NSƯT Lê Mai: Mẹ của 3 nữ diễn viên nổi tiếng, từng bị đẩy sang vai phụ, làm đủ nghề kiếm sống
Con gái của NSƯT Lê Mai là NSND Lê Khanh kể lại, bà cứ làm việc quần quật tới một ngày chỉ còn đúng 34kg. Vì quá gầy nên bà không được đóng đào chính, phải đóng đào phụ.
Từ trái qua: NSƯT Lê Mai, nghệ sĩ Lê Vi và Lê Vân
Mẹ ruột 2 minh tinh đình đám
NSƯT Lê Mai sinh năm 1938 tại Hải Phòng, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, nên ngay từ nhỏ bà đã sớm bộc lộ đam mê, năng khiếu và được tạo điều kiện để theo đuổi nghề sân khấu.
Cha của Lê Mai là nhà thơ – kịch tác gia Lê Đại Thanh, từng hoạt động trong Đội kịch Trung ương, cùng thời với nhà thơ Thế Lữ và Song Kim. Ngoài sáng tác văn nghệ, ông cũng từng là giáo viên. Học trò của ông sau này có nhiều người nổi tiếng như nhà văn Nguyên Hồng, nhà văn Nam Cao.
Nghệ sĩ Lê Mai ngày trẻ
Mẹ của bà tên là Đinh Ngọc Anh, con gái một nhà giàu có học đất Hải Phòng, được giáo dục nề nếp về văn hóa. Bà Đinh Ngọc Anh từng là diễn viên kịch trong đoàn kịch Gió Biển của chồng mình (Lê Đại Thanh).
Hai người em trai của nghệ sĩ Lê Mai cũng là những nghệ sĩ có tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó là họa sĩ Lê Đại Chúc và đạo diễn, NSƯT Lê Chức.
Video đang HOT
Như vậy, ngay từ khi sinh ra và trong quá trình lớn lên, nghệ sĩ Lê Mai đã được sống trong môi trường nghệ thuật, gặp gỡ những nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ danh tiếng lúc bấy giờ, lại được cha mẹ rèn giũa đến nơi đến chốn. Máu nghệ thuật cứ thế ngấm vào trong bà như hồn cốt, đam mê.
Những năm tháng tuổi thơ của Lê Mai gắn với mảnh đất cửa biển Hải Phòng, nơi cha mình đã sinh trưởng và hoạt động nghệ thuật gần như cả đời. Đất Hải Phòng ngày ấy cũng là cái nôi của nghệ thuật, nuôi dưỡng nhiều nghệ sĩ tài năng như nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyên Hồng, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn…
Lớn lên, nghệ sĩ Lê Mai theo cha lên Hà Nội nhận công tác ở Đoàn kịch Trung ương – do nhà văn, nhà viết kịch Học Phi khi đó làm Trưởng đoàn. Tại đây, bà được lao động, cống hiến hết mình với nghề sân khấu và phát triển tài năng. Một số vở diễn tiêu biểu của bà là Những người ở lại, Cái máy chém, Lam Sơn tụ nghĩa…
Lê Mai và 3 con gái
Ngoài kịch nói, nghệ sĩ Lê Mai cũng thành công trên lĩnh vực phim ảnh. Bà từng tham gia nhiều phim điện ảnh như Hoa đắng, Hoàng hôn dang dở, Chập cheng… cùng một số phim truyền hình như Vui buồn sau lũy tre, Hoa đắng, Tình yêu không hẹn trước, Bà nội không ăn pizza… Nhờ mảng phim truyền hình, nghệ sĩ Lê Mai để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức nhiều thế hệ khán giả, trở nên quen mặt với công chúng màn ảnh nhỏ.
Trong thời gian làm việc tại Đoàn kịch Trung ương, nghệ sĩ Lê Mai quen và kết hôn với NSND Trần Tiến. Nhưng do những rạn nứt trong quan hệ gia đình, hai người sau này đã ly hôn.
Cả 3 người con gái của nghệ sĩ Lê Mai là Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi đều thành danh trên lĩnh vực nghệ thuật. Trong đó, diễn viên Lê Vân là minh tinh điện ảnh nổi tiếng bậc nhất miền Bắc cuối thập niên 70, NSND Lê Khanh cũng là minh tinh của sân khấu kịch – diễn viên sân khấu trẻ nhất được phong NSND.
Từng bị đẩy khỏi đào chính vì chỉ còn 34kg, phải làm nhiều nghề nuôi gia đình
Tuy thành công và danh tiếng trong sự nghiệp diễn xuất, nhưng ít ai biết NSƯT Lê Mai cũng từng trải qua những giai đoạn khó khăn, khi phải gồng gánh kinh tế để nuôi cả gia đình.
Ngày đó, lương nghệ sĩ của Lê Mai rất thấp, trong khi chồng bà cũng không kiếm được bao nhiêu. Bởi vậy, bà lúc nào cũng phải bươn chải, kiếm được đồng nào đều chăm chút hết cho gia đình, chẳng tiêu pha, ăn uống gì vào bản thân.
Lê Mai và con gái Lê Khanh
Con gái bà là NSND Lê Khanh kể lại, bà cứ làm việc quần quật tới một ngày chỉ còn đúng 34kg. Vì quá gầy nên bà không được đóng đào chính, phải đóng đào phụ.
Không mặc được trang phục sân khấu nên nghệ sĩ Lê Mai phải đan những chiếc áo len thật dày để mặc, sau đó mặc thêm cả áo trần bông để người trông to lên. Lớp cuối cùng mới là áo phục trang.
Diễn xong, bà lại cởi thật nhanh phục trang sân khấu ra để về chăm con. Đi trên đường, mọi người cứ nhìn chằm chằm vào bà. Ban đầu, nghệ sĩ Lê Mai tưởng người ta nhận ra mình là nghệ sĩ nhưng hóa ra mọi người nhìn vì thấy bà đang mặc áo độn. NSND Lê Khanh tâm sự, đó là một tình huống bi hài khiến mẹ cô nhớ mãi.
Kể từ đó, nghệ sĩ Lê Mai quyết định không lên sân khấu hay màn ảnh nữa, lùi lại phía sau, làm tất cả các nghề để nuôi sống gia đình. Tại chương trình Chị chị em em, NSND Lê Khanh từng xúc động khi nói về mẹ: “Mẹ tôi đã chôn vùi ước mơ làm nghệ sĩ để thực hiện ước mơ cho chúng tôi. Hình ảnh của mẹ trong tôi là như thế”.
Thông tin về tang lễ Nghệ sỹ Nhân dân Trần Tiến
Tang lễ NSND Trần Tiến sẽ do gia đình phối hợp cùng Nhà hát Kịch Việt Nam - nơi ông gắn bó, cống hiến suốt từ năm 1954 đến 2012 (khi về nghỉ hưu) tổ chức.
Lễ tang của NSND Trần Tiến sẽ diễn ra vào 9h15 ngày 27/1/2023, tức mồng 6 tháng Giêng năm Quý Mão tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Nghệ sĩ sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ, Bất Bạt, Hà Nội.
NSND Trần Tiến trút hơi thở cuối cùng vào 16h35 ngày 22/1/2023, hưởng thọ 87 tuổi. Nghệ sĩ Lê Vi, con gái út của NSND Trần Tiến đã chia sẻ về thông tin tang lễ của ông trên trang cá nhân: "Rất tiếc phải thông báo với mọi người rằng, bố Trần Tiến của ba chị em Vi đã đi xa mãi mãi ở tuổi 87 vào chiều mùng 1 Tết năm Quý Mão với sự có mặt đầy đủ của cả ba chị em. Tang lễ sẽ được tiến hành vào ngày mùng 6 Tết tức ngày 27/01 /2023 tại nhà tang lễ bộ quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông".
Điếu văn sẽ do NSƯT Lê Chức, em trai của NSƯT Lê Mai (vợ cũ của NSND Trần Tiến) viết.
Theo NSƯT Lê Chức, NSND Trần Tiến biến hóa khôn lường trong nghệ thuật với nhiều thứ bậc xã hội, ngành nghề, tuổi tác, kiến thức, vừa chính diện, vừa phản diện, lại có cả vai diễn trẻ em như vai Ngọ trong kịch vui "Đâu có giặc là ta cứ đi", kịch trong nước và kịch nước ngoài...
Chất diễn hài đối với ông như thiên năng đầy thuyết phục, với các tượng đài nhân vật như: Ông Đại Cát trong vở "Quẫn", vai Cao bồi trong vở "Đứng gác dưới ánh đèn ne - on" vai Đức trong vở "Lửa hậu phương", vai Cậu Jooc "suốt ngày dài lại đêm thâu" ở vở "Thần vệ nữ", vai Nghêu trong vở "N ghêu - Sò - Ốc - Hến", vai cố vấn Trần Trí Tơ trong vở "Nếu anh không đốt lửa".
NSND Trần Tiến hội ngộ con gái và con rể. Ảnh: GĐCC.
"Ông có một tài năng lớn khi thể hiện những hình tượng nghệ thuật của các danh nhân lịch sử như: Đức vua Lý Huệ Tông trong vở "Thái Sư Trần Thủ Độ" và hình tượng danh nhân Nguyễn Trãi... và nhiều vai diễn khác.Trong đó phải kể đến vai diễn đầy ấn tượng Tiên cờ Đế thích trong vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" và các nhân vật hài với ông đều ở mức độ cao của thẩm mỹ", NSƯT Lê Chức nhấn mạnh.
Trong điện ảnh, ông cũng để lại cho đời nhiều vai diễn ấn tượng như vai Chủ Sự trong phim "Nguyễn Văn Trỗi", vai Thầy đồ phim "Thằng Bờm", vai ông bố trong "Tự thú trước bình minh" cùng với con gái NSUT Lê Vân, vai Lý trưởng trong phim "Quan Âm Thị Kính", vai Cố vấn ái tình trong phim "Kén rể"... và nhiều ấn tượng điện ảnh khác...
"Với cuộc đời và nghệ thuật, NSND Trần Tiến có một tâm công lớn là đã cùng với NSƯT Lê Mai tạo sinh ra 3 nữ nghệ sĩ tài danh họ Trần là: NSƯT Lê Vân, NSND Lê Khanh, NSƯT Lê Vi. Ba con gái được nhận, được chia, được nhân lên ở trong mình một phần số phận, một phần tư chất nghệ sĩ và Đức - Trí - Tâm - Tài của bố và mẹ.
Khi nhắc đến ông và bà, mọi người phải nói ngay đến ba cô con gái rượu và ngược lại. Vài năm gần đây, NSND Trần Tiến có tình trạng sức khỏe không tốt, phải có sự trợ giúp của y tế. Cả gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất để ông được chăm sóc và an tâm", NSƯT Lê Chức bộc bạch.
3 chị em nhà Lê Phương: Giống nhau như đúc, tài sắc vẹn toàn Ngoài sự nghiệp phim ảnh thành công, Lê Phương còn có đại gia đình hạnh phúc. Đặc biệt là 2 cô em gái của nữ diễn viên cũng nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Trong những khung ảnh chụp cùng nhau, mọi người đều trầm trồ trước nhan sắc giống nhau như đúc của 3 chị em nhà Lê Phương....