NSƯT Phương Hồng Thủy: Tình duyên lận đận, U70 rời xa ánh hào quang, dành thời gian tu tập
NSƯT Phương Hồng Thủy tên thật là Đinh Hồng Đào sinh năm 1960, cô bắt đầu đi theo nghề cải lương từ sớm. Bên cạnh nghiệp ca hát thành công, nữ nghệ sĩ lại có một cuộc đời đầy những chông gai.
Nghệ danh Phương Hồng Thuỷ là do nghệ sĩ nhân dân Phùng Há đặt cho vào cái thời nghề hát vận vào cuộc đời long đong của chị. Vì chị cứ đi hết đoàn này đến đoàn kia với nhiều nghệ danh khác nhau nhưng vẫn mờ nhạt. Thế nhưng, các đồng nghiệp bạn bè vẫn thường gọi chị với cái tên rất đáng yêu là “Cô đào ngậm kẹo”. Dù ăn bo bo thay cơm nhưng chị vẫn tròn lẳn, hai gò má lúc nào cũng phụng phịu, lúc hát trông y chang như đang ngậm kẹo. Có ai ngờ, không chỉ lận đận với nghề nhiều năm liền để có được hào quang trên sân khấu, Phương Hồng Thuỷ gặp nhiều trắc trở trên con đường tình duyên, đến mức muốn rời khỏi thế gian.
Lập gia đình ở cái thời còn son trẻ, mới chập chững vào nghề, Phương Hồng Thuỷ nhớ rõ cuộc hôn nhân kéo dài vỏn vẹn tám tháng rưỡi. Khi ấy, chị còn quá khờ, không cân nhắc kĩ nặng nhẹ của chuyện kết hôn sớm. Suốt khoảng thời gian bên nhau, cả hai chưa từng to tiếng cãi và hay xảy ra bất đồng quan điểm. Hương lửa mặn nồng, chị mang thai hai tháng rưỡi thì chồng chị bỏ ra đi với lí do “hai vợ chồng cùng làm nghề hát thì làm sao đủ tiền nuôi con” và hứa là quay lại rước hai mẹ con. Chị không ngờ sự chia ly này là mãi mãi.
21 t.uổi, Phương Hồng Thuỷ là mẹ và sinh non. Chị bế con theo mỗi chuyến đi hát tỉnh. Một giỏ hoá trang một giỏ sữa kèm tã. Đến sân khấu nào, chị cũng giăng võng, vừa ru con vừa hoá trang để hát. Trong đoàn hát đều thương, cứ ai hát xong xuống sân khấu đều đưa võng dùm. Đứng hát trên sân khấu nhưng chị cứ hồi hộp trước những cơn gió mạnh ùa, không biết có ai kịp che chắn cho con mình hay không? Có một hôm hát ở Xuyên Mộc, nửa đêm ngủ mê, chị không hay có người đã ăn cắp giỏ sữa của con chị. Sáng thức dậy, chị cảm giác cả gia tài như mất sạch. Chị ùa khóc như một đ.ứa t.rẻ.
Cuộc sống quá cơ cực của một bà mẹ trẻ khiến Phương Hồng Thuỷ nghĩ đến chuyện rời khỏi thế gian. Chị dành dụm được hai cây vàng để sẵn trong tủ. Khi giờ diễn kết thúc, chị tắm rửa sạch sẽ và trang điểm thật đẹp, mặc bộ đồ bà ba trắng nằm trên giường rồi uống thuốc để ra đi. May mắn thay, chị đã được cứu sống. Nghĩ lại giây phút đó, Phương Hồng Thuỷ trải lòng: “Đó là phút bồng bột của t.uổi trẻ. Suy nghĩ dở ẹc. Nghĩ lại tôi thấy vừa dại vừa xấu hổ. Khi qua giai đoạn đó rồi thì trời cao đất rộng, hạnh phúc vẫn vẫy chào. Ba mẹ mình sinh mình ra, nuôi mình đến lớn, mình chưa làm được gì cho cha mẹ, sao lại tự huỷ hoại”. Từ đó, chị sống kiên cường hơn. Động lực lớn nhất chính là cô con gái nhỏ. Chị nghĩ, con đã không được gần cha thì bản thân là người mẹ, chị cần bù đắp cho con nhiều hơn.
Cũng nhờ lần đó mà sau này Phương Hồng Thuỷ mới có dịp gặp được người đàn ông đích thực của đời mình. Năm 2004, khi chị cùng nhóm nghệ sĩ đi hát cho một ngôi chùa ở Atlanta (Mỹ), còn anh là phật tử, tình nguyện làm “tài xế” chở nghệ sĩ. Chẳng ai ngờ kết thúc đã có hậu. Ngày chị lấy anh, nhiều người tròn mắt, bao nhiêu người giàu có theo chị sao không lấy, tự nhiên gật đầu về làm vợ một anh thợ máy? Phương Hồng Thuỷ chia sẻ: “Tôi thương anh bởi bản tính hiền lành, thật thà. Hơn nữa, tôi sợ nhất là lấy đại gia vì họ giàu quá, lấy mình về chắc sẽ không cho mình đi hát nữa. Lấy chồng giàu, ra đường cũng phải quần áo, phấn son, trang sức… cho phù hợp với ông chồng. Còn tôi vốn thích sống đơn giản, mộc mạc. Son phấn, lụa là để dành cho những vai diễn trên sân khấu. Màn nhung khép lại, tôi chỉ muốn sống cuộc đời bình dị như tất cả những người phụ nữ bình thường khác”.
Những ai từng biết NSƯT Phương Hồng Thủy với cô đào Cầm Thanh (Cô đào hát), Lan (Lan và Điệp)… chắc chắn khó có thể hình dung hình ảnh NSƯT Phương Hồng Thủy trong đời thường. Nếu không phải đi diễn xa, đều đặn mỗi ngày chị dậy thật sớm, pha cà phê, chuẩn bị bữa sáng tươm tất để ông xã kịp đi làm. Anh bận bịu với công việc suốt ngày, niềm vui của chị là dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc mảnh vườn nhỏ, nơi chị trồng các loại hoa và rau củ. Chị hạnh phúc khi được đi chợ, nấu sẵn những món ăn anh thích để cùng anh ngồi bên mâm cơm nóng hổi mỗi tối sau giờ anh đi làm về. Những lúc phải đi diễn xa, chị chuẩn bị cho anh từng món ăn được chế biến sẵn, đến những bộ áo quần được ủi thẳng thớm.
Phương Hồng Thủy chia sẻ: “Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, suy nghĩ, quan niệm sống của con người thay đổi nhiều lắm. Với chị bây giờ, không nơi đâu yên bình, ấm áp bằng chính gia đình của mình. Người nghệ sĩ vốn nhạy cảm, có thể vui, buồn, đau đớn hay hạnh phúc chỉ vì một lời nói, một cử chỉ của người khác. Có lẽ vì thế, sự đồng cảm, sẻ chia của một nửa còn lại chính là hạnh phúc. Chỉ đơn giản vậy thôi”. Từ ngày có “chú Khương”, cô con gái của chị hiện đang sống bên Úc có thêm một chỗ dựa tinh thần. Mọi chuyện buồn vui, đôi khi còn tìm tới chú nhiều hơn mẹ.
Gặp được tình yêu của đời mình, Phương Hồng Thủy dường như không phải lo toan thêm điều gì. Hiện tại cô đang sống cùng ông xã và 2 người con: cô con gái ruột là Hồng Vân và người con nuôi tên Bảo Châu. Nữ nghệ sĩ cũng từng tiết lộ rằng 2 vợ chồng từng dự định có thêm con nhưng do t.uổi già gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Dù thế cả 2 đều chung sống với nhau rất hòa thuận.
Mười năm chung sống, không chỉ là tình nghĩa vợ chồng, anh chị giờ còn như hai người bạn tri âm, tri kỷ. Vợ chồng chị có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Chị đi diễn xa anh tính từng ngày, còn chị cũng chỉ mong mau về nhà vì lo anh một mình không ai chăm sóc. Hiểu vợ và biết lửa đam mê sân khấu vẫn âm ỉ cháy trong tim chị nên anh luôn tạo điều kiện và động viên để chị yên tâm đi diễn. Mỗi lần về Việt Nam chị đi một mình, nhưng khoảng một tuần trước ngày chị về Mỹ, bao giờ cũng có anh xuất hiện. Anh nói: “Về Việt Nam ai nây đêu háo hức nhưng lúc quay lại Mỹ ai cũng buồn. Một ngày ngồi máy bay chắc chắn vì vậy sẽ dài lê thê. Chi bằng chịu khó bay về Việt Nam để tháp tùng cho bà xã bớt buồn. Coi như cũng là một chuyến về thăm quê hương với vợ vậy mà”.
Nhìn Phương Hồng Thuỷ hạnh phúc rạng ngời ngày hôm nay, thật khó hình dung cuộc đời chị từng đi qua những khúc quanh nghiệt ngã đến mức nghĩ đến chuyện rời khỏi thế gian. Khi bước qua được một biến cố, con người sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Và cũng chính những khúc quanh của cuộc đời càng khiến chị yêu quý, trân trọng hơn cuộc sống hiện tại để biết hài lòng với những gì mình đang có.
NSƯT Diệu Hiền: "Các em, các cháu bây giờ phải nhớ tới má bảy Phùng Há"
"Kế bên tôi là Bạch Tuyết đã hốt hết những gì về nghề nghiệp má bảy dạy rồi. Bạch Tuyết giỏi lắm, cái gì má Phùng Há dạy cũng học theo hết" - NSƯT Diệu Hiền nói.
Các vị Tổ nghề đó có nhiều cách diễn rất hay
Vừa qua, tại chương trình Ký ức vàng son, NSƯT Diệu Hiền đã tâm sự kỷ niệm về người thầy của bà là NSND Phùng Há. Bà nói:
" Hôm nay, tôi vừa có dịp được đứa cháu dắt về rạp Quốc Thanh để thăm lại kỷ niệm ngày xưa, nơi tôi và NSND Bạch Tuyết từng tập tuồng, ăn ngủ ở đó. Tôi đã 78 t.uổi rồi, nếu không tranh thủ đi thăm lại thì mai mốt không đi được nữa. Bởi vậy nên tôi ráng mà đi.
Tới rạp, tôi thấy mọi thứ khác xưa quá, lạ lắm. Nếu để tôi đi một mình, chắc tôi không biết đường. Ở đó cũng có mấy người cùng thời với tôi còn sống. Họ vẫn nhớ tôi và nhắc lại kỷ niệm năm xưa, khiến tôi thấy vui.
Tôi vào rạp mà nhớ lại biết bao con người năm xưa như chú Hoàng Giang, chú Út Trà Ôn, má bảy Phùng Há...
Thời đó tôi diễn tuồng Đời cô Lựu cho rạp nhưng hầu như rạp chưa bao giờ lấy doanh thu làm lời mà để hết tiền cho trẻ mồ côi. Tôi được diễn cùng má bảy Phùng Há, chú Út Trà Ôn. Đó là các vị Tổ nghề của cải lương. Họ truyền dạy cho chúng tôi rất nhiều.
Tôi thấy các vị Tổ nghề đó có nhiều cách diễn rất hay, khôn khéo, đến tôi học cũng còn chưa hết.
Trong cuộc đời đi hát, tôi có nhiều kỷ niệm buồn vui lắm. Tôi muốn kể lại cho khán giả nghe. Nếu không kể, sau này tôi c.hết rồi cũng chẳng ai kể, rồi những câu chuyện sẽ theo tôi đi mãi.
Tôi muốn nhắc các em, các cháu thế hệ bây giờ rằng, nếu đi diễn, được mặc một bộ đồ hóa trang đẹp, lịch sự thì phải nhớ tới má bảy Phùng Há.
Ngày xưa, nghệ sĩ cải lương có tật là hễ lên sân khấu lại vớ bộ đồ xấu nhất, cũ nhất để mặc, không dám mặc đồ đẹp vì sợ bị son phấn, lớp hóa trang rớt xuống, làm dơ bộ đồ.
Má bảy Phùng Há thấy thế không chấp nhận. Má bảo, đã là nghệ sĩ lên sân khấu thì phải chỉn chu, ăn mặc đẹp nhất có thể, phải giữ hình tượng trong mắt khán giả, đừng để khán giả thất vọng khi nhìn thấy mình.
Từ lời dạy đó của má bảy, thế hệ nghệ sĩ trẻ chúng tôi ngày đó mới chịu khó đầu tư may nhiều đồ diễn mới, đẹp. Từ đó, tạo thành thói quen cho các nghệ sĩ cải lương".
Má Phùng Há dạy tôi nhiều về đạo đức
Tiếp đó, Diệu Hiền khoe với khán giả tấm ảnh có ghi những dòng chữ của Phùng Há và xúc động nói:
"Đây là cả gia sản lớn của tôi, thứ mà tôi quý nhất, giữ gìn bao nhiêu năm qua. Tôi đã di chuyển, dọn nhà nhiều lần và để mất nhiều thứ nhưng riêng tấm hình này thì không bao giờ để mất, giữ gìn cẩn thận bằng được.
Trong hình là vị Tổ nghề cải lương, thầy của tôi, má bảy Phùng Há. Tôi đưa bức hình này lên đây để khán giả chụp lại rồi giữ giúp tôi. Tôi lớn t.uổi rồi, sợ mai đây ra đi thì không còn ai lưu giữ nó nữa.
Rồi các em, các cháu sau này lại hỏi Phùng Há là ai. Mọi người cũng không biết nói về Phùng Há thế nào, không biết đó là vị Tổ nghề cải lương.
Tôi muốn chia sẻ thêm về má bảy Phùng Há để mọi người rõ hơn. Thực ra, giọng hát của má không phải quá hay.
Nguyên nhân vì từ khi mới vào nghề, má đã đi hát bội. Trong nghệ thuật cải lương thì hát bội là khó nhất, dễ làm hư giọng, hỏng hơi. Nghệ sĩ hát bội phải la hét rất nhiều mới ra được chất của nhân vật.
Chính điều này khiến má bảy khi chuyển qua hồ Quảng bị mất giọng, hát ồ ề giống giọng đàn ông. Nhưng má có điểm đặc biệt là nói rõ lời rõ chữ, nói chữ nào rõ chữ đó, nói từ trong tim trong phổi nói ra, chứ không phải từ cuống họng, nghe vô cùng da diết, ấn tượng, nội tâm.
Tôi thích nghe má bảy hát kép hơn hát đào, tức là đóng vai nam như Lữ Bố. Má là nữ nhưng diễn kép vô cùng chuẩn mực, từ cách đi đứng tới nói năng.
Chị Thanh Nga đóng vai Điêu Thuyền, còn má Phùng Há đóng Lữ Bố. Chị Thanh Nga ngã ra, má Phùng Há lao tới đỡ. Cách đỡ đẹp vô cùng, đúng chất trang nam nhi đại trượng phu.
Ngoài cách hát, cách diễn, má bảy Phùng Há còn dạy chúng tôi thật nhiều về đạo đức. Tôi chỉ cố gắng học những lời má dạy chứ học theo đạo đức của má thì không nổi.
Hơn nữa, kế bên tôi là Bạch Tuyết đã hốt hết những gì về nghề nghiệp má bảy dạy rồi. Bạch Tuyết giỏi lắm, cái gì má Phùng Há dạy cũng học theo hết".
'Đệ nhất đào võ' Diệu Hiền lên tiếng về chùa Nghệ sĩ Đối với NSƯT Diệu Hiền, chùa Nghệ sĩ là 'nguồn gốc khó quên của cải lương'. Do đó, bà mong muốn nơi này được gìn giữ để các nghệ sĩ trẻ có thể bày tỏ sự tôn kính dành cho bậc tiền bối. Nghệ sĩ Diệu Hiền cho biết chùa Nghệ sĩ là tâm huyết của cố NSND Phùng Há và nhiều đồng...