với hình ảnh hay loại hình nghệ thuật tôi theo đuổi. Cho nên đâu phải lúc nào tôi cũng tham gia được. Tôi nghĩ cái nào mình làm tốt thì mới dám nhận lời. Tôi vẫn thường đi diễn ở các tỉnh và quay clip ca cổ cho đài truyền hình. Tôi cũng tham gia một số sự kiện. Trong sự nghiệp làm nghề cũng khó nói ai là người ăn ý nhất với tôi. Đôi khi trong các vở diễn, đạo diễn thường mời nghệ sĩ phù hợp với tính cách nhân vật. Tôi có cơ hội được biểu diễn với nhiều nam nghệ sĩ khác nhau. Tôi thấy ai mình cũng có thể kết hợp để tạo được dấu ấn với khán giả. Thật ra họ đều là những người kinh nghiệm, giỏi nghề.
Quế Trân nói những tín hiệu đáng mừng của sân khấu cải lương thời gian qua là động lực để cô cống hiến với nghề. FBNV
* Ở hiện tại, nghệ sĩ Quế Trân có đặt nặng chuyện cát sê khi đi hát không?
- Cũng tùy thuộc vào tính chất chương trình. Có những chương trình mang tính phục vụ, tôi làm đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình là cống hiến những tiết mục hay, mang đến món ăn tinh thần cho khán giả. Còn về những chương trình thiên về doanh thu hay sự kiện của doanh nghiệp thì ban tổ chức cũng sẽ đánh giá và đưa ra mức thù lao xứng đáng. Chuyện này cũng hơi nhạy cảm nên tôi cũng linh hoạt chứ không phải lúc nào mình cũng cứng nhắc.
* Nghệ sĩ thường ngại hát đám ma, đám cưới. NSƯT Quế Trân cảm thấy thế nào?
- Tôi thấy bây giờ nhiều nghệ sĩ vẫn tham gia mà. Bởi vì quan điểm của tôi là được mang lời ca tiếng hát để phục vụ cho khán giả nên dù là sân khấu gia đình hay sân khấu chuyên nghiệp đi chăng nữa thì cũng bình thường. Nghệ sĩ cũng muốn đến gần gũi hơn với khán giả và khán giả cũng rất quý nghệ sĩ cải lương. Bởi vì chúng tôi không có khoảng cách mà có sự gần gũi với người hâm mộ. Điều đó đi vào lòng khán giả không bởi nghề nghiệp mà còn bởi tấm chân tình mà chúng ta đối đãi với nhau.
* Sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề, có điều gì ở sân khấu cải lương khiến NSƯT Quế Trân phải trăn trở?
- Những ai gắn bó với cải lương cũng có điều trăn trở. Ai cũng ra sức gìn giữ phát triển cải lương. Điều tôi thấy đáng quý là mọi người không bỏ cuộc. Có nhiều nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật họ tìm cách này hoặc cách khác, cố gắng để duy trì cải lương và thu hút khán giả đến với mình. Tôi thấy mừng vì điều đó. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng rất quan tâm đến cải lương. Có nhiều chương trình được đầu tư hoặc những giải thưởng được quan tâm. Đây cũng là cách để chúng ta động viên các bạn trẻ, các đơn vị cố gắng hơn trong hành trình gìn giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
* Cảm ơn NSƯT Quế Trân đã dành thời gian chia sẻ!
NSƯT Quế Trân: "Nghệ sĩ cải lương có lượng khán giả rất chung thủy" Dù còn hoạt động nghệ thuật sôi nổi hay đến tuổi "nghỉ hưu" thì các nghệ sĩ cải lương vẫn nhận được sự quan tâm, yêu mến của đông đảo khán giả. Có thể nói, vị trí của họ trong lòng giới mộ điệu là không thay đổi. NSƯT Quế Trân biết ơn khi khán giả vẫn dõi theo Mới đây, trong một...