Nỗi ám ảnh của đứa con tội lỗi
Chỉ đến khi đứng trước vành móng ngựa, bị cáo mới thấm thía tình yêu thương vô bờ của cha ẩn sau những lời la mắng, răn đe…
Phiên tòa xét xử vụ án giết người đối với bị cáo N.P.L (SN 1991, ngụ quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hôm ấy vắng hoe. Đại diện hợp pháp cho người bị hại và bị cáo đều ngồi chung một hàng ghế. Sau lưng họ là một khoảng trống mênh mông…
Bị cáo L. tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Đà Nẵng.
Đâm cha 37 nhát dao
Năm 2010, mẹ của L. bỗng mắc chứng tâm thần, không kiểm soát được hành vi, nửa mê nửa tỉnh. Cha L. làm bảo vệ cho một công ty có trụ sở tại quận Liên Chiểu, đồng lương khiêm tốn nên khá chật vật khi phải nuôi vợ và 2 con trai đang tuổi ăn học. Thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của gia đình L., bà N.Đ.M.U, giám đốc công ty nơi cha L. làm bảo vệ, đã dành một phần đất trống để họ trồng trọt, chăn nuôi kiếm thêm thu nhập.
Thấy một mình cha khó kham nổi kinh tế gia đình, L. quyết định bỏ việc học ở trường cao đẳng về nhà trồng ngô, nuôi heo rừng và vịt. Do việc làm ăn không thuận lợi, bị thua lỗ, L. nhiều lần bị cha nặng lời.
Video đang HOT
Chiều 1/4, L. lại bị cha mắng. Giận cha, L. im lặng bỏ đi cuốc đất. Đang làm việc giữa chừng, hình ảnh về người cha luôn la mắng, trách móc hiện ra khiến nỗi bực tức dâng trào, L. nhặt mấy viên đá, lận 2 con dao đi… giết ông cho hả giận. Ra đến cổng, thấy cha nói chuyện với bà giám đốc công ty, L. vác đá ném vào người ông. Khi cha L. bỏ chạy, anh ta liền đuổi theo, dùng dao đâm liên tiếp cho đến khi ông gục ngã.
Theo kết quả giám định pháp y, nạn nhân bị đâm chết bởi 37 nhát dao, trong đó có nhiều nhát gây thủng phổi, thủng tim.
“Cha thương con nhiều lắm…”
Đến dự phiên tòa, cô ruột L. cho biết sau khi vụ án xảy ra, bệnh tình của mẹ L. càng nặng hơn. “Cô ấy suốt ngày đi lang thang như kẻ không nhà. Nhiều lúc ở ngoài đường, cô ấy xé toạc quần áo đang mặc. Cô ấy đau quá, có mê cũng nhận biết được nỗi đau con giết cha. Gia đình tan nát còn đâu…”- cô ruột của L. nấc nghẹn.
Bà cho biết L. vốn hiền lành, sống lầm lũi, ít nói. Có lẽ vì vậy mà những uất ức trong lòng, L. không biết tâm sự cùng ai, dẫn đến trong phút nông nổi, anh ta đã gây nên tội tày đình. Bà xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để L. sớm được về hương khói chuộc lỗi với cha và nuôi mẹ tâm thần.
Từ đầu đến cuối phiên tòa, em trai của L. cứ ngồi cúi đầu, câm lặng. Giờ nghị án, một anh cảnh sát dẫn giải bị cáo đến chuyển lời nhắn của L.: “Cố gắng sống tốt, đừng gục ngã vì anh”. Chưa kịp nghe hết câu, người em trai đã òa khóc. “Bây giờ, em không còn giận mà thấy thương anh ấy quá. Chắc anh ấy còn đau hơn em. Làm sao mà chịu được nỗi ám ảnh, dằn vặt khi mà chính tay mình đã giết chết cha?” – em của L. thổn thức.
Dù không được hỏi đến nhưng bà N.Đ.M.U vẫn xin được nói vài lời trước khi HĐXX vào nghị án. Bà U. trải lòng: “L. ơi, con đừng hiểu lầm cha mình. Ông la mắng không phải vì ghét con mà vì thương con đó”. Theo lời bà U., nhiều lần cha L. tâm sự với bà về chuyện gia đình, nhất là chuyện của L. Ông nhờ bà U. tuyển L. vào làm bảo vệ tại công ty để ổn định cuộc sống rồi cưới vợ, sinh con. “Cha con bảo có vậy ông mới yên lòng được. Ông ấy quan tâm và thương con nhiều nên mới la mắng để con tự rèn luyện nên người đó” – bà nhắn nhủ.
Bà U. vừa nói xong, L. ôm mặt khóc. Có lẽ đến lúc này, L. mới thực sự nhận ra tình thương của cha dành cho mình bao la đến nhường nào.
Bản án nhân văn Dù bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng, như: giết người có tính chất côn đồ, giết người sinh ra mình… nhưng HĐXX TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt L. mức án tù chung thân. Bên lề phiên xử, một thẩm phán tâm sự: “Hành vi của L. rất đáng bị trừng phạt nghiêm khắc bằng bản án tử hình. Tuy nhiên, vụ án xảy ra đã khiến cả gia đình người bị hại lẫn bị cáo rơi vào khốn cùng. Nếu tử hình bị cáo, e là làm tăng thêm nỗi đau đớn, mất mát cho gia đình họ và càng khiến vụ án thêm nặng nề. Chi bằng mở cho bị cáo một lối đi mới để gia đình họ cảm thấy còn một lối thoát. Đó vừa là mong muốn không chỉ của những người đang ở đây mà còn là của người đã quá cố để xoa dịu một phần nỗi đau trong họ”.
Theo Bích Vân (Người Lao Động)
Bản án nghiêm khắc cho nhóm côn đồ dùng súng bắn người
Nghi ngờ có người rú ga xe máy nổ lớn để chọc tức mình, Hiếu đã huy động nhóm đối tượng dùng hung khí đánh và bắn người trả thù...
Ngày 19-8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo Phạm Thanh Hiếu (SN 1988, trú tổ 77, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Hồ Ngọc Hoàng (SN 1988, Tổ 137, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng); Nguyễn Quang Thẩm (SN 1990, Tổ 138, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng); Mai Xuân Trí (SN 1996; trú tổ 16, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Phạm Văn Thìn (trú tổ 18, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Phạm Thành Long (SN 1992; trú tổ 18, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng); Hoàng Đình Hòa (SN 1986; trú K298/0 Lê Duẩn, tổ 02 phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng); Nguyễn Vĩnh Nhân (SN 1985; trú tổ 32, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) và Lê Đặng Hải Triều (SN 1993; trú tổ 19, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) về tội "Giết người" theo khoản 1 Điều 193 BLHS.
Các bị cáo trước vành móng ngựa.
Vào khoảng 22h ngày 26-02-2013, Hiếu, Trí, Thẩm và một thanh niên tên Vinh (không xác định lai lịch) đang ngồi uống bia tại quán Anh Thanh trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh nhìn thấy 2 thanh niên (không xác định được) đi xe máy chạy ngang qua, rú ga lớn. Đến khoảng 22h30' cùng ngày thì nhóm của Hiếu không ăn nhậu nữa ra về, khi đi ngang qua quán bà Phan Thị Duy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì nhìn thấy Lê Tiến Dũng, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dũng, Lê Tuấn Anh, Vũ và một người con gái tên Hằng (không xác định lai lịch) đang ngồi nhậu tại đây. Nghĩ rằng trong nhóm thanh niên này trước đó có người rú ga xe máy nổ lớn để chọc tức mình, Phạm Thanh Hiếu vào quán bà Duy gây gổ, thì bị Tiến Dũng, Hồng Dũng, Văn Dũng, Tuấn Anh dùng bàn, ghế nhựa, ly thủy tinh trong quán đuổi đánh Hiếu, Hiếu, Thẩm và Trí bỏ chạy. Nhóm của Tiến Dũng trở vào quán bà Duy tiếp tục ăn nhậu.
Khi về đến nhà mình, Hiếu gọi điện thoại cho Hồ Ngọc Hoàng bảo Hoàng huy động lực lượng để đánh nhóm bạn của Dũng trả thù. Lúc này Hồ Ngọc Hoàng, Hoàng Đình Hòa, Nguyễn Vĩnh Nhân và Lê Đặng Hải Triều đang ăn nhậu tại quán karaoke Quỳnh Anh; Hoàng rủ cả nhóm cùng đi rồi bảo Triều lấy 2 cây đao giấu dưới yên xe máy chở Hòa, bảo Nhân dùng xe máy chở Hoàng về nhà, Hoàng vào nhà lấy khẩu súng giấu trong người rồi cả 4 tên cùng đi đến nhà Hiếu.
Sau khi gọi điện thoại cho Hoàng, Hiếu gọi điện thoại cho Nguyễn Quang Thẩm bảo Thẩm rủ thêm người đi đánh nhau với nhóm của Dũng, Thẩm nhận lời và rủ thêm Mai Xuân Trí, Phạm Văn Thìn, Phạm Thành Long; Thẩm mang theo 01 cây kiếm đi đến nhà Hiếu. Sau khi tập trung đông đủ, Hiếu kể việc bị nhóm Tiến Dũng đuổi đánh Hiếu cho đồng bọn nghe và thống nhất cùng đi đánh Dũng trả thù cho Hiếu. Hiếu cầm một cây đao, Hòa cầm 1 cây đao, Thẩm cầm 1 cây kiếm, Long cầm 1 gậy tre dùng 4 chiếc xe máy chở đồng bọn đến quán nhậu bà Duy. Lúc này khoảng 23h30', Hiếu, Hòa, Thẩm, Long tay cầm hung khí xông đến đánh nhóm Lê Tiến Dũng, Văn Dũng, Hồng Dũng, Tuấn Anh. Hồ Ngọc Hoàng rút súng bắn 3 phát về phía nhóm của Dũng. Lê Tiến Dũng bị trúng một phát đạn vào vùng ổ bụng. Hậu quả gây thương tích 75%.
Do bị đánh và bị bắn trúng đạn trọng thương nên nhóm Tiến Dũng bỏ chạy và đưa Dũng đi cấp cứu; Nhóm của Hiếu chở nhau đi đến quán karaoke Quỳnh Anh, tại đây Hồ Ngọc Hoàng bảo Triều mang 2 cây đao, 1 cây kiếm vào quán karaoke cất giấu, sau đó tất cả vào phòng 102 quán karaoke Quỳnh Anh để ăn nhậu. Lúc này Hồ Ngọc Hoàng lấy trong người ra 1 khẩu súng, tháo ổ chứa đạn lấy 3 vỏ đạn ra ngoài bỏ vào hầm cầu, rồi giấu súng vào trong kẽ thành ghế phòng hát karaoke quán Quỳnh Anh. Sau khi ăn nhậu xong Phạm Thanh Hiếu bảo đồng bọn về riêng Hiếu bỏ trốn. Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 284/PY ngày 29-8-2013 của TTPY-ĐN kết luận Lê Tiến Dũng bị vết thương thấu bụng, thủng đại tràng 2 lỗ và thủng ruột non 4 lỗ, tỷ lệ thương tích là 75%. Sauk hi vụ việc xảy ra, gia đình các bị cáo Hiếu, Hoàng, Triều, Hòa, Long, Thìn đã bồi thường cho Lê Tiến Dũng số tiền 46.500.000đ, Lê Tiến Dũng không yêu cầu gì thêm đồng thời có đơn bãi nại xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
HĐXX nhận thấy chỉ vì chấp nhặt những điều nhỏ nhen để thỏa mãnh tính "ngông" các bị cáo đã có hành vi phạm tội mang tính chất côn đồ, đặc biệt nghiêm trọng, coi thường pháp luật. Hành vi này không nhưng gây nguy hiểm đến tính mạng người khác mà còn làm mất ANTT trên địa bàn, vì vậy cần có bản án nghiêm khắc, HĐXX đã tuyên bị cáo Phạm Thanh Hiếu 14 năm tù; Hồ Ngọc Hoàng 14 năm tù; Nguyễn Quang Thẩm 11 năm tù; Mai Xuân Trí 4 năm tù; Phạm Văn Thìn 7 năm tù; Nguyễn Thành Long 8 năm tù; Hoàng Đình Hòa 10 năm tù; Nguyễn Vĩnh Nhân 7 năm tù và Lê Đặng Hải Triều 5 năm tù.
Theo Công lý
Cậu nghiện 'phim đen', biến cháu gái thành nô lệ tình dục Bỏ học sớm, nghiện phim "đen" nên mới 16 tuổi, Nguyễn Văn Nam (SN 1991, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã hại đời chính cháu gái mình suốt 6 năm trời. Tuổi thơ kinh hoàng của bé gái Cô bé Trần Thị Nga (SN 1999, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) ra đời không biết cha mình là...