NSƯT Ngọc Hiệp hé lộ về set quay rùng rợn nhất trong phim ‘Cám’
Hơn một tuần trước ngày ra mắt, phim điện ảnh Cám chính thức công bố thước phim hậu trường (BTS) về quá trình hóa trang những cảnh kinh dị và thiết kế mỹ thuật trong tác phẩm.
Thử thách về hóa trang trong phim Cám
Ở hầu hết các dự án phim kinh dị do đạo diễn Trần Hữu Tấn thực hiện, anh luôn nhấn mạnh phần hóa trang để tạo ra cảm giác chân thực nhất cho các nhân vật. Qua những thước phim đã hé lộ ở trailer chính thức, khán giả có thể thấy tác phẩm có không ít cảnh má.u m.e và rùng rợn cần đến kỹ thuật hóa trang đặc biệt. Đảm nhận phần này trong dự án là chuyên gia hóa trang Chang Belevia, người đã cộng tác với đạo diễn Trần Hữu Tấn ở hai phim trước đó là Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn đã được đón nhận tích cực bởi phần hóa trang ấn tượng.
Với dự án Cám, thách thức lớn nhất với chuyên gia Chang Belevia là phần tạo hình gương mặt dị dạng của Cám (Lâm Thanh Mỹ), vì phải tạo ra một một nửa mặt méo mó với phần mắt chảy xệ. Những phần thêm vào này phải được giữ đồng bộ ở các cảnh quay, cũng như đủ chắc chắn để nhân vật hoạt động thoải mái trong tất cả các cảnh quay. Để có được tạo hình, chuyên gia nghiên cứu từ những trang mạng và những nhân vật có thật.
Phần hóa trang cũng mang đến thử thách đặc biệt cho Lâm Thanh Mỹ khi phải diễn xuất với một bên mắt thật trong nhiều cảnh quay. Cô chia sẻ: “Khi diễn những cảnh cần phải diễn mắt nhiều, cũng như phải khóc nhiều thì nó sẽ khá là cộm. Và mình cũng không có cách nào khác ngoài việc đụng đụng vô cho nó đỡ cộm, và phải chờ hết ngày quay đó thì mới có thể tháo lớp hóa trang”. Mỗi ngày, cô cũng phải đến trường quay sớm một tiếng so với lịch quay để thực hiện phần hóa trang trên mặt.
NSX Hoàng Quân tiết lộ: “Quá trình nghiên cứu phần tạo hình cho Cám mất 3 tháng từ thời điểm nghiên cứu các hình ảnh và đo đạc tỷ lệ gương mặt thật của diễn viên, sau đó diễn viên phải mất 1 ngày để lấy khuôn silicon. Từ khuôn đó, nghệ sĩ hóa trang đặc biệt mới tiến hành đúc các chi tiết trên mặt Cám. Các chi tiết này sẽ được dán lên mặt diễn viên bằng 1 loại keo đặc biệt không gây dị ứng da, sau đó mới tô màu lên thêm, gắn mắt giả và hoàn chỉnh lớp hóa trang trước mỗi lần quay hình. Trong phim gương mặt Cám có sự thay đổi dần theo diễn tiến câu chuyện, nên chúng tôi đã phải làm tổng cộng 3 tạo hình cho Cám. Mỗi một lần hóa trang, chi phí cho một lần lên đến gần 2.000 đô la. Và trong phim, Cám sử dụng tổng cộng 19 mặt nạ cả thảy”.
Thiết kế tái hiện nhà Tấm Cám và cảnh hội đình
Sau Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân tiếp tục thực hiện một tác phẩm mang hơi hướng kinh dị cổ trang. Do đó, phần thiết kế mỹ thuật cũng được chăm chút để khán giả nhanh chóng kết nối với câu chuyện. Bối cảnh quan trọng trong phim là ngôi nhà của gia đình Tấm Cám, nơi xảy ra nhiều tình tiết. Ngôi nhà này gồm có một không gian nhà chính và các khu vực công trình phụ ở phía sau, từ giếng nước cho tới nhà của Cám và các gian nhà phụ.
Phụ trách phần thiết kế là họa sĩ và giám đốc mỹ thuật Bùi Bảo Quốc. Một tháng trước khi toàn ekip bắt đầu ghi hình, anh và đội ngũ thiết kế đã di chuyển ra địa điểm quay ở làng cổ Phước Tích (Huế) để bắt đầu công việc. Việc chia ngăn phòng, chế tạo và sắp đặt các vật dụng, đồ gốm trong nhà theo phong cách và thiết kế xưa đều được tính toán để tạo ra một không gian thuần Việt và phù hợp với địa vị trưởng làng của cha Tấm Cám.
Một điều thú vị trong phần thiết kế là cái giếng, nơi có cảnh gọi cá bống ăn quen thuộc trong truyện Tấm Cám, là được dựng lên chứ không phải giếng thật. Nhà sản xuất Hoàng Quân cho biết ngôi nhà được chọn làm bối cảnh không có sẵn một cái giếng phù hợp để ghi hình, thế nên ê-kíp chọn phương án đào hố xây giếng, cũng như trồng rêu và những cây thân thảo vào để tạo vẻ cổ xưa, thêm dấu án thời gian rêu phong cho giếng.
Set quay đặc biệt thứ 2 của phim nằm ở khu rừng thuộc Quảng Trị, nơi ghi hình cảnh hiến tế. Bên cạnh những khung cảnh phù hợp với không khí rùng rợn của phim, như đã chia sẻ ở tập BTS về bối cảnh, ê-kíp còn làm tăng thêm độ kinh dị nhờ vào phần thiết kế. NSƯT Ngọc Hiệp kể lại trải nghiệm khi ghi hình ở bối cảnh này: “Giữa một cái đầm lầy mênh mông, không có gì hết, cây cối cũng khô cằn, các bạn đã dựng lên một cái bục ở đó trong cái đầm lầy nước. Nước gần như tràn lên bục và xung quanh là những bộ xương khô, đầ.u lâ.u đạo cụ, ở trên lại giăng dây giống như mạng nhện vậy. Nó khiến cho tôi có trải nghiệm rùng rợn như tưởng tượng trong kịch bản”.
Nếu như khu rừng hiến tế tạo cảm giác ớn lạnh, thì phân cảnh hội làng lại mang đến không khí vui vẻ và đông đúc người dân. Cảnh quay này được ghi hình ở đình làng Hà Trung (Quảng Trị). Set quay hội làng bao gồm nhiều khu vực, có hàng quán, gian hàng rồi những khu vực liên quan tới các trò chơi dân gian, như là cờ người, đán.h đu, thổi lửa, đấu vật. Ê-kíp phim muốn tái hiện lại những hoạt động hội hè sôi nổi của người dân làng, qua đó tạo ra không gian để diễn xuất cho một số diễn viên phụ.
Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi ê-kíp Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, từ đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân. Cám là dị bản kinh dị đẫm má.u từ câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, dự kiến khởi chiếu ngày 20/9/2024.
BTS Cám
Làng cổ hơn 500 năm vào phim 'Cám' có gì độc đáo?
Đoàn phim 'Cám' ghi hình trong tháng 3, 4.2024 ở tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị. Nhà sản xuất Hoàng Quân chia sẻ muốn tìm những bối cảnh mới, độc đáo để hiện thực hóa trí tưởng tượng về một dị bản kinh dị của truyện cổ tích Tấm Cám.
Quá trình chọn bối cảnh phim Cám kéo dài khoảng 3 tháng.
Phim Cám được quay tại làng Phước Tích hơn 500 năm tuổ.i với nhiều ngôi nhà cổ còn giữ kiến trúc độc đáo. ẢNH: ĐPCC
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết, phim Cám có 4 bối cảnh chính, trong đó 3 bối cảnh quay ở Quảng Trị, bao gồm: đình làng Hà Trung, đầm sen Trường Phước và rừng tràm ngập mặn.
Đình làng Hà Trung là nơi ghi hình cảnh ngày hội, cũng như một số sinh hoạt quan trọng trong làng. Đạo diễn chọn nơi đây vì còn lưu giữ được nhiều kiến trúc cổ phù hợp cho bộ phim cổ trang. Đình làng Hà Trung sở hữu kiến trúc nhà rường đặc trưng của Việt Nam với hệ thống cột, kèo gỗ chắc chắn. Ngôi đình được bao quanh bởi tường rào, cổng trụ và bức bình phong uy nghiêm, mang đậm dấu ấn thời gian. Điểm nhấn của đình là hệ thống mái ngói cong vút, đầu đao chạm khắc tinh xảo.
Theo Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, làng Hà Trung được tạo lập vào cuối thế kỷ 15. Đến thế kỷ 19, ngôi làng trải qua một cuộc đại trùng tu. Đây được xem là không gian văn hóa đi cùng lịch sử làng, cũng như thể hiện nghệ thuật kiến trúc đình làng của vùng đất này.
Trailer phim Cám
Đầm sen Trường Phước thuộc huyện Hải Lăng, nổi bật với hồ sen bạt ngàn. Đạo diễn Trần Hữu Tấn tiết lộ đoàn phim đã ghi hình 2 cảnh quan trọng ở đây: phân đoạn Tấm, Cám cùng tắm ở ao sen và cảnh quay Tấm có điệu múa trên ao sen.
Còn rừng tràm ngập mặn (thuộc huyện Gio Linh) được chọn vì phù hợp với phân đoạn rừng hiến tế. "Tôi rất thích hình thù co quắp của những cành cây ở đây, lớp vỏ cây lúc nào cũng bong tróc lả tả, cũng như vẻ âm u về đêm. Hy vọng bộ phim sẽ mang đến không khí rùng rợn cho khán giả", Hữu Tấn nói.
Bối cảnh chính còn lại là làng cổ Phước Tích nằm ở Huế, sát với ranh giới tỉnh Quảng Trị. Đạo diễn chia sẻ: "Đây là ngôi làng hơn 500 năm tuổ.i, có nhiều ngôi nhà cổ đậm chất kiến trúc của nhà rường, rất độc đáo. Tôi chọn một trong những ngôi nhà đó cho bối cảnh nhà của gia đình Tấm Cám. Cha của Tấm Cám - Hai Hoàng - là một lý trưởng, có cuộc sống dư dả, có kẻ hầu người hạ. Tuy nhiên nhiều bi kịch đã diễn ra trong ngôi nhà này".
Lâm Thanh Mỹ vào vai Cám trong phim. ẢNH: ĐPCC
Làng cổ Phước Tích được thành lập từ nhiều thế kỷ trước dưới triều Lê, hiện nằm cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía bắc. Đây là ngôi làng cổ thứ hai được nhà nước công nhận, cấp bằng di tích quốc gia, sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Ngoài những ngôi nhà cổ, làng còn có cảnh quan thiên nhiên yên bình với nhiều cây xanh và sông nước, phù hợp để ghi hình một số cảnh sinh hoạt trong làng.
Ngoài ra, một điều đặc biệt thú vị là trong làng Phước Tích có cây thị cổ thụ trên 600 năm tuổ.i mọc từ trước cả khi thành lập làng. Gốc thị cổ này được công nhận là cây di sản và chứng kiến nhiều thăng trầm của ngôi làng. Nhà sản xuất Hoàng Quân cho rằng đây là sự kết nối trùng hợp thú vị, dù đoàn phim Cámkhông trực tiếp ghi hình ở khu vực quanh miếu cây thị này.
Cám là phim điện ảnh được thực hiện bởi ê kíp phim Tết ở làng địa ngục và Kẻ ăn hồn đều do Trần Hữu Tấn đạo diễn và Hoàng Quân làm nhà sản xuất. Đâylà dị bản kinh dị từ truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, với sự góp mặt của dàn diễn viên: Lâm Thanh Mỹ, Rima Thanh Vy, Thúy Diễm, Quốc Cường, Hải Nam, NSƯT Hạnh Thúy, NSƯT Ngọc Hiệp, Mai Thế Hiệp, Thiên Tú, Trần Doãn Hoàng... Phim sẽ khởi chiếu ngày 20.9.
Chàng thơ Trần Doãn Hoàng hạnh phúc vì xuống tóc, nhuộm da cho Bờm thêm bụi đời trong 'Cám' Kể từ khi phim điện ảnh Cám công bố poster và trailer chính thức, chi tiết gây chú ý nhất là mối quan hệ "trên tình bạn" của Bờm và Cám được hé mở. Bên cạnh nhân vật Cám, thằng Bờm của Trần Doãn Hoàng là một vai diễn mới lạ, khác xa với hình tượng chàng thơ giản dị ở các dự...