‘Nợ miễn dịch’ khiến gia tăng số trẻ mắc bệnh sau COVID-19

Theo dõi VGT trên

Thời gian gần đây, số bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Theo các chuyên gia, hậu COVID-19 khiến nhiều trẻ “ nợ miễn dịch” và có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em.

'Nợ miễn dịch' khiến gia tăng số trẻ mắc bệnh sau COVID-19 - Hình 1

Bệnh nhi chờ khám tại Bệnh viện Nhi trung ương – Ảnh: D.LIỄU

Tại Hội thảo “ Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh đưỡng” ở Đại học Y Hà Nội tổ chức từ ngày 14 đến 15-11, các chuyên gia nhận định hậu COVID-19 khiến nhiều trẻ “nợ miễn dịch”, gây nên tình trạng bệnh nhi gia tăng.

Bệnh nhi gia tăng do “nợ miễn dịch”

Trong thời gian vừa qua, ghi nhận trẻ nhập viện do mắc adenovirus, cúm A, cúm B… gia tăng đáng báo động. Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận hơn 3.130 ca mắc adenovirus từ đầu năm đến nay, trong đó có 9 ca trẻ tử vong, bao gồm bệnh nhi không có tiền sử bệnh nền.

Hay mới đây, hơn 700 trẻ tại một huyện ở tỉnh Bắc Kạn phải nghỉ học do mắc cúm B. Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài.

Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy – chủ nhiệm bộ môn nhi, Trường đại học Y Hà Nội – cho biết, nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và vi rút một cách thường xuyên.

Cụ thể ở trẻ em, miễn dịch tự nhiên được hình thành sau khi tiếp xúc với vi rút và vi khuẩn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc xây dựng khả năng miễn dịch qua tiếp xúc thông thường này bị hạn chế, thậm chí là dừng lại khi COVID-19 bùng phát. Điều này dẫn đến hầu hết các trẻ gặp phải tình trạng nợ miễn dịch hoặc thiếu kích thích miễn dịch do tiếp xúc giảm sút.

Bác sĩ Thúy cho rằng dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm COVID-19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên.

“Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm làm tăng các phản ứng viêm quá mức. Đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ”, bác sĩ Thúy nhấn mạnh.

Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong đào thải vi rút và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm COVID-19, trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15,5%. Như vậy, dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm COVID-19, vi rút này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Video đang HOT

Bảo vệ trẻ như thế nào?

Theo bác sĩ Thúy, trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bác sĩ Thúy thông tin thêm các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T – giúp chống lại sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

“Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 – 2020 tỉ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại”, bác sĩ Thúy chỉ rõ.

Bà Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho biết việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là biện pháp quan trọng để nâng cao hệ miễn dịch.

“Cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn hằng ngày, đa dạng món ăn và các nhóm chất theo tháp dinh dưỡng. Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến vận động cho trẻ, cho trẻ chơi những môn thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe”, bà Lâm nói.

Mùa mưa bão, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, trong đó hay gặp nhất là bệnh đau mắt đỏ.

Vậy làm thế nào để phòng bệnh đau mắt đỏ mùa mưa bão là vô cùng quan trọng.

Mùa mưa bão, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ - Hình 1
11 điều không thể bỏ qua về bệnh đau mắt đỏ

Trẻ em thường nhậy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn một phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển.

Nguyên nhân đau mắt đỏ dễ mắc trong mùa mưa bão

Có nhiều nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp như nhiễm trùng, dị ứng, do hóa chất hoặc các tác nhân vật lý... nhưng hay gặp nhất là 2 nhóm nguyên nhân: Vi khuẩn và virus với các biểu hiện lâm sàng khác nhau, trong đó 80% là do Adenovius.

Chính vì vậy, viêm kết mạc cấp chủ yếu lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp với dử mắt của bệnh nhân qua tay bệnh nhân, tay người tiếp xúc với bệnh nhân không được vệ sinh sạch sẽ hoặc qua các vật dụng trung gian như: Tay nắm cửa, đồ chơi, chăn gối, khăn mặt, chậu rửa, bát, đũa...

Đường lây thứ hai là qua hơi thở và nước bọt người bệnh có mang mầm bệnh, như nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi... Vì vậy, bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch ở nơi đông dân cư như các trường học, doanh trại, ký túc xá...

Đặc biệt, có một hình thức lây lan rất mạnh đó là qua nguồn nước. Thực tế cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm như: Ao, hồ, sông, suối, bể bơi... nhất là khi vào mùa mưa, lũ lụt thì nguy cơ nhiễm bẩn là rất cao. Không chỉ gây ra bệnh đau mắt đỏ mà còn có thể gây ra các bệnh như nấm da chân, hắc lào, nhiễm trùng da...

Nếu một người bị viêm kết mạc cấp đi tắm ở sông, suối, ao, hồ, vi trùng, virus gây bệnh sẽ tồn lưu trong nước một thời gian và lây truyền cho những người khác.

Đau mắt đỏ có diễn biến ra sao?

Bệnh đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sau đó có các biểu hiện cộm như có cát trong mắt. Mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Người bệnh sẽ sưng nề hai mi mắt, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu. Một số trường hợp viêm kết mạc cấp do virus có thể kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, khò khè, sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau.

Nếu viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi mới thấy) gây sưng húp mi mắt, loét trợt biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể kèm theo xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.

Mùa mưa bão, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ - Hình 2

Bệnh đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm trùng, dị ứng, virus, vi khuẩn...

Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, thông thường sẽ giảm dần các triệu chứng và hết sau 5 - 7 ngày. Có trường hợp bị biến chứng viêm giác mạc (lòng đen) sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trường hợp này nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây loét giác mạc rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới thị lực lâu dài.

Xử trí đúng khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt, được điều trị khá đơn giản bằng các thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ và toàn thân. Việc sử dùng liều lượng bao nhiêu, loại thuốc gì để phù hợp với từng người bệnh là do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, vì nếu điều trị không đúng chỉ định và không kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của bệnh nhân.

Bởi vậy, nếu có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần tới khám và điều trị tại các bác sĩ chuyên khoa mắt để được hướng dẫn điều trị đúng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc theo mách bảo hoặc dùng thuốc của người này điều trị cho người khác, đặc biệt là những thuốc có chất Corticosteroid khi không có chỉ định của bác sĩ. Không nên xông mắt bằng các loại thuốc, lá cây để tránh làm bệnh nặng thêm.

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phụ trợ trong quá trình điều trị như sau:

Có thể chườm lạnh lên mắt làm giảm đau và khó chịu.

Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mắt và làm mềm lông mi, nhất là vào buổi sáng.

Có thể dùng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt kháng Histamin nếu bệnh nhân ngứa mắt nhiều.

Cần ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng như nước cam, chanh...

Mùa mưa bão, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ - Hình 3

Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt được điều trị khá đơn giản bằng các thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ.

Phòng bệnh đau mắt đỏ mùa mưa bão

Để phòng chống đau mắt đỏ mùa mưa bão và cách tốt nhất để ngăn ngừa đau mắt đỏ bùng thành dịch chính là chủ động phòng chống bằng các biện pháp liên quan tới vệ sinh cá nhân, lựa chọn nguồn nước bằng cách:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bao gồm: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi đi ở ngoài trời về hay tiếp xúc với các bề mặt ở nơi công cộng. Rửa mặt hàng ngày, không dùng chung khăn mặt. Rửa mắt, mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý...

Thường xuyên vệ sinh, làm sạch đồ dùng gia đình, của người bị bệnh. Hạn chế thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, kính mắt, thuốc nhỏ mắt... Nhất là khi nghi ngờ người xung quanh đang có biểu hiện của đau mắt đỏ.

Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, người dân cần sử dụng kháng sinh tra mắt để chống nhiễm khuẩn như dung dịch Cloroxit 0,4%. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thứcBé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thức
18:38:48 02/12/2024
Tác hại khi đốt nến thơm trong nhàTác hại khi đốt nến thơm trong nhà
10:57:35 02/12/2024
Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?
10:51:25 02/12/2024
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhấtMẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất
08:52:37 03/12/2024
Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?
20:17:26 03/12/2024
Những người không nên ăn đậu rồngNhững người không nên ăn đậu rồng
06:22:14 04/12/2024
Hết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vúHết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vú
07:41:31 03/12/2024
5 loại thực phẩm lành mạnh có thể âm thầm gây tăng cân5 loại thực phẩm lành mạnh có thể âm thầm gây tăng cân
07:46:36 03/12/2024

Tin đang nóng

MC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con traiMC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con trai
23:16:48 03/12/2024
Hàn Quốc: Tài tử 32 tuổi đột ngột qua đời sau một cơn ngừng timHàn Quốc: Tài tử 32 tuổi đột ngột qua đời sau một cơn ngừng tim
22:03:03 03/12/2024
5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?
23:14:16 03/12/2024
Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2025: "Tôi mong muốn tiếp nối sứ mệnh của chị Jennifer Phạm"Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2025: "Tôi mong muốn tiếp nối sứ mệnh của chị Jennifer Phạm"
07:07:48 04/12/2024
Hoa hậu Ý Nhi sau khi "dao kéo": Sắc vóc nóng bỏng, chuyện tình cảm ra sao?Hoa hậu Ý Nhi sau khi "dao kéo": Sắc vóc nóng bỏng, chuyện tình cảm ra sao?
22:09:19 03/12/2024
Nam diễn viên Trung Quốc bị cười chê vì mặc đồ nữ tính, trang điểm lòe loẹtNam diễn viên Trung Quốc bị cười chê vì mặc đồ nữ tính, trang điểm lòe loẹt
22:05:52 03/12/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyệnHoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện
23:21:48 03/12/2024
Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờCụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ
22:25:45 03/12/2024

Tin mới nhất

5 thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày

5 thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày

05:58:21 04/12/2024
Thực phẩm này có thể là thứ bạn yêu thích nhưng nó cũng gây khó chịu cho người bị loét dạ dày. Tốt nhất, bạn nên đợi cho đến khi vết loét lành lại rồi bạn mới có thể thưởng thức chocolate.
Chế độ ăn cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản

Chế độ ăn cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản

05:55:48 04/12/2024
Các món ăn gây khó tiêu có thể khiến gan hoạt động quá mức và làm tổn thương các tế bào gan như thịt đỏ cũng như bất kỳ loại thịt chế biến sẵn hoặc xúc xích, khoai tây chiên, thực phẩm chiên rán...
Bệnh Alzheimer có thể được điều trị nhờ một ca phẫu thuật cổ đơn giản

Bệnh Alzheimer có thể được điều trị nhờ một ca phẫu thuật cổ đơn giản

05:52:58 04/12/2024
Bệnh Alzheimer nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất trí nhớ là một chứng rối loạn não bộ dần dần phá hủy trí nhớ và khả năng tư duy, và cuối cùng là khả năng thực hiện những nhiệm vụ đơn giản nhất.
Nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ khiến hai trẻ ngộ độc

Nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ khiến hai trẻ ngộ độc

05:47:20 04/12/2024
Nhờ sự can thiệp tích cực của đội ngũ y bác sĩ, chỉ sau hơn một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của hai trẻ đã ổn định và được xuất viện an toàn.
Triệu chứng cảnh báo sớm khi thận mất chức năng

Triệu chứng cảnh báo sớm khi thận mất chức năng

05:44:30 04/12/2024
Ngược lại, ông cho hay nếu những nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ sớm, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao do những biến chứng của suy thận.
Vỏ quýt tốt cho tiêu hóa, hô hấp

Vỏ quýt tốt cho tiêu hóa, hô hấp

05:36:02 04/12/2024
Trần bì giúp cho việc bài tiết tích khí ở trường vị thuận lợi, thúc đẩy bài tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa (mạnh dạ dày); kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch bài tiết (trừ đờm).
Cơn ho lâu ngày cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Cơn ho lâu ngày cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

21:17:25 03/12/2024
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, lây qua đường không khí và thường ảnh hưởng đến phổi. Chỉ khoảng 5-10% người nhiễm vi khuẩn lao phát triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời.
Bộ Y tế: Kiểm soát triệt để bệnh sốt xuất huyết không đơn giản

Bộ Y tế: Kiểm soát triệt để bệnh sốt xuất huyết không đơn giản

21:15:13 03/12/2024
Ông Đức cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là sản xuất ra được vaccine để giúp cơ thể kháng lại virus. Trong những năm gần đây, thế giới đã có vaccine sốt xuất huyết và Việt Nam đã cấp phép cho loại vaccine này.
Nguồn dinh dưỡng 'không ngờ' từ vỏ của nhiều loại rau củ và trái cây

Nguồn dinh dưỡng 'không ngờ' từ vỏ của nhiều loại rau củ và trái cây

20:26:18 03/12/2024
Theo National Geographic, các nghiên cứu cho thấy vỏ của một số loại trái cây và rau củ chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn và hóa chất chống bệnh tiểu đường, tình trạng viêm và ung thư.
Xét nghiệm máu hứa hẹn cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer

Xét nghiệm máu hứa hẹn cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer

20:22:19 03/12/2024
Trong quá trình kiểm tra hơn 1.200 bệnh nhân có vấn đề trí nhớ, các nhà khoa học nhận thấy rằng, xét nghiệm máu APS2 xác định đúng bệnh Alzheimer trong 88%-92% trường hợp.
Ghi nhận trường hợp tử vong thứ 4 do bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh

Ghi nhận trường hợp tử vong thứ 4 do bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh

20:19:30 03/12/2024
Trong đó, đa số quận, huyện báo cáo đã hoàn thành trên 100% chỉ tiêu tiêm chủng. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo cần tiếp tục rà soát để đảm bảo không bỏ sót trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đầy đủ.
4 nhóm người 'đại kỵ' với mật ong

4 nhóm người 'đại kỵ' với mật ong

20:14:41 03/12/2024
Đối với một số người đang dùng thuốc hạ sốt, thuốc cảm có thành phần hạ sốt, mật ong sẽ tương tác với thuốc khiến cơ thể giảm tốc độ hấp thụ thuốc và ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc chiến khốc liệt của binh sĩ Ukraine bám trụ ở Kursk

Cuộc chiến khốc liệt của binh sĩ Ukraine bám trụ ở Kursk

Thế giới

07:55:15 04/12/2024
Pháo kích suốt ngày đêm, đối phương áp đảo về lực lượng là những thách thức mà các binh sĩ Ukraine phải đối mặt sau khi đột kích và tìm cách bám trụ ở tỉnh Kursk của Nga.
Nữ NSƯT giải nghệ lấy chồng Việt kiều

Nữ NSƯT giải nghệ lấy chồng Việt kiều

Sao việt

07:51:05 04/12/2024
Tôi đi để chọn sự bình an. Tôi chọn cho mình một khu vườn, một góc nhỏ để đọc kinh, tu tập - NSƯT Phương Hồng Thủy chia sẻ.
Du lịch mùa đông 2024: Trải nghiệm Top điểm đến lạnh nhất 'xứ nóng' Pakistan

Du lịch mùa đông 2024: Trải nghiệm Top điểm đến lạnh nhất 'xứ nóng' Pakistan

Du lịch

07:48:22 04/12/2024
Pakistan được tạp chí du lịch Mỹ Travel & Leisure tư vấn là một trong những điểm đến hấp dẫn, du khách nên đưa vào lịch trình năm 2024 sau khi các tour du lịch theo đoàn gia tăng trở lại tới đất nước
Xác định nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Xác định nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Pháp luật

07:48:17 04/12/2024
Sau khi nắm bắt thông tin, lực lượng cảnh sát giao thông vào cuộc điều tra và xác định bà H. ở Lâm Đồng lái ô tô chạy ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn.
Mặt mộc và body tuổi 48 của mỹ nhân phim "Sex is Zero" gây kinh ngạc

Mặt mộc và body tuổi 48 của mỹ nhân phim "Sex is Zero" gây kinh ngạc

Sao châu á

07:10:25 04/12/2024
Ham So Won khiến dân tình xuýt xoa vì làn da trắng hồng, căng mịn không chút tì vết. Nữ diễn viên thường xuyên uống collagen, nước lọc và chăm đắp mặt nạ.
Xót xa hình ảnh cuối cùng của mỹ nam Hàn vừa đột ngột qua đời ở tuổi 32

Xót xa hình ảnh cuối cùng của mỹ nam Hàn vừa đột ngột qua đời ở tuổi 32

Hậu trường phim

06:55:45 04/12/2024
Thời điểm hiện tại, cái chết đột ngột của nam diễn viên 32 tuổi Park Min Jae vẫn chưa khiến người hâm mộ hết bàng hoàng.
Mỹ nhân lột xác ngoạn mục nhờ đôi bàn tay đặc biệt giúp cô trở thành "sách giáo khoa diễn xuất"

Mỹ nhân lột xác ngoạn mục nhờ đôi bàn tay đặc biệt giúp cô trở thành "sách giáo khoa diễn xuất"

Phim châu á

06:42:43 04/12/2024
Nữ diễn viên được đánh giá cao về khả năng diễn xuất và sự chuyên nghiệp và vô tình vạch trần sự lười biếng giả tạo của hàng loạt ngôi sao khác.
Trứng chiên mãi cũng chán, đem nấu kiểu này với thịt băm được món nóng hổi, mềm béo cực giàu dinh dưỡng

Trứng chiên mãi cũng chán, đem nấu kiểu này với thịt băm được món nóng hổi, mềm béo cực giàu dinh dưỡng

Ẩm thực

06:14:09 04/12/2024
Thỉnh thoảng bạn hãy thử đổi khẩu vị cho gia đình bằng cách biến tấu, nấu món trứng vừa ngon lại lạ miệng này xem sao nhé.
Britney Spears trở lại cuộc sống độc thân ở tuổi 43

Britney Spears trở lại cuộc sống độc thân ở tuổi 43

Sao âu mỹ

06:08:57 04/12/2024
Bảy tháng sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn với chồng cũ, Britney Spears được tuyên bố là người độc thân vào đúng dịp sinh nhật tuổi 43.
Tài tử 'Nhiệm vụ bất khả thi' tái xuất ấn tượng với 'Paris thất thủ'

Tài tử 'Nhiệm vụ bất khả thi' tái xuất ấn tượng với 'Paris thất thủ'

Phim âu mỹ

06:07:46 04/12/2024
Sean Harris thu hút sự chú ý khi hóa thân thành trùm phản diện trong loạt phim hành động Paris thất thủ thuộc vũ trụ Has Fallen .
Con gái qua đời vì tai nạn, mẹ vợ tìm mọi cách giữ chân con rể ở lại và kế hoạch của bà đã thành công

Con gái qua đời vì tai nạn, mẹ vợ tìm mọi cách giữ chân con rể ở lại và kế hoạch của bà đã thành công

Góc tâm tình

05:55:06 04/12/2024
Tôi sợ bị người ngoài dị nghị khi con rể sống cùng nhà với mẹ vợ nên muốn ra ở riêng nhưng bà không cho. Vợ từng kể cho tôi nghe về người bố chẳng ra gì.