NSND Huy Quang – nhà thơ đi “guốc mộc” – qua đời ở tuổi 79
Họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang vừa rời cõi tạm ở tuổi 79. Không chỉ vẽ, làm thơ, viết báo, NSND Lê Huy Quang có niềm đam mê bất tận với sân khấu.
Hội nhạc sĩ Việt Nam vừa thông báo tin buồn: Họa sĩ, nhà thơ Lê Huy Quang đột ngột qua đời đêm 21/8. Sự ra đi của ông khiến nhiều đồng nghiệp tiếc nuối, thương xót.
Trên trang cá nhân của mình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – đã viết: “Cho dù tôi luôn ý thức rằng: Đã ngoài 50 tuổi, người ta có thể rời cuộc sống này bất cứ lúc nào, huống hồ nhà thơ Lê Huy Quang đã 80 (theo tuổi mụ – PV), nhưng tôi vẫn sững sờ khi nghe tin. Nhà thơ đi guốc mộc rất “nhà quê” ấy là một người “phá phách” trong thơ ca từ những năm đầu tiên của đổi mới.
Người khen ông cũng đông và người phê phán ông cũng không ít. Nhưng ông chẳng để ý gì, cứ thủng thẳng đi qua đời sống này bằng một đôi guốc mộc và rồi đi thẳng tới thiên đường”.
NSND Lê Huy Quang vừa qua đời ở tuổi 79 (Ảnh: Hội Nhạc sĩ Việt Nam).
NSND Lê Huy Quang sinh năm 1944 tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp lớp Trung cấp và Cao đẳng Mỹ thuật trường Nghệ thuật Hà Nội khóa 1966-1973. NSND Lê Huy Quang tốt nghiệp Đại học Sân khấu – Điện ảnh năm 1982.
Từ năm 1976, ông làm báo tại Tạp chí Sân khấu, đồng thời trở thành họa sĩ thiết kế mỹ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam. Ông đảm nhiệm vai trò thiết kế mỹ thuật cho hơn 300 vở diễn cho các đơn vị nghệ thuật sân khấu trong cả nước.
Bên cạnh mỹ thuật, NSND Lê Huy Quang khẳng định tài năng ở lĩnh vực thơ ca. 108 bài thơ, tập hợp sáng tác của ông từ năm 1968-2008 được đặt tên Phải khác. Cái tên bày tỏ quan điểm sống, quan niệm nghệ thuật của ông.
Video đang HOT
NSND Lê Huy Quang đạt nhiều giải thưởng về hội họa, bìa sách, đồ họa, trang trí sân khấu và thơ. Ông nổi tiếng với những tác phẩm thơ như Ảo ảnh đồng quê, Ký ức tuổi thơ, Phố sau mưa…
Đặc biệt, ông sở hữu hơn 20 Huy chương Vàng, Bạc tại các Hội diễn sân khấu toàn quốc. Tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp năm 2010, NSND Lê Huy Quang đoạt giải Họa sĩ xuất sắc nhất cho thiết kế mỹ thuật của vở Hồ Chí Minh – Hồi ức màu đỏ (Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế).
Ông là Thư ký tòa soạn của Tạp chí âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam). Năm 2008, ông cho ra mắt tập thơ mang tên Phải khác, tập hợp 108 sáng tác của ông từ năm 1968-2008.
Dàn nghệ sĩ hàng đầu biểu diễn trong đêm nghệ thuật 'Đàn chim Việt'
Tối 20/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đàn chim Việt', nhằm kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt" nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao.
Chương trình nghệ thuật sử dụng những bản phối mới và nhiều thủ pháp nghệ thuật hiện đại, với quy mô lớn diễn ra cả trong và ngoài Nhà hát Lớn, mang tới cho khán giả một đêm nhạc đáng nhớ, đồng thời là điểm nhấn trong tháng Tám lịch sử và chào đón Lễ Quốc khánh 2/9.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự chương trình Nghệ thuật đặc biệt "Đàn chim Việt" tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Hơn 300 nghệ sĩ biểu diễn chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao, với gần 20 tác phẩm nổi tiếng của ông ở cả ba thể loại tình ca, hành khúc và trường ca, mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc.
Chia sẻ tại chương trình, Thiếu tướng, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã chuẩn bị một năm nay, các nghệ sĩ tham gia rất đông, ai tham gia cũng thấy vinh dự khi được đóng góp tất cả tài năng, được cống hiến trong đêm nhạc đặc biệt, trong 100 phút đáng nhớ".
Cố nhạc sĩ Văn Cao được mệnh danh là "cây đa, cây đề" trong nền nghệ thuật nước nhà. Cả cuộc đời ông gắn liền với công việc sáng tác nghệ thuật và truyền cảm hứng tới nhiều thế hệ.
Tại chương trình, nhạc sĩ Văn Thao (con trai cố nhạc sĩ Văn Cao) cho biết: "Ông (nhạc sĩ Văn Cao) thường viết nhạc, đọc sách, tập đàn vào ban đêm. Ông làm việc rất say mê. Những ca khúc viết xong, ông đều cất đi, không nghĩ tới nó nữa. Sau một thời gian, ông lấy ra xem lại. Khi xem lại, ông thấy sáng tác của mình vẫn cho ông cảm xúc, lúc đó ông mới cho ra tác phẩm".
Chương trình nghệ thuật đã mang đến cho khán giả, những người yêu nhạc Văn Cao nhiều cảm xúc, là món quà ý nghĩa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao.
Chương trình Nghệ thuật đặc biệt "Đàn chim Việt" diễn ra từ lúc 20h00 tối 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tham gia biểu diễn trong chương trình là hơn 300 nghệ sĩ, trong đó có nhiều giọng ca tên tuổi: NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, NSUT Thanh Lam, NSUT Đăng Dương, ca sĩ Ánh Tuyết, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Tùng Dương...
Nhiều chương trình nghệ thuật được biểu diễn nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao.
Tiết mục song ca giữa NSND Quang Thọ và NSND Quốc Hưng.
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn.
Những nữ ca sĩ duyên dáng bên tà áo dài trên sân khấu.
Nghệ sĩ Đăng Dương góp mặt trong chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt".
Các tiết mục nghệ thuật được lựa chọn kỹ lưỡng tại chương trình nhằm kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Văn Cao mang lại cảm xúc đặc biệt cho khán giả tham dự.
Lời chúc mừng năm mới bằng âm nhạc của Ngô Tự Lập Cái tên Ngô Tự Lập thường được nhắc đến với tư cách là một nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu tư tưởng, là tác giả của nhiều cuốn lý luận đáng đọc. Nhưng còn có Ngô Tự Lập trong những lĩnh vực khác. Bài này sẽ chấm phá về Ngô Tự Lập âm nhạc, một hội viên thú vị của Hội Nhạc...