Nơi những chiếc túi mang tính biểu tượng được tôn vinh và ghi nhớ mãi mãi
Túi xách là một phụ kiên lâu đời và đã chứng minh được tầm quan trọng cũng như địa vị trong thời trang . Triển lãm Inside out là một sự tái khẳng định điều này cũng như tiết lộ cái nhìn về tương lai của loại phụ kiện này.
Trong thế giới phụ kiện , túi xách từ lâu đã trở thành món đồ chính được ưa chuộng. Tuy nhiên trước nay hầu như chưa có một triển lãm lịch sử túi xách thế giới cho đến khi triển lãm Túi xách: Inside Out tại London ra đời,
Với hơn 300 đồ vật, triển lãm khám phá các mối liên hệ giữa nghề thủ công, mục đích và địa vị từ thế kỷ 16 cho đến ngày nay. Phong cách thiết kế riêng biệt từ những chiếc món đồ mang tính biểu tượng bao gồm chiếc túi Hermès Birkin lần đầu tiên thuộc sở hữu của chính Jane Birkin cũng như vô số loại va li, hộp đựng đồ trang điểm và thậm chí các túi xách dành cho quân sự.
Được tổ chức và phân loại theo chủ đề, triển lãm bắt đầu với khu vực dành cho chủ đề Chức năng và Tiện ích, tập trung thực tế vào việc sử dụng phụ kiện để chứa đồ từ mỹ phẩm và vật lưu niệm cho đến tiền bạc và tài liệu. Tại đây, hộp đựng công văn của tùy viên Vivien Leigh và hộp công văn cá nhân của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill xuất hiện một cách đặc biệt. Một điểm nổi bật khác là chiếc rương Louis Vuitton của Emilie Grigsby từ đầu những năm 1900. Mang thương hiệu và dấu ấn từ những chuyến du hành trên tàu biển, nó mang đến một cái nhìn trực quan về lịch sử và sự hùng vĩ của một thời đại đã qua.
Sau đó, ảnh hưởng của người nổi tiếng, chính trị và các tầng lớp xã hội là chủ đề của phần tiếp theo của triển lãm, Địa vị và Bản sắc. Khu vực triển lãm này bao gồm túi Hermès Kelly và túi Lady Dior, được đặt tên theo Grace Kelly và Công nương Diana.
Những chiếc túi “It bag” đương đại cũng là tâm điểm đặc biệt với một đại diện là chiếc túi Fendi Baguette được Sarah Jessica Parker đeo và bị đánh cắp trong một trong những cảnh phim khó quên nhất của ‘Sex and the City’. ” Sự ảnh hưởng của người nổi tiếng bùng nổ vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000″, người phụ trách triển lãm, Tiến sĩ Lucia Savi giải thích về những mẫu túi mang tính biểu tượng: “Túi xách của các thương hiệu độc quyền như Fendi, Dior, Prada, Mulberry, và Chloé được báo chí thời trang mệnh danh là “It bag”. Những chiếc túi được săn đón nhiều, thường là những phiên bản giới hạn hoặc phân phối dưới sự kiểm soát, sự khan hiếm rõ ràng của chúng đã biến chúng thành những món đồ mang tính biểu tượng và đáng thèm muốn”.
Những chiếc túi biểu tượng được mệnh danh là “It-bag” của thập niên xưa.
Sự hoài cổ một lần nữa được truyền cảm hứng từ chiếc túi Louis Vuitton Monogram Miroir Speedy bằng vàng của Marc Jacobs từng được Paris Hilton và Kim Kardashian giúp phổ biến ra thế giới . Chúng ta cũng có thể tìm thấy những chiếc túi mang tính biểu tượng khác như túi Mulberry Bayswater và Alexa từ các bộ sưu tập riêng của Kate Moss và Alexa Chung xuất hiện từ các mùa trước, đồng thời các túi mang khẩu hiệu “I am NOT a Plastic Bag” của Anya Hindmarch và “My Body My Business” của Michele Pred cũng được giới thiệu.
Tiến sĩ Savi nói: “Điều quan trọng là mỗi món đồ được trưng bày phải nói lên một phần của câu chuyện tổng thể. Một trong số đó là chiếc túi xách Margaret Thatcher’s Asprey. Trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh, chiếc túi xách của bà đã trở thành một biểu tượng dễ nhận biết của cả nữ tính và quyền lực, được gọi là ‘vũ khí bí mật’ của bà”.
Tay nghề thủ công là trọng tâm cuối cùng của triển lãm, khám phá cả những quy trình hàng thế kỷ và sự khéo léo của hiện đại. Bản phác thảo, nguyên mẫu và thậm chí là chiếc bàn của của thợ may cung cấp thông tin chi tiết về việc chế tạo túi. Các chi tiết phức tạp của chiếc ví bằng bạc thế kỷ 17 và hộp đựng có chữ thêu bằng rơm được thể hiện một cách chi tiết, cũng như chiếc túi đeo bằng kim loại mang tính biểu tượng của Paco Rabanne và chiếc túi Fabergé Egg lấp lánh của Judith Leiber. Chiếc túi thử nghiệm của Thom Browne được tạo hình theo hình con chó Hector của ông được trưng bày cùng với túi Chanel’s Lait de Coco được lấy ý tượng từ hộp sữa.
“Làm túi là một quá trình phức tạp. Từ bản phác thảo sáng tạo đến bản vẽ kỹ thuật chính xác, từ nguyên mẫu đến sàn catwalk , mọi công đoạn đều đòi hỏi sự suy nghĩ kỹ lưỡng. Dù được làm từ vật liệu tự nhiên, tổng hợp hay tái chế, túi xách đều có một điểm chung, mỗi mẫu thường chỉ có một chiếc kích thước tiêu chuẩn. Đặc điểm này đã được báo trước là yếu tố then chốt tạo nên thành công của những chiếc túi xách”, những nhà tổ chức cuộc triển lãm nổi tiếng chia sẻ.
Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự gia tăng hợp tác giữa nghệ sĩ và nhà thiết kế, chẳng hạn như dự án của Valextra với Bethan Laura Wood và vali International Woman của Tracey Emin cho Longchamp. Các tác phẩm lai giữa thiết kế nghệ thuật đáng nhớ khác cũng có trong sự hợp tác graffiti của Vuitton với Stephen Sprouse và phong cách nghệ thuật đại chúng với Takashi Murakami, và túi tote nước sơn “Real” Gucci của Alessandro Michele cùng nghệ sĩ Trevor Andrew hay còn gọi là Gucci Ghost.
Chiếc túi hình con chó nổi tiếng của Thom Browne.
Tương lai của những chiếc túi cũng dự đoán sự đổi mới, thường là những vật liệu thân thiện với môi trường như trong ba lô của Stella McCartney được làm từ vật liệu tái chế và túi của Elvis và Kresse được làm từ vòi cứu hỏa ngừng hoạt động. Tiến sĩ Savi nói: ” Tính bền vững là một yếu tố quan trọng đối với toàn bộ ngành công nghiệp thời trang ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người. Các nhà thiết kế có trách nhiệm thiết kế và sáng tạo không chỉ để giới thiệu các sản phẩm thời trang mới mà còn phải bảo vệ môi trường”.
Túi sẽ tiếp tục phát triển như thế nào dựa trên quá khứ, dựa vào kỹ thuật và thủ công được mài dũa cẩn thận trong nhiều thế kỷ, đồng thời tìm kiếm tính thẩm mỹ mới. Triển lãm Túi xách: Inside Out cung cấp một cái nhìn về sự phát triển đó và vô số ảnh hưởng đã khiến túi xách trở thành phụ kiện không thể thiếu của chúng ta hôm nay.
Hãng Chanel, Louis Vuitton tiếp tục tăng giá giữa mùa dịch Covid-19
Trong tháng 10, túi xách và mặt hàng da của thương hiệu Pháp tăng giá từ 10% đến 22%.
Theo trang Reuters, Chanel đã tăng giá lần thứ 2 trong năm 2020. Thương hiệu Pháp chia sẻ vào ngày 6/11 về hành động này khi hãng cố gắng tìm cách bảo vệ lợi nhuận trước sự bùng nổ của dịch Covid-19.
"Hậu quả của những biến động tỷ giá hối đoái đáng kể gần đây giữa đồng euro và USD. Những điều chỉnh về mức giá được thực hiện ở các quốc gia cần thiết và đảm bào rằng mặt hàng của Chanel bán với giá thành tương đương trên toàn thế giới", nhà mốt Pháp nói trước truyền thông.
Thương hiệu Chanel tăng giá lần thứ 2 trong năm 2020. Ảnh: BOF.
Thương hiệu tăng mức giá của túi xách và các mặt hàng da hơn 5% so với hồi đầu tháng 5. Tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các sản phẩm có giá thành tăng 10-22%.
Chanel cho biết rằng đã giảm khoảng cách giữa giá cả ở thị trường châu Á và các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng theo ghi nhận của nhiều chuyên gia, một mặt hàng tương đương bán ở Trung Quốc thường cao hơn 30% so với châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết thêm rằng khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ tiếp tục tăng giá trong năm nay. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ là giải pháp tạm thời và sẽ có giới hạn cụ thể về số lần tăng giá khi hoạt động du lịch quốc tế trở lại bình thường, các thương hiệu bắt buộc phải điều chỉnh lại.
Người mua xếp hàng chờ đợi tại cửa hàng của Louis Vuitton. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng 5, các mẫu túi kinh điển của Chanel có mức tăng mạnh. Mini flap bag tăng 25%, trong khi Chanel square mini hơn 27,4% - mức tăng cao nhất trong năm 2020 của hãng. Những dòng túi xách khác như Small classic flap và Reissue 224 có mức tăng 21%.
Louis Vuitton đã 2 lần tăng giá túi xách kể từ đầu năm nay. Một lần vào tháng 3 khoảng 3% và tháng 5 tăng 5% cho toàn bộ dòng túi xách.
Ví dụ như mẫu Onthego GM tote tăng hơn 210 USD trong vòng 3 tháng, những món đồ phom dáng cổ điển như Neverfull, Speedy và Alma cũng hơn 60-70 USD so với hồi đầu năm.
Zuzanna Pusz - trưởng bộ phận nghiên cứu thời trang xa xỉ châu Âu tại UBS - cho biết: "Đối với lĩnh vực đồng hồ, các hãng muốn tăng giá và tiếp tục phát triển hàng hóa đa dạng. Nhưng khi sự bùng nổ kinh tế kết thúc, nhiều công ty phải xem xét lại giá cả và cấu trúc sản phẩm của họ".
Theo tờ Vogue, việc tăng giá là biện pháp hiệu quả để cân bằng về các khoản thiệt hại của thương hiệu. Tuy nhiên, tăng đến mức nào và trong bao lâu là câu hỏi mà hãng phải suy nghĩ để có những quyết định đúng đắn, đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu.
Việc tăng giá thành sản phẩm là cách để cách thương hiệu vượt qua thời điểm dịch Covid-19. Ảnh: Milled.
7 mẫu túi xách sành điệu đựng vừa iPhone 12 Những kiểu túi này vừa là món phụ kiện thời thượng, vừa giúp bạn cất điện thoại mỗi khi ra ngoài. Louis Vuitton Toiletry Pouch 26 (520 USD): Kiểu túi in họa tiết monogram nổi tiếng của nhà mốt Pháp. Sản phẩm hình chữ nhật cổ điển phù hợp cho cả nam lẫn nữ. Túi có một ngăn duy nhất, vì thế bạn...