Nơi được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”, cách thành phố Huế khoảng 70km, nhiều người bất ngờ vì chưa hề nghe tên
Cách trung tâm thành phố Huế về phía Tây khoảng 70km, du khách sẽ tìm đến được điểm đến được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”, hay “Tây Bắc của xứ Huế”…
Nhắc đến loạt điểm đến du lịch nổi bật ở khu vực miền Trung nước ta, phần đông các du khách sẽ đều nghĩ ngay tới những bãi biển có làn nước trong xanh, cùng bờ cát trắng mịn… Tuy nhiên không chỉ có vậy, những địa phương miền Trung còn chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc hơn thế mà nhiều người chưa hề biết và khám phá tới. Chúng có thể nằm cách khu vực trung tâm một quãng đường, du khách tới đây sẽ cần thêm thời gian di chuyển, tuy nhiên kết quả nhận được vô cùng xứng đáng.
Địa điểm sau đây là một ví dụ như thế. Thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giữa lòng xứ Huế mộng mơ, đó là huyện A Lưới. Huyện cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km về phía Tây. Một du khách mới đây chia sẻ trên diễn đàn du lịch rằng: “A Lưới là một cái tên chắc còn xa lạ với nhiều người. Và ngay cả với chính mình, một người yêu Huế vô cùng và đã ở Huế không biết bao nhiêu tháng ngày cũng vậy”.
Ảnh Xây dựng số.
A Lưới thực chất là một huyện vùng cao của xứ Huế, nằm trong khu vực dãy Trường Sơn Bắc, ở độ cao 600 – 800m so với mực nước biển. Cổng thông tin điện tử địa phương giới thiệu, để tới được đây, du khách sẽ cần đi qua những cung đường đèo khúc khuỷu, uốn lượn như thử thách tay lái. Thậm chí có những đoạn như đèo A Co, một bên là vách núi dựng đứng, bên còn lại là vực sâu thăm thẳm.
Song sau khi chinh phục được đoạn đường “khó nhằn” đó, du khách sẽ được đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Trên toàn bộ hành trình, du khách cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những dòng suối nhỏ vắt ngang cánh rừng bên dưới, núi non trùng điệp bao quanh, những rặng cây mọc san sát hay những thung lũng với cảnh “núi ôm mây, mây ấp núi” huyền ảo…
A Lưới là một huyện vùng cao của xứ Huế (Ảnh Báo Lao Động).
Một đoạn đường dẫn lên A Lưới (Ảnh Báo Lao Động).
Cũng bởi đặc điểm về vị trí và địa hình và thời tiết A Lưới cũng khác biệt so với đa phần còn lại của Huế. Tại đây có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, khí hậu quanh năm mát mẻ. Bầu không khí luôn trong lành bởi nằm tách biệt với phố thị xô bồ. Hiện nay, A Lưới còn là nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số như người Cơ Tu, người Tà Ôi, người Vân Kiều…
Chính bởi những đặc điểm trên, A Lưới khác hoàn toàn với những gì mọi người thường tưởng tượng về một xứ Huế thanh bình, yên ả. Thay vào đó, nó mang vẻ đẹp vừa gai góc nhưng lại vẫn xen nét mộng mơ lại giàu bản sắc văn hóa. A Lưới được nhiều người ví như một Đà Lạt thứ 2, hay như Tây Bắc của Huế.
Cảnh mây mù ở A Lưới khiến nhiều người liên tưởng tới một Đà Lạt thu nhỏ (Ảnh VOV).
Video đang HOT
Một số hình ảnh về khung cảnh yên bình tại A Lưới được du khách ghi lại(Ảnh Hello Pine).
Du khách có tài khoản Hello Pine chia sẻ: “Về A Lưới là về với ban sơ núi rừng. Mình đi trên con đường làng nho nhỏ trong tiếng suối chảy, gió reo, bao quanh là núi đồi xanh mướt mát. Đi A Lưới đi mọi người ơi. Đẹp lắm, bình yên, ban sơ lắm”.
Đúng như những gì du khách nhận xét, đến A Lưới, các trải nghiệm của du khách chủ yếu đều gắn liền với thiên nhiên, ví dụ như trekking, leo núi, cắm trại, picnic tự túc, tắm suối… Dưới đây là một số gợi ý về điểm đến cho du khách khi tới A Lưới.
1. Suối Par Le
Địa điểm đầu tiên được gợi ý là suối Par Le, nằm ở xã Hồng Hạ. Đây là nơi không chỉ được du khách mà còn được nhiều người bản địa yêu thích ghé thăm vào mùa hè. Nước tại suối trong veo, dưới suối có nhiều tảng đá to mang nhiều hình thù, sắc thái đặc biệt. Bao quanh quang cảnh suối là khu rừng nguyên sinh xanh mát… Nhiều người còn nhận xét, kể cả vào mùa mưa, nước suối Par Le không hề bị đục mà vẫn trong veo.
Ảnh Lữ hành Việt Nam.
2. Suối A Lin
Bên cạnh suối Par Le thì ở A Lưới còn có con suối mang tên A Lin cũng rất đáng để ghé thăm. Nơi đây còn được hình thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng A Lin, du khách vừa có thể trải nghiệm làn nước mát lành từ suối, vừa có thể hòa mình vào đời sống bản địa của một số hộ gia đình bản địa đang sinh sống tại đây.
3. Thác A Nor
Thác A Nor thực chất là một khu du lịch sinh thái cộng đồng bao gồm cả các homestay, cơ sở lưu trú và một số cảnh quan khác phục vụ cho việc du khách check in như cầu treo… Con thác A Nor nằm giữa khu, đổ từ trên cao, tung bọt trắng xóa. Du khách có thể tắm suối, ngâm mình trong suối hoặc trải nghiệm xông thảo dược của người địa phương hay thưởng thức những món đặc sản được chế biến tại chỗ.
Ảnh Nguyễn Thị Kim Chi.
Ảnh Hello Pine.
4. Khu du lịch sinh thái, cộng đồng A Roàng
Để tìm hiểu nhiều hơn về đời sống hay những hoạt động mang đậm nét văn hóa của cộng đồng người dân tộc, du khách có thể tìm đến KDL sinh thái, cộng đồng A Roàng. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những người Tà Ôi làm nông, đan lát, dệt thổ cẩm…
Sau đó tắm khoáng, ăn bữa cơm với những món đặc sản núi rừng như rau rừng, cá suối, heo nướng… Với những du khách yêu thích sự khám phá, có thể lựa chọn trekking rừng nguyên sinh A Roàng.
Ảnh Báo Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh 4 điểm đến cụ thể được chỉ ra như trên, du khách có dạo quanh, hít thở không khí trong lành ở A Lưới, tham quan, mua sắm tại những phiên chợ bản địa hay sạp hàng truyền thống địa phương… Hiện nay để tới A Lưới, du khách có thể tùy chọn phương tiện từ ô tô, xe máy cho đến xe khách, xe bus, rất thuận tiện.
Rừng ở Huế thuộc hệ cực quý hiếm của Đông Nam Á, cách thành phố 15km, du khách đến được gặp "Robinson"
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km, đây là cánh rừng ngập mặn nguyên sinh, mang vẻ đẹp huyền ảo, và được đánh giá là thuộc hệ "cực quý hiếm" còn sót lại ở Đông Nam Á.
Khi nhắc tới du lịch xứ Huế, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều du khách nhớ tới sẽ là vẻ cổ kính của những lăng tẩm, của Đại nội, Kinh thành Huế, vẻ thơ mộng, hiền hòa của dòng sông Hương, hay những món ăn bình dị như tạo nên nét đặc trưng như chè, cơm hến... Tuy nhiên, sự hấp dẫn của xứ Huế không chỉ dừng lại ở đó.
Nằm cách trung tâm thành phố một quãng đường, khoảng hơn 10km, có nhiều điểm đến mang vẻ đẹp tự nhiên, đang chờ du khách khám phá. Điểm đến sau đây là một ví dụ như vậy.Đó là rừng ngập mặn Rú Chá, nằm ở hạ nguồn sông Hương, thuộc địa phận thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thành phố Huế.
Ảnh UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để tới đây, du khách cần di chuyển khoảng 15km từ trung tâm thành phố. Không chỉ là rừng ngập mặn thông thường, theo thông tin trên cổng thông tin Thừa Thiên Huế, Rú Chá được đánh giá là rừng ngập mặn nguyên sinh thuộc hệ cực quý hiếm, duy nhất còn lại tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang - hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
Vì sao có cái tên "Rú Chá"?
Cái tên "Rú Chá" của khu rừng ngập mặn khiến nhiều du khách phải tò mò. Sở dĩ mang tên gọi như vậy là bởi, nơi đây sở hữu diện tích lớn, có thể nói là đa phần, là cây chá. Chữ "Rú" có nghĩa là rừng, còn chữ "Chá" chính là để chỉ cây chá. "Rú Chá" còn có thể gọi là rừng Chá.
Trước kia, diện tích của rừng ngập mặn Rú Chá chỉ vào khoảng 5ha. Trong đó có tới 90% là diện tích của cây chá. Sau này, rừng được mở rộng và phát triển hơn, diện tích lên tới 22ha. Nhiều loại cây khác cũng xuất hiện thêm bên cạnh cây chá, như đước, sú, vẹt, bần chua...
Cây chá - loại cây được nhắc tới trong cái tên "Rú Chá" của cánh rừng (Ảnh VinWonders)
Du khách khi đến Huế chưa nhiều người biết tới Rú Chá. Nơi đây chủ yếu đón nhiều những đoàn khách là thực tập sinh, nghiên cứu sinh, đến để tìm hiểu về rừng ngập mặn. Phải đến năm 2021, khi bức ảnh về rừng Rú Chà, được thực hiện bởi một tác giả người Việt, đạt giải Nhất cuộc thi ảnh quốc tế danh giá Drone Photo Awards 2021 (hạng mục Con người), địa điểm này mới trở nên nổi tiếng hơn, đặc biệt là với những du khách nước ngoài.
Bức ảnh Rú Chá của tác giả người Việt đạt giải trong cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế (Ảnh Bộ VH-TT&DL).
Rú Chá mùa thu - mùa thay lá
Mỗi thời điểm trong năm, rừng Rú Chá lại mang một vẻ đẹp riêng biệt. Như mùa xuân, hạ thì xanh mướt, mùa đông thì phủ một màu trắng kỳ ảo. Tuy nhiên mùa thu, bắt đầu từ khoảng giữa tháng 9 cho đến hết tháng 10 là khoảng thời gian được đánh giá Rú Chá đặc biệt nhất. Đó là mùa cả cánh rừng thay lá.
Cả một cánh rừng rộng lớn, đang từ tấm áo xanh tươi tốt của cỏ cây, sẽ dần sang một màu vàng ươm rực rỡ. Du khách có tài khoản D.Tiến, cũng là một người con đến từ Huế nhận xét, nếu có dịp ghé Huế vào mùa thu, đừng bỏ qua rừng Rú Chá. "Rừng Chá bắt đầu chuyển mình vào thu, thay lá, tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp".
Những hình ảnh về mùa thu ơ Rú Chá khiến nhiều du khách phải trầm trồ (Ảnh Tạp chí Du lịch, Khám phá Di sản) .
Chính vì vậy, du khách khi tới đây sẽ được tận mắt ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, bình yên lại hơi pha nét ma mị bởi những cây chá đan xen vào nhau. Cảnh tượng này ngỡ như trong truyện cổ tích hay trong những bức ảnh đã được chỉnh sửa. Ngoài ra, còn được hòa mình vào không gian thiên nhiên hoang sơ cùng tiếng chim muông, côn trùng ở khắp nơi, hay tiếng lá rừng xào xạc.
Du khách có thể chọn đi bộ, đạp xe, hoặc ngồi thuyền của người bản địa để khám phá rừng. Nếu đi bộ hay đạp xe, chỉ cần men theo con đường bê tông uốn lượn giữa rừng, xung quanh toàn là những rễ, gốc chá chằng chịt.
Du khách có thể đi bộ dạo quanh rừng... (Ảnh Báo NLD)
Ảnh Đài PT&TH Thừa Thiên Huế
Đạp xe cũng là hoạt động được yêu thích (Ảnh Khám phá Di sản).
Một vài năm trở lại đây, tại rừng Rú Chá, một đài quan sát bê tông còn mới được xây dựng, tọa lạc ngay khu vực trung tâm. Đây là địa điểm lý tưởng, phục vụ nhu cầu ngắm nhìn toàn cảnh Rú Chá từ trên cao của du khách. Đặc biệt vào buổi chiều tà, du khách có thể từ đây ngắm nhìn một hoàng hôn bình yên, thơ mộng, khi sắc cam đỏ của bầu trời hòa với sắc xanh của rừng cây, của sông nước mênh mông.
Đài quan sát - nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Rú Chá (Ảnh Báo Tài nguyên & Môi trường).
Đến rừng Rú Chá gặp "người giữ rừng"
Không chỉ thu hút bởi cảnh vật thiên nhiên, không khí trong lành, rừng Rú Chá còn hấp dẫn du khách bởi con người. Đó là một người đàn ông đặc biệt, được ví như "Robinson ở Rú Chá" hay "người giữ rừng".
Đó là ông Nguyễn Ngọc Đáp, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Tính đến nay, ông Đáp đã cùng vợ chuyển vào sinh sống tại Rú Chá được hơn 40 năm. Theo thông tin trên Báo Tài Nguyên và Môi trường, ông là người góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ những cây chá trong rừng.
Vợ chồng ông Đáp (áo cam - áo xanh nước biển) ở rừng Rú Chá (Ảnh Tạp chí Môi trường và Đô thị).
Nơi ở của vợ chồng ông Đáp (Ảnh Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật).
Du khách tới Rú Chá có thể liên hệ với vợ chồng ông Đáp, có cơ hội thưởng thức bữa cơm dân dã mang đậm nét miền sông nước với các loài tôm cá có sẵn, hay lắng nghe, tìm hiểu về nhiều câu chuyện xung quanh cây chá nói riêng và cả cánh rừng nguyên sinh nói chung.
Có thể thấy, rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá xứng đáng là điểm đến được biết tới nhiều hơn ở Huế. Ngoài ra, không chỉ là điểm du lịch sinh thái tiềm năng, khu rừng còn đóng vai trò quan trọng trong khía cạnh đa dạng sinh học, được đánh giá là "bức bình phong" trấn lũ, bảo vệ mùa màng, dân cư tại xã Hương Phong mùa mưa bão.
Điều gì khiến Đà Lạt trở thành thiên đường hoa của các nàng? Đà Lạt, thành phố ngàn hoa, luôn biết cách làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp ngọt ngào, lãng mạn. Hoa ở đây không chỉ khoe sắc rực rỡ trên những con đường, ngóc ngách mà còn mang đến một hương thơm dịu nhẹ, khiến du khách cảm thấy như đang lạc vào một khu vườn cổ tích. Dừng chân bên "thành...