Nơi lưu giữ bộ xương người tiền sử hơn 7.500 năm
Bảo tàng giữa đại ngàn Cúc Phương là nơi trưng bày, lưu giữ hàng chục nghìn mẫu vật hệ sinh thái về động, thực vật…
Nơi đây lưu giữ bộ xương hóa thạch của người tiền sử đang nằm ôm gối cách đây hơn 7.500 năm.
Vườn quốc gia Cúc Phương (VQG) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm ở Nho Quan, Ninh Bình. Vườn có diện tích 22.200ha với hệ động thực vật phong phú, đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.
Cúc Phương là VQG đầu tiên của Việt Nam, là địa điểm khảo cổ, nghiên cứu khoa học. Nơi đây được Tổ chức World Travel Awards bầu chọn và vinh danh là VQG hàng đầu châu Á trong 5 năm liên tiếp 2019-2023.
Bảo tàng giữa rừng Cúc phương
Bảo tàng Cúc Phương nằm trong khuôn viên VQG Cúc Phương đóng trên địa bàn xã Cúc Phương. Nơi đây lưu giữ và bảo quản hơn 50 mẫu khảo cổ học, 122 mẫu ngâm, 82 mẫu động vật, 2.900 mẫu côn trùng các loại và hơn 12.000 mẫu tiêu bản thực vật.
Khu vực tầng 1 của bảo tàng là tháp bướm với hơn 350 mẫu vật từ bướm kết thành một con bướm khổng lồ, tầng 2 được chia thành nhiều phòng với hệ động vật, thực vật, côn trùng, trưng bày truyền thống văn hóa và khảo cổ. Đặc biệt, nơi đây cũng lưu giữ bộ xương hóa thạch của người tiền sử đang nằm ôm gối cách đây khoảng hơn 7.500 năm…
Các mẫu vật chủ yếu từ những vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép được cứu hộ không thành công
Có nhiều mẫu vật là linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao
Video đang HOT
Ở Cúc Phương có khoảng 16 loài ốc (chủ yếu là ốc đá) sinh sống
Ở Cúc Phương có khoảng gần 400 loài bướm sinh sống
Chị Hoàng Thị Quyên, nhân viên bảo tàng cho biết, bảo tàng Cúc Phương được thành lập năm 1973 với mục đích ban đầu là lưu trữ mẫu vật phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đến tháng 8/2020 bảo tàng mới chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Cũng theo chị Quyên, một phần mẫu vật thu tại vườn để phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu khoa học và có rất nhiều mẫu vật tiếp nhận từ những vụ buôn bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép trên toàn quốc mà khi cứu hộ về các trung tâm không thành công (động vật chết – PV). Vì vậy, các mẫu vật được đưa vào bảo tàng trưng bày nhằm tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và khách du lịch về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ thiên nhiên.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy hóa thạch của bò sát răng phiến (bò sát biển sống ở kỷ Trias cách đây khoảng 230 triệu năm) trên một vách đá ở xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)
Bộ xương hóa thạch của người tiền sử Việt Nam nằm ôm gối cách đây khoảng hơn 7.500 năm vẫn còn nguyên vẹn
Hệ thống trưng bày là một vòng tuần hoàn từ khi trái đất được hình thành đến sự phát triển của sự sống cho đến ngày nay
Đây cũng là địa điểm nghiên cứu, tham quan học tập cho chuyên gia và học sinh, sinh viên
“Điều đặc biệt hệ thống trưng bày ở bảo tàng Cúc Phương là một câu chuyện tiến hóa của tự nhiên, từ khi trái đất được hình thành đến sự phát triển của sự sống cho đến ngày nay”, chị Quyên cho hay.
Tại bảo tàng Cúc Phương đang có 2 mẫu vật hổ bengal được tiếp nhận từ một vụ buôn bán động vật xuyên quốc gia bằng đường hàng không do Chi cục Kiểm lâm Cần Thơ và Công an Cần Thơ phối hợp bắt giữ.
Vụ "đưa con đi chữa bệnh, nhận về hũ tro": Nơi điều trị không có thật
Đến nay, vụ việc gia đình ở Thừa Thiên Huế chi 600 triệu đồng gửi con lên Lâm Đồng chữa bệnh nhưng sau vài ngày đau đớn nhận lại hũ tro cốt" đang được dân tình hết mực quan tâm, theo dõi.
Trong đó có rất nhiều điểm nghi vấn và khó hiểu xoay quanh cơ sở mà anh N. thuê để chữa bệnh chậm phát triển cho con.
Vì vậy, mới đây, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Phòng LĐTB&XH TP.Bảo Lộc xuống kiểm tra, giám sát địa chỉ này.
Anh N. - bố em bé làm đơn tường trình về toàn bộ sự việc. (Ảnh: Dân Trí/Pháp Luật và Bạn Đọc)
Trao đổi với VTC News, đại diện Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trình báo, đơn vị đã tiến hành điều tra, rà soát và phát hiện không có cơ sở nuôi dạy trẻ chậm phát triển, khiếm khuyết nào nằm ở địa chỉ đường Phan Châu Trinh (TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Đáng nói cũng không có người nào tên L.M.Q. (sinh năm 1977, trú tại đường Nguyễn Bính, phường Xuân Phú, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện sinh sống tại Lâm Đồng) liên quan đến cơ sở nuôi dạy trẻ chậm phát triển, khiếm khuyết được cấp phép.
Theo đại diện Sở LĐTB&XH tỉnh Lâm Đồng, đến nay, đơn vị này mới chỉ cấp phép cho 2 nơi tại TP. Bảo Lộc thực hiện nuôi dạy trẻ khiếm khuyết, chậm phát triển. Tuy nhiên đều không phải địa chỉ nêu trong đơn trình báo.
Người đại diện Sở cũng thông tin với báo chí: " Sáng nay, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh đã chỉ đạo Phòng LĐTB&XH TP.Bảo Lộc cho anh em xuống địa chỉ đường Phan Chu Trinh để xem ông L.M.Q. và địa chỉ này như thế nào, nuôi bao nhiêu người... Trên phương diện quản lý nhà nước, không có giấy phép nào có tên của ông L.M.Q, còn ông này là dân ở đâu đến hay gia đình thoả thuận thì chúng tôi không nắm".
Căn nhà nơi anh N. gửi con đến điều trị bệnh. (Ảnh: Người Lao Động/Zing News)
Mất con, anh N. vô cùng đau lòng. (Ảnh: Người Lao Động)
Chia sẻ với VTC News, anh N. cho biết gia đình rất mong cơ quan chức năng có thể sớm điều tra sự ra đi bất thường của con trai anh là cháu N.L.M.Q. (sinh năm 2019). Cũng theo lời anh N. kể lại, anh và L.M.Q. (người anh N. gửi gắm chữa bệnh cho con) quen biết nhau cách đây vài năm, thông qua một người bạn cùng chơi cây cảnh.
Khi nghe Q. giới thiệu mình từng chữa khỏi bệnh cho nhiều em nhỏ chậm phát triển, anh N. đã liên hệ với Q. để tìm cách chữa bệnh cho con do bé chậm biết nói, biết đi hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Ông Q. đã lập tức đồng ý, đồng thời khẳng định trong vòng 2 năm sẽ chữa khỏi bệnh cho con anh, tuy nhiên gia đình phải đưa bé đến cơ sở điều trị nội trú ở TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) với mức phí ứng trước 600 triệu đồng.
Khi đó, ông Q. còn nói rằng con trai anh N. sẽ được điều trị ở khu điều trị nội trú là căn biệt thự độc lập, có bể bơi và ê-kip chăm sóc riêng, gồm 1 tài xế riêng, 1 ô tô chở cháu đi lại, 1 cô chuyên về nấu ăn dinh dưỡng, 1 trợ lý chăm sóc... Trước lời quảng cáo đó, anh N. đã tin tưởng theo và gửi gắm con trai cho ông Q. chữa trị vào ngày 3/3/2022 tại một khách sạn ở TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Sự việc có rất nhiều điểm nghi vấn khiến gia đình anh N. vô cùng bức xúc. (Ảnh: Zing News/ Người Lao Động)
Trong đám tang cháu Q., vợ chồng ông Q. cũng đã đến để thắp nhang. (Ảnh: Người Lao Động)
Do có khiếm khuyết ở chân nên ông Q. đi lại rất khó khăn. (Ảnh: Người Lao Động)
Trong suốt thời gian bé Q. được gửi đi, gia đình anh N. cũng không được phép tìm gặp con hay biết địa điểm nơi con chữa bệnh. Mọi trao đổi giữa gia đình và ông Q. đều diễn ra qua mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi con đến nơi gọi là "cơ sở điều trị", anh N. đã nhận được thông báo bé mắc Covid-19, đang phải điều trị. Thời gian ngắn sau, ông Q. tiếp tục nói bé đã khoẻ lại, gia đình chuẩn bị gửi quần áo mới lớn hơn lên vì con tăng cân.
Tuy nhiên, đến ngày 27/3/2022, vợ chồng ông Q. ra Huế giao cho vợ chồng anh N. hũ tro cốt, nói là của con trai anh. Đồng thời xin trả lại 600 triệu đồng đã nhận trước đó và lo toàn bộ chi phí làm hậu sự. Anh N. bức xúc nói với VTC News: "Hôm đó, ông L.M.Q cho biết cháu bị mắc Covid-19, ra đi lúc 3 giờ ngày 25/3/2022. Sau khi cháu mất, ông L.M.Q mang hũ tro cốt đưa ra Huế bằng ô tô cá nhân. Trong suốt thời gian cháu mất đến khi đưa tro cốt ra Huế, gia đình chúng tôi hoàn toàn không có thông tin gì".
Anh cũng phân tích thêm: " Ông Q. từng bị va chạm giao thông, đi lại bằng 2 nạng. Vậy ai là người giúp ông này đưa cơ thể của con tôi lên xuống xe, ai giúp ông Q. xử lý cơ thể cháu? Tôi rất đau buồn và muốn cơ quan công an sớm làm rõ sự việc". Đáng chú ý, việc cháu Q. ra đi không hề có sự xác nhận từ phía bệnh viện hay cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Anh N. rất mong cơ quan chức năng sớm điều tra rõ vụ việc. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trao đổi với báo chí, đại diện Công an TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị đã chuyển hồ sơ, đơn thư tố giác cho Công an tỉnh Lâm Đồng giải quyết theo thẩm quyền.
Ngày 16/8, Thượng tá Phan Khắc Đức - Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng - cũng đã ký quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin anh N. nghi ngờ ông Q. có hành vi tác động đến con trai mình do "chưa có kết quả giám định và đã yêu cầu cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng nhưng chưa có kết quả".
Ngày 9/9 vừa qua, gia đình anh N. cũng đã mang những mẫu vật cần thiết đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng để giám định ADN phục vụ công tác điều tra.
Gia đình đã tiến hành làm hậu sự cho cháu Q. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Hiện tại, vụ việc vẫn đang được dư luận hết mực quan tâm. Rất nhiều người khi biết đến câu chuyện đã gửi lời chia buồn đến gia đình anh N.
Gia đình anh N. đã chấp nhận bỏ một số tiền lớn để đưa con đi điều trị bệnh, mong bé có thể sớm khoẻ lại. Thế nhưng, những gì nhận được lại quá đỗi xót xa. Anh không chỉ mất con mà còn không được biết bé ra sao, đã trải qua những ngày như thế nào. Là người cha, người mẹ, điều đó là một nỗi đau quá lớn. Vì vậy, dù có thế nào anh cũng muốn làm rõ sự việc. Mong rằng sự thật sẽ sớm được tìm ra.
Gia Lai: Người nhà đã xác định danh tính hai bộ xương phát hiện trong rừng Ngày 28/8, Công an tỉnh Gia Lai đã làm việc với người được cho là mẹ và bà nội của 2 bộ xương người (2 bộ xương được xác định là cha - con, trú tại Đăk Lăk) được phát hiện tại khu vực rừng do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đăk Rong quản lý (thuộc làng Kon Von...